Hệ thống phanh cơ điện tử

Một phần của tài liệu Xác định cơ sở lý thuyết nâng cao hiệu quả phanh ô tô (Trang 64 - 69)

Hiện người ta đã chế tạo các hệ thống phanh cơ điện tử để nâng cao hiệu quả phanh.

3.5.1Hệ thống phanh Điện-Thủy lực (EHB ElecktroHydraulische Bremsensystem): Hệ thống phanh này có ba bộ phận là mô đun pedal mô phỏng di chuyển chân phanh; cụm van thủy lực điện từ; 4 cơ cấu phanh truyền thống (hình 3.23b); sơ đồ điều khiển như hình (2.23a). Về nguyên tắc, mô đun pedal tạo tín hiệu phanh, điều khiển cấp áp cho các cơ cấu phanh, xem hình (3.24).

Hình 3.24a Hệ thống phanh EHB

3.5.2 Hệ thống phanh Cơ-Điện (EMB:ElecktroMechanische Bremsensystem)

Hệ thống phanh EMB là hệ thống phanh sạch, chỉ có điện là nguồn năng lượng chuyển hóa ra mô men cơ trong bánh xe, hinh (3.25). Để nâng cao động lực học ô tô, người ta có xu hướng phát triển ô tô cơ điển tử: tất cả các bánh xe đều truyền động độc lập, phanh độc lập, lái độc lập, treo độc lập và truyền dẫn băng điện “X-by-Wire”, hình( 3.26).

KẾT LUẬN

Hiệu quả phanh là yếu tố quan trọng trong hệ thống an toàn tích cực. Đề tài đã nghiên cứu động lực học phanh ô tô với 2 mô hình là (i) không trượt và (ii) có trượt. Hai mô hình đó đã lột tả bản chất phanh ô tô và đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phanh ô tô. Từ đó đã nghiên cứu tổng quan các giải pháp sử dụng, kết cấu nhằm nâng cao hiệu quả phanh ô tô. Các giải pháp đó là:

(i) Thiêt kế cơ cấu phanh hợp lý, có khả năng điều chỉnh khe hở má phanh tự động, giải quyêt vấn đề tản nhiệt cho cơ cấu phanh.

(ii) Điều hòa lực phanh truyền thống; hướng tới phân bố mô men phanh

điện tử.

(iii) ABS/TCS.

(iv) Hệ thống phanh cơ điện tử và vai trò của nó trong ô tô thông minh.

Khi mà số lượng ô tô lưu thông trên đường tăng cũng kéo theo các vấn đề về tai nạn giao thông do ô tô có thể gây ra. Trước nhu cầu thực tế trên, đề tài đã được chọn nghiên cứu là Nghiên cứu tổng quan về “phanh ô tô” để hiểu về bản chất chuyển động và cơ sở thiết kế các cụm cơ điện tự ô tô. Trong thời gian làm luận văn, tác giả đã có nhiều cố gắng tích cực và chủ động học hỏi, vận dụng các kiến thức đã được học và tìm hiểu các kiến thức mới. Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Đỗ Tiến Minh và các thầy trong Bộ môn ô tô và xe chuyên dụng, Viện Cơ khí động lực, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đề tài đã được hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. Mặc dù hết sức cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn này khó tránh khỏi một vài sai sót, em mong nhận được sự chỉ bảo thêm của các thầy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Rolf Isermann (2006): Fahrdynamik-Regelung, nxb Vieweg ATZ/MTZ- Fachbuch, http://www.vieweg.de

[2] Raesh Rajamani (2006): Vehicle Dynamics and Control, nxb Springer USA

[3] Bernd H./Metin E.(2008): Fahrwerkhandbuch, nxh Vieweg-Teubner, http://www.viewegteubner.de

[4] Wallentowitz/Reif (2006) Handbuch Kraftfahrzeugelektronik, nxb

Vieweg ATZ/MTZ- Fachbuch, http://www.vieweg.de

[5] Wallentowitz/Mítschke (2004):Dynamik der Kraftfahrzeuge, nxb Springer, http://www.springer.de

[6] Ryszard Andrzejewski (2005): Nonlinear Dynamics of a Wheeled Vehicle, nxb Springer USA, http://www.springeronline.de

[7] Winner Hermann/ Hakuli Stefan (2009): Handbuch

Fahrerassistenzsysteme, nxb Vieweg ATZ/MTZ- Fachbuch, www.vieweg.de

[8] Dieter Schramm (2010): Modellbildung und Simulation der Dynamik von Kraftfahrzeuge, Springer, 2010, http://dnb.d-nb.de

[9] Raesh Rajamani (2006): Vehicle Dynamics and Control, nxb Springer USA

[10] Mannfred B (1993): Fahrwerktechnik: Radschlupf-Regelsysteme, nxb Vogel

[12] Ammon, D (1997): Modellbildung und Systementwicklung in der Fahrzeugtechink, BG Teubner

Một phần của tài liệu Xác định cơ sở lý thuyết nâng cao hiệu quả phanh ô tô (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)