Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống khoai tây được thể hiện qua bảng 3.8 và hình 3.2.
- Năng suất lý thuyết: Giống đối chứng Solara có năng suất lý thuyết cao nhất (16,94 tấn/ha) giống thấp nhất là KT3 (8,13 tấn/ha), giống nhập nội Rumba có năng suất lý thuyết gần bằng Solara đạt 16,05 tấn/ha, hai giống còn lại có năng suất lý thuyết gần bằng nhau Taurus (11,37 tấn/ha) và Eldena (11,38 tấn/ha).
- Năng suất thực thu: Giống có năng suất thực thu cao nhất là Solara (16,81 tấn/ha), giống Rumba có năng suất thực thu đạt 15,86 tấn/ha cao nhất trong 3 giống nhập nội nhưng vẫn thấp hơn Solara, hai giống nhập nội còn lại có năng suất thực thu xấp xỉ nhau Taurus (11,25 tấn/ha) và Eldena (11,14 tấn/ha), giống đối chứng KT3 có năng suất thực thu thấp nhất (8,06 tấn/ha). Giống Số củ/ khóm (củ) KL củ/ khóm (g) Phần trăm đường kính củ (%) % Củ thương phẩm >5cm 3-5cm <3cm Taurus 5,0 227,3 33,3 62,8 3,9 93,4 Rumba 4,9 320,9 49,7 44,9 5,4 94,0 Eldena 5,4 227,7 27,1 67,0 5,9 94,1 Solara (đ/c) 7,5 338,9 28,8 66,6 4,6 95,2 KT3 (đ/c) 4,2 162,7 30,2 63,4 6,5 87,8
SV: Lê Thị Thùy Dung 33 Lớp: K35D - SP KTNN Bảng 3.8. Đánh giá năng suất của các giống khoai tây
trồng tại Thanh Trì, Hà Nội vụ đông 2011
Hình 3.2 Đánh giá năng suất của các giống khoai tây trồng tại Thanh Trì, Hà Nội vụ đông 2011
Giống NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha)
Taurus 11,37 11,25
Rumba 16,05 15,86
Eldena 11,38 11,14
Solara (đ/c) 16,94 16,81
SV: Lê Thị Thùy Dung 34 Lớp: K35D - SP KTNN 3.7. Đặc điểm hình thái củ của các giống khoai tây tham gia thí nghiệm
Kết quả theo dõi về hình thái củ được trình bày tại bảng 3.9 dưới đây.
Bảng 3.9. Đặc điểm hình thái củ của các giống khoai tây nghiên cứu.
Giống Dạng củ Màu vỏ củ Màu ruột củ
Taurus Tròn Vàng Vàng
Rumba Dài Vàng nhạt Vàng
Eldena Dài Vàng Vàng nhạt
Solara (đ/c) Oval Vàng Vàng
KT3 (đ/c) Tròn Vàng nhạt Vàng nhạt
Các giống tham gia thí nghiệm đều có hình dạng củ tròn, oval, dài đều thích hợp cho chế biến ăn tươi và chế biến công nghiệp. Hầu hết vỏ củ của các giống đều có màu vàng – vàng nhạt, đây là màu vỏ củ phổ biến của các giống khoai tây trồng ở nước ta. Đối với thị hiếu tiêu dùng trong nước thì các giống có vỏ củ màu vàng được ưa chuộng. Các giống tham gia thí nghiệm có màu ruột củ vàng và vàng nhạt phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
SV: Lê Thị Thùy Dung 35 Lớp: K35D - SP KTNN
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
- Thời gian sinh trưởng của các giống khoai tây nhập nội trồng vụ đông 2011 từ 86-90 ngày, chiều cao cây ở giai đoạn 60 ngày sau trồng từ 35,8-65,9 cm, số thân/khóm từ 3,2-3,7 thân/khóm.
- Các giống khoai tây nhập nội không bị nhiễm bệnh đốm lá và héo xanh, bệnh virus ở mức độ nhẹ và bệnh mốc sương ở mức độ trung bình.
- Đối với sâu hại thì tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều không bị nhiễm.
- Các giống khoai tây nhập nội có số củ/khóm từ 4,9-5,4 củ, khối lượng củ/khóm từ 227,3-320,9 g. Năng suất thực thu của các giống từ 11,14-15,86 tấn/ha, cao hơn giống KT3 và thấp hơn giống Solara.
