Biện pháp kĩ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học của một số giống khoai tây nhập nội tử đức trồng vụ đông băn 2011 tại thanh trì, hà nội (Trang 25)

- Thời vụ trồng: Thí nghiệm tại trung tâm cây có củ thuộc viện Khoa

học Nông nghiệp Việt Nam.

+ Ngày trồng : 12/11/2011

SV: Lê Thị Thùy Dung 19 Lớp: K35D - SP KTNN

- Mật độ trồng: 5 cây/m2 = 30 cây trên ô (đối với củ giống).

- Phân bón: Lượng phân bón cho 1ha: Phân chuồng hoai mục từ 15

đến 20 tấn hoạc phân hữu cơ khác với lượng quy đổi tương đương, từ 120 đến 150 kg N, từ 80 đến 120 kg P2O5, từ 120 đến 150 kg K2O. Tùy theo độ phì của đất, đặc tính của giống có thể điều chỉnh mức phân bón cho phù hợp.

+ Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ hoai mục, phân lân và 1/3 phân đạm. + Bón thúc lần 1: 1/3 phân đạm, 1/2 phân kali.

+ Bón thúc lần 2: 1/3 phân đạm, 1/2 phân kali.

Không để phân bón tiếp xúc trực tiếp với củ giống và gốc cây.

- Tưới và tiêu nước:

Giữ ẩm đất khoảng 75- 80% độ ẩm đồng ruộng. Khi bị hạn, tốt nhất là tưới rãnh.

- Vun luống:

+ Vun lần 1: Kết hợp bón thúc khoảng 20 ngày sau trồng. + Vun lần 2: Khoảng 30 ngày sau trồng.

- Phòng trừ sâu bệnh: Tùy theo mục đích thí nghiệm.

+ Các thí nghiệm không đánh giá tính chống sâu bệnh: Có phun phòng trừ tất cả các loại sâu bệnh bằng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh thích hợp nếu thấy cần thiết.

+ Các thí nghiệm đánh giá chống sâu bệnh: Không dùng hóa chất phòng trừ loại sâu bệnh và các tác nhân lan truyền bệnh đó.

- Thu hoạch, vận chuyền, bốc xếp: Thu hoạch ở thời gian có 50% thân

lá ngả vàng. Chọn ngày có thời tiết tốt để thu hoạch. Khi thu hoạch cần dùng bao đựng củ thích hợp, thao tác cẩn thận, nhẹ nhàng, khéo léo để tránh làm sát thương củ.

SV: Lê Thị Thùy Dung 20 Lớp: K35D - SP KTNN 2.3.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

*Đặc điểm hình thái: Mô tả của cây dưới đây

Củ: Dạng củ, màu sắc vỏ và ruột củ.

*Đặc điểm sinh trưởng

- Ngày trồng.

- Ngày mọc: ngày có 70% số khóm mọc.

- Số khóm mọc: đếm số khóm mọc sau 30 ngày trồng.

- Ngày xuống cây: Ngày có 70% thân lá chuyển màu vàng tự nhiên. - Sức sống của cây: đánh giá vào thời kì sau trồng 45 ngày, cho điểm 1- 5 như sau:

1. Tốt 2. Khá 3. Trung bình 4. Kém 5. Rất kém - Độ đồng đều giữa các khóm: Đánh giá vào thời kì sau trồng 45 ngày, cho điểm từ 1-5 như đối với sức sống của cây.

- Chiều cao cây: Đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng. Đo vào các thời ký 30, 45, 60 và 75 ngày sau trồng.

- Thời gian sinh trưởng: Tính trừ khi trồng đến ngày xuống cây (ngày có 70% lá chuyển vàng tự nhiên).

*Mức độ sâu bệnh hại chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bệnh mốc sương (Phytophthora infestans): đánh giá vào các thời kỳ

sau trồng 45 và 60 ngày theo cấp bệnh: 1. Không bệnh.

3. Nhẹ: <20% diện tích thân lá bị nhiễm bệnh.

5. Trung bình: 20 - 50% diện tích thân lá bị nhiễm bệnh. 7. Nặng: >50 đến 70% diện tích thân lá bị nhiễm bệnh. 9. Rất nặng: >75% diện tích thân lá bị nhiễm bệnh.

- Bệnh héo xanh: (Ralstoinia Solanasearum): đếm số cây bị bệnh từ sau

SV: Lê Thị Thùy Dung 21 Lớp: K35D - SP KTNN

- Bệnh virus: đếm số cây có triệu chứng bệnh vào các thời kỳ sau mọc 45, 60 ngày. Tính tỷ lệ % cây bị bệnh.

- Bệnh đốm lá: đánh giá vào các thời kỳ 45 ngày và 60 ngày sau trồng theo cấp bệnh:

1. Không bệnh.

3. Nhẹ: <20% diện tích thân lá bị nhiễm bệnh.

5. Trung bình: 20 - 50% diện tích thân lá bị nhiễm bệnh. 7. Nặng: >50 đến 70% diện tích thân lá bị nhiễm bệnh. 9. Rất nặng: >75% diện tích thân lá bị nhiễm bệnh.

- Rệp: đánh giá vào các thời kỳ sau trồng 45 và 60 ngày theo cấp bệnh: 0. Không bị hại.

1. Bị hại nhẹ.

3. Một số cây có lá bị héo.

5. Tất cả các cây có lá bị héo cây sinh trưởng chậm.

7. Hơn một nửa số cây bị chết, những cây còn lại ngừng sinh trưởng.

9. Tất cả các cây bị chết.

- Nhện: đánh giá vào các thời kỳ sau trồng 45 và 60 ngày theo cấp bệnh:

0 . Không bị hại. 1 . Bị hại nhẹ.

3. Một số cây có lá bị héo.

5. Tất cả các cây có lá bị héo cây sinh trưởng chậm.

7. Hơn một nửa số cây bị chết, những cây còn lại ngừng sinh trưởng.

SV: Lê Thị Thùy Dung 22 Lớp: K35D - SP KTNN

- Bọ trĩ: đánh giá vào các thời kỳ sau trồng 45 và 60 ngày theo cấp bệnh:

0. Không bị hại. 1. Bị hại nhẹ.

3. Một số cây có lá bị héo.

5. Tất cả các cây có lá bị héo cây sinh trưởng chậm.

7. Hơn một nửa số cây bị chết, những cây còn lại ngừng sinh trưởng.

9. Tất cả các cây bị chết.

* Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số củ/khóm: đếm số củ của mỗi khóm khi thu hoạch.

- Khối lượng củ/khóm: cân toàn bộ số củ thu được trong một khóm. - Năng suất lý thuyết:

Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = (Số củ/khóm x Mật độ trồng x Khối lượng trung bình củ)/100.

- % Củ thương phẩm: % củ khoai tây khi đã loại bỏ những củ bị bệnh, củ dị dạng, củ nảy mầm và củ bi < 3 cm.

- % đường kính củ: tính % củ có đường kính > 5 cm, 3-5 cm, < 3 cm.

2.3.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

- Phương pháp thu thập số liệu: theo dõi và thu thập các tính trạng nông sinh học trong suốt thời kì cây sinh trưởng phát triển cho đến khi thu hoạch của các giống.

Chỉ tiêu theo dõi theo hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây khoai tây và quy phạm khảo nghiệm giống khoai tây, QCVN 01-59:2011/BNNPTNT.

- Phương pháp xử lí số liệu: Số liệu được xử lí thống kê theo phần mềm trên Microsoft Excel.

SV: Lê Thị Thùy Dung 23 Lớp: K35D - SP KTNN

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thời gian sinh trưởng và một số đặc điểm sinh trưởng của các giống khoai tây nhập nội

Thời gian sinh trưởng và đặc điểm sinh trưởng của cây khoai tây biến động tùy theo đặc tính di truyền của từng giống và điều kiện ngoại cảnh. Đặc điểm sinh trưởng của được đánh giá thông qua tỷ lệ mọc và sự tăng trưởng thân lá. Tỷ lệ mọc mầm là đặc điểm quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Kết quả theo dõi về thời gian sinh trưởng và một số đặc điểm sinh trưởng của các giống được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng và một số đặc điểm sinh trưởng của các giống khoai tây trồng tại Thanh Trì, Hà Nội vụ đông 2011

Giống Tỷ lệ mọc (%) Độ đồng đều (1-5)* Sức sống (1-5)* Thời gian sinh trưởng (ngày) Taurus 100,0 3,0 3,0 88 Rumba 100,0 2,7 3,3 90 Eldena 100,0 2,7 2,7 86 Solara (đ/c) 100,0 2,7 2,0 90 KT3 (đ/c) 98,9 2,7 3,0 85 Từ bảng 3.1 cho thấy:

- Tỉ lệ mọc của cả 3 giống khoai tây nhập nội đều đạt 100%.

- Mức độ đồng đều và sức sống đều ở mức trung bình: 2 giống Eldena và Rumba có độ đồng đều bằng 2 giống đối chứng (điểm 2,7) giống Taurus có độ đồng đều thấp nhất (điểm 3); trong 3 giống nhập nội sức sống của giống

SV: Lê Thị Thùy Dung 24 Lớp: K35D - SP KTNN

Eldena là cao nhất (điểm 2,7) nhưng vẫn thấp hơn giống đối chứng Solara (điểm 2) giống Taurus có sức sống thấp hơn (điểm 3) và giống Rumba có sức sống thấp nhất (điểm 3,3).

- Thời gian sinh trưởng của các giống từ 86-90 ngày, tương đương với giống đối chứng Solara và KT3. Giống Rumba có thời gian sinh trưởng là 90 ngày bằng với thời gian sinh trưởng của giống đối chứng Solara. Giống Eldena có thời gian sinh trưởng là 86 ngày và giống Taurus là 88 ngày đều cao hơn giống đối chứng KT3 có thời gian sinh trưởng là 85 ngày và thấp hơn giống Solara.

3.2. Diện tích che phủ đất và số thân của các giống khoai tây nhập nội

- Số thân trung bình/khóm và diện tích che phủ đất là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, khả năng quang hợp của cây và đặc biệt là năng suất thực thu của các giống khoai tây. Kết quả theo dõi diện tích che phủ đất và số thân /khóm được thể hiện trong bảng 3.2.

- Các giống có số thân/khóm ở mức trung bình, thấp nhất là giống đối chứng KT3 (2,3 thân/khóm) và cao nhất là giống nhập nội Taurus (3,7 thân/khóm) còn lại 3 giống Rumba, Eldena và giống đối chứng Solara đều có số thân/khóm là 3,2.

- Giống có diện tích che phủ đất cao nhất trong 3 giống nhập nội là Rumba (91,7 %) nhưng vẫn thấp hơn giống đối chứng KT3 (96,7%), giống Taurus (81,7%) và Eldena (85,0%) xấp xỉ giống đối chứng Solara (86,7%).

SV: Lê Thị Thùy Dung 25 Lớp: K35D - SP KTNN Bảng 3.2. Diện tích che phủ đất và số thân của các giống khoai tây trồng

tại Thanh Trì, Hà Nội vụ đông 2011

Giống DTCPĐ (%) Số thân/khóm (thân)

Taurus 81,7 3,7 ± 1,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rumba 91,7 3,2 ±1,4

Eldena 85,0 3,2 ± 1,1

Solara (đ/c) 86,7 3,2 ± 1,0

KT3 (đ/c) 96,7 2,3 ± 0,5

Ghi chú: DTCPĐ - diện tích che phủ đất

3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống khoai tây nhập nội - Động thái tăng trưởng chiều cao cây là chỉ tiêu phản ánh sức sinh trưởng của cây trồng. Động thái sinh trưởng chiều cao cây là một trong những đặc điểm của giống, giống khác nhau có tốc độ sinh trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, chế độ chăm sóc. Sự tăng trưởng chiều cao cây được theo dõi ở các giai đoạn sinh trưởng 30, 45, 60 ngày. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.3 và hình 3.1.

- Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống khoai tây nghiên cứu tăng theo quy luật tăng mạnh vào giai đoạn 30 đến 45 ngày, tăng chậm dần vào giai đoạn 45 ngày đến 60 ngày. Giống Rumba có chiều cao lớn nhất ở các giai đoạn theo dõi và giống KT3 có chiều cao thấp nhất ở các giai đoạn theo dõi.

- Ở thời điểm 30 ngày sau trồng, các giống khoai tây nghiên cứu có chiều cao cây dao động từ 11,5 đến 29,1 cm. Giống Taurus có chiều cao thấp nhất 11,5 cm và giống Rumba có chiều cao cao nhất là 29,1 cm.

SV: Lê Thị Thùy Dung 26 Lớp: K35D - SP KTNN

- Ở thời điểm 45 ngày sau trồng, các giống khoai tây nghiên cứu có chiều cao cây dao động từ 25,6 đến 53,2 cm. Giống KT3 có chiều cao thấp nhất 25,6 cm và giống Rumba có chiều cao cao nhất là 53,2 cm.

- Chiều cao cây được đo ở giai đoạn sau trồng 60 ngày: giống Rumba có chiều cao lớn nhất (65,9 cm) giống đối chứng KT3 có chiều cao thấp nhất (34 cm), giống Taurus có chiều cao là 35,8 cm xấp xỉ giống KT3, giống Eldena có chiều cao trung bình (41,7 cm) xấp xỉ giống đối chứng Solara (41,7 cm).

Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống khoai tây trồng tại Thanh Trì, Hà Nội vụ đông 2011

Giống Chiều cao cây sau trồng (cm)

30 ngày 45 ngày 60 ngày Thu hoạch

Taurus 11,5 27,7 35,8 38,2

Rumba 29,1 53,2 65,9 69,4

Eldena 14,5 32,8 41,3 44,6

Solara (đ/c) 16,8 33,5 41,7 45,7

SV: Lê Thị Thùy Dung 27 Lớp: K35D - SP KTNN Hình 3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống khoai trồng

tại Thanh Trì, Hà Nội vụ đông 2011

3.4. Đánh giá mức độ nhiễm một số sâu, bệnh hại chính của các giống khoai tây nhập nội khoai tây nhập nội

Sâu bệnh hại là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng khoai tây. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây ở mỗi thời kỳ sinh trưởng đều có tiềm ẩn sự gây hại của sâu, bệnh hại khác nhau. Chúng gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, làm giảm diện tích quang hợp, giảm số lượng khóm thu hoạch.

Một số sâu, bệnh hại chính như bệnh mốc sương (Phytophthora infestans), bệnh đốm lá (Alternaria Solani), bệnh virus, bệnh héo xanh do vi khuẩn (Ralstoinia Solanasearum), rệp, nhện, bọ trĩ (Thrips palmi).

3.4.1. Đánh giá mức độ nhiễm bệnh mốc sương và đốm lá của các giống khoai tây nhập nội khoai tây nhập nội

Mức độ nhiễm bệnh mốc sương và đốm lá của các giống khoai tây tham gia thí nghiệm được đánh giá trong 2 giai đoạn 45 ngày sau trồng và 60 ngày sau trồng kết quả theo dõi được thể hiện qua bảng 3.4.

SV: Lê Thị Thùy Dung 28 Lớp: K35D - SP KTNN

- Bệnh mốc sương: hầu hết các giống nghiên cứu đều bị nhiễm từ mức độ nhẹ đến trung bình.

+ Trong giai đoạn 45 ngày sau trồng: có giống Taurus và giống đối chứng Solara không bị nhiễm bệnh mốc sương, giống Eldena và giống đối chứng KT3 bị nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ, giống Rumba bị cũng bị nhiễm bệnh nhưng ở mức độ rất nhẹ không đáng kể (điểm 1,7).

