Trong ô tô, động lực học phương thẳng đứng được điều khiển độc theo:
(i) Điều khiển hệ thống treo; điều khiển mức; (ii) Điều khiển thanh ổn định;
(iii) Điều khiển giảm chấn.
(i) ABS/TCS;
(ii) Điều hòa lực phanh;
(iii) Phân chia mô men (Vi sai điện tử).
Phương ngang điều khiển:
(i) Lái 4 bánh 4SW; (ii) Lái tích cực
Hình 3.20 Điều khiển tích hợp dọc ngang
GCC: Điều khiển gầm tích hợp gồm tích hợp gồm các hệ thống con sau: (i) ESP điều khiển ổn định điện tử; ARP chống lắc ngang tích cực; CDC giảm chấn điều khiển liên tục; EAS hệ thống treo khí điều khiển điện tử; EPS Hệ thống lái trợ lực điện; 4WS lái bốn bánh; AWS chống lắc ngang tích cực. Mục tiêu của điều khiển tích hợp là nâng cao độ an toàn động lực học, nâng cao độ êm dịu chuyển động. Hình 3.29 trình bày tương quan điều khiển tích hợp và kế hoạch triển khai của Châu Âu cách đây 10 năm. Trong sơ đồ ta có 5 phần (quạt):
(i) Điều khiển hệ thống treo gồm 1: đàn hồi thụ động; 2:Khí thụ động; 3: đàn hồi tích cực; 4: giảm chấn thủy lực thay đổi lực cản; 7 cản khí thụ động ;8: khí nén điều khiển.
(ii) Điều khiển công lắc ngang: 5:Thanh ổn định thụ động; 6: thanh ổn
định tích cực.
(iii) Điều khiển hệ thống phanh: Gồm hệ thống phanh thủy lực HB; Hệ
thống phanh khí điều khiển điện tử EPB; Hệ thống phanh Điện-thủy lực EHB; Hệ thống phanh Điện-cơ EMB.
(iv) Hệ thống lái: Hệ thống lái thủy lực HL; hệ thống lái có tỷ số truyền thay đổi ULL; Điều khiển ổn định ESP;lái bằng dây “Steer-by-Wire”.
Hình 3.22 Quan hệ về điều khiển
1: đàn hồi thụ động; 2:Khí thụ động; 3: đàn hồi tích cực; 4: giảm chấn thủy lực thay đổi lực cản; 5:Thanh ổn định thụ động; 6: thanh ổn định tích cực; 7 cản khí thụ động; 8: khí nén điều khiển;HB: phanh thủy lực; EHB: phanh thủy lực điện; EMB: phanh điện cơ; EPB: phanh khí điều khiển điện tử; HL: lái trợ lực thủy lực;ESP điều khiển ổn định điện tử; ACC: điều khiển khoảng cách;FSR-ACC: điều khiển khoảng cách nâng cao; ULL: hệ thống lái có tỷ số lái thay đổi.
Trong sơ đồ trên, mục (i) và (ii) là điều khiển động lực học phương thẳng đứng, có mục tiều về độ êm dịu và bảo đảm phản lực phản phương thẳng đứng ít thay đổi. Nếu phản lực các bánh xe không đổng đều, lực phanh và lực ngang cũng thay đổi theo; kéo theo tạo ra mô men quay thân xe. Trên thực tế điều khiển động lực học phương thẳng đứng là độc lập.
Điều khiển thống phanh (iii) độc lập với điều khiển hệ thống lái (iv) nhưng cả hai loại điều khiển này đều góp phần điều khiển trong hệ thống hỗ trợ lái xe (v). Hệ thống này có vai trò hỗ trợ lái xe để giảm tai nạn giao thông. Trong
trường hợp có một mô men quay thân xe, hình 3.27, ta có thể điều khiển tích hợp như thông qua hệ thống phanh và kết hợp hệ thống lái để tạo ra lực ngang.