- Các giống tham gia thí nghiệm có hình dạng củ tròn, oval, dài đều
thích hợp cho chế biến ăn tươi và chế biến công nghiệp; vỏ củ của các giống
đều có màu vàng, vàng nhạt; màu ruột củ các giống có màu vàng và vàng nhạt.
Đề nghị
Tiếp tục đánh giá các giống khoai tây nhập nội để chọn ra các giống có năng suất cao, thích nghi với điều kiện khí hậu và điều kiện canh tác của nước ta.
Tiếp tục đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống triển vọng Rumba để sớm đưa ra sản xuất.
Tiếp tục đánh giá chất lượng qua phân tích của các giống khoai tây nghiên cứu ở các địa điểm khác nhau để đánh giá chính xác hơn chất lượng của các giống khoai tây nhập nội.
SV: Lê Thị Thùy Dung 36 Lớp: K35D - SP KTNN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Hồ Hữu An, Đinh Thế Lộc (2005), cây có củ và kĩ thuật thâm canh,
NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
2. Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, “Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của các giống khoai tây (QCVN 01- 59:2011/BNNPTNT)
3. Nguyễn Văn Bộ (2004), Bón phân cân đối và hợp lý cây trồng, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Đỗ Kim Chung (2003), Thị trường khoai tây ở Việt Nam, NXB Văn
hóa – Thông tin, Hà Nội.
5. Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Thu Hà (2007), Giáo trình cây rau, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Nguyễn Công Chức (2006), “Một số ý kiến về phát triển sản xuất khoai tây bền vững ở Việt Nam”, tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
số 21/2006, tr 9-10.
7. Cục trồng trọt, Báo cáo tổng kết chỉ đạo sản xuất năm 2006, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Cục trồng trọt, TS. Phạm Đồng Quảng (2007), Kết quả khảo nghiệm và kiểm nghiệm giống cây trồng năm 2006, tr 15.
9. Đường Hồng Dật (2004), Cây khoai tây và kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
10. Ngô Văn Hải (1977), “Tác động của các chính sách kinh tế xã hội đến sản xuất khoai tây ở nước ta và những biên pháp thúc đẩy sản xuất
khoai tây”, Tạp chí khoa học công nghệ và Quản lí kinh tế 4/1997, Viện
SV: Lê Thị Thùy Dung 37 Lớp: K35D - SP KTNN
11. Trương Văn Hộ (2010), cây khoai tây ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội.
12. Nguyễn Tiến Mạnh (2008), Dự án thúc đẩy sản xuất khoai tây tại Việt Nam – Định hướng phát triển khoai tây Việt Nam, tr 2.
13. Nguyễn Thị Kim Thanh ( 1998), Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất củ giống khoai tây sạch bệnh có kích thước nhỏ bắt nguồn từ nuôi cấy invitro, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp
I, Hà Nội.
14. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Xuân Trường
(2004), Ứng công nghệ cao sản xuất khaoi tây giống sạch bệnh, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Thắng và Bùi Thị Mỳ (1996), Kỹ thuật trồng cà chua, khoai tây, hành tây, tỏi tây, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Ngô Đức Thiệu, Nguyễn Văn Thắng (1978), Kĩ thuật trồng khoai tây,
Nxb Nông nghiệp Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh
17. FAO (1991), Potatoes production and consumption in developing countries, Food and Agriculture Organization of the United nations,
Rome, pp 47 – 50.
18. FAO (1995), Potatoes in the 1990s situation and prospects of the World potato economy, Food Agriculture Organization of the United
nations, Rome. Pp. 35 – 42.
19. FAO (1996), ”Quaterly bulletin of statistics”, vol9, No ¾.
20. STAT (2008), Potatoes imports in Viet Nam.
21. Grun. P (1990), The evolution of cultivated potatoes, Economic Botany 44 (3rd supplement), pp.39 – 55.
SV: Lê Thị Thùy Dung Lớp: K35D - SP KTNN
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh khoai tây trong quá trình thực hiện nghiên cứu tại Thanh Trì, Hà Nội.
Hình 1. Thu hoạch giống khoai tây Taurus tại Thanh Trì, Hà Nội.
SV: Lê Thị Thùy Dung Lớp: K35D - SP KTNN
Hình 3. Thu hoạch giống khoai tây Eldena tại Thanh Trì, Hà Nội.
SV: Lê Thị Thùy Dung Lớp: K35D - SP KTNN