Thiết kế giáo án một số bài thuộc chương III, phần ba – Sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp thực hiện dạy học chương III, phần ba sinh học 10 THPT theo chuẩn kiến thức, kĩ năng (Trang 42 - 68)

7. Những đóng góp mới của đề tài

2.2.6 Thiết kế giáo án một số bài thuộc chương III, phần ba – Sinh

chương trình cơ bản theo chuẩn kiến thức, kỹ năng

Bài 30: Sự nhân lên của virus trong tế bào chủ I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Mức 1: (đạt chuẩn)

Nêu tóm tắt được chu kì nhân lên của virus trong tế bào chủ. Cụ thể: + HS nêu được đặc điểm mỗi giai đoạn nhân lên của virus.

+ HS nêu được đặc điểm của virus HIV, các con đường lây truyền bệnh và biện pháp phòng ngừa.

- Mức 2: (trên chