1. Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp nghi với chức năng quang hợp
HS: Trả lời
GV: chính xác hóa kiến thức
GV hỏi: Quan sát hình 8.2 cho biết đặc điểm giải phẫu bên trong của lá thích nghi với chức năng quang hợp như thế nào?
GV gợi ý: Nhận xét về sự phân bố và cách sắp xếp của các TB lục lạp trong lá? Đặc điểm này có ý nghĩa gì trong quá trình quang hợp?
HS: trả lời và rút ra kêt luận
- Diện tích bề mặt lớn để hấp thụ ánh sáng.
- Phiến lá mỏng thuận lợi cho khí khuếch dễ dàng
- Trong lớp biểu bì mặt lá có khí khổng để khí CO2 khuếch tán vào trong lá đến lục lạp
b. Đặc điểm giải phẫu bên trong
- Trong phiến lá có các TB mô giậu và mô xốp có chứa lục lạp là bào quan có chứa các sắc tố quang hợp + TB mô giậu nằm ngay dưới lớp biểu bì mặt trên lá, các TB nằm sít nhau và song song với nhau giúp các phân tử sắc tố hấp thụ được nhiều ánh sáng chiếu lên mặt lá.
+ TB mô khuyết chứa ít diệp lục hơn nằm ở mặt dưới phiến lá, các TB
GV hỏi: Đặc điểm của hệ gân lá có ý nghĩa gì trong quá trình quang hợp?
HS: trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung
GV: yêu cầu HS quan sát hình 8.3 và nêu đặc điểm của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp?
HS: Trả lời
GV: chính xác hoá kiến thức
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời CH: hãy nêu thành phần của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh và chức năng của chúng?
phân bố cách xa nhau tạo nên khoảng rỗng, tạo điều kiện cho sự trao đổi khí trong quang hợp.
- Hệ gân lá gồm mạch gỗ và mạch libe
+ Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng đến từng TB cung cấp
nguyên liệu cho quá trình quang hợp + Mạch libe: Vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá
2. Lục lạp là bào quan quang hợp
- Cấu tạo lục lạp:
+ Màng kép: Màng ngoài, màng trong
+ Chất nền stroma: chứa hệ enzim thực hiện các phản ứng tối của quang hợp.
+ Hạt grana: chứa hệ sắc tố thực hiện phản ứng sáng của quang hợp
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung
Gồm diệp lục và carotenoit
- Diệp lục gồm: diệp lục a và diệp lục b
+ Diệp lục là sắc tố chủ yếu của quang hợp, trong đó diệp lục a tham gia trực tiếp vào chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH
+ Các phân tử diệp lục b và diệp lục a khác hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng quang hợp
- Các carotenoit gồm: caroten và xantophin là các sắc tố phụ quang hợp, chức năng là hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền cho diệp lục a,b để diệp lục này truyền cho diệp lục a ở trung tâm. Tại đó năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hoá học trong ATP, NADPH.
4. Củng cố
- Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên trái đất? - Chứng minh đặc điểm hình thái và giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp?
- Dựa vào kiến thức đã học giải thích một số hiện tượng: Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong?
5. Bài tập về nhà