+ Trong giai đoạn 60 ngày sau trồng: tất cả các giống đều bị nhiễm bệnh ở mức độ trung bình, các giống nhập nội đều bị nhiễm bệnh nhẹ hơn 2 giống đối chứng Solara (điểm 5) và KT3 (điểm 5), giống Rumba bị nhiễm bệnh nhẹ nhất (điểm 3,7) hai giống Taurus và Eldena mức độ nhiễm bệnh giống nhau (điểm 4,3).

- Bệnh đốm lá: trong cả hai giai đoạn 45 ngày sau trồng và 65 ngày sau trồng tất cả 3 giống nhập nội và 2 giống đối chứng đều không bị nhiễm bệnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.4. Đánh giá mức độ nhiễm bệnh mốc sương và đốm lá của các giống khoai tây trồng tại Thanh Trì, Hà Nội vụ đông 2011

Giống Mốc sương ( 1 - 9)* Đốm lá ( 1 - 9)* 45 NST 60 NST 45 NST 60 NST Taurus 1,0 4,3 1,0 1,0 Rumba 1,7 3,7 1,0 1,0 Eldena 3,0 4,3 1,0 1,0 Solara (đ/c) 1,0 5,0 1.0 1,0 KT3 (đ/c) 3,0 5,0 1,0 1,0

SV: Lê Thị Thùy Dung 29 Lớp: K35D - SP KTNN 3.4.2. Đánh giá mức độ nhiễm bệnh virus và héo xanh của các giống khoai tây nhập nội

Mức độ nhiễm bệnh mốc sương và đốm lá của các giống khoai tây tham gia thí nghiệm được đánh giá trong 2 giai đoạn 45 ngày sau trồng và 60 ngày sau trồng kết quả theo dõi được thể hiện qua bảng 3.5.

- Virus: có hai giống trong cả hai giai đoạn 45 ngày sau trồng và 60 ngày sau trồng đều không bị nhiễm virus là Rumba và Eldena (0%), giống Taurus trong giai đoạn 45 ngày sau trồng bị nhiễm virus nhẹ (10%) trong giai đoạn 60 ngày sau trồng bị nhiễm virus nhiều hơn nhưng vẫn ở mức độ nhẹ (15,6%), bị nhiễm bệnh nặng nhất trong cả hai giai đoạn là giống đối chứng KT3 giai đoạn 45 ngày sau trồng nhiễm 39,5%, giai đoạn 60 ngày sau trồng nhiễm 42,8 %, giống đối chứng Solara cũng bị nhiễm bệnh nhưng không đáng kể 3,3% trong giai đoạn 45 ngày sau trồng và 4,4% trong giai đoạn 60 ngày sau trồng.

- Bệnh héo xanh: trong cả hai giai đoạn theo dõi tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều không bị nhiễm bệnh.

Bảng 3.5. Đánh giá mức độ nhiễm bệnh hại virus và héo xanh của các giống khoai tây trồng tại Thanh Trì, Hà Nội vụ đông 2011

Giống Virus ( %) Héo xanh (%) 45 NST 60 NST 45 NST 60 NST Taurus 10,0 15,6 0,0 0,0 Rumba 0,0 0,0 0,0 0,0 Eldena 0,0 0,0 0,0 0,0 Solara (đ/c) 3,3 4,4 0,0 0,0 KT3 (đ/c) 39,5 42,8 0,0 0,0

SV: Lê Thị Thùy Dung 30 Lớp: K35D - SP KTNN 3.4.3. Đánh giá mức độ nhiễm sâu hại chính của các giống khoai tây nhập nội

Mức độ nhiễm sâu hại chính của các giống khoai tây tham gia thí

Một phần của tài liệu Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học của một số giống khoai tây nhập nội tử đức trồng vụ đông băn 2011 tại thanh trì, hà nội (Trang 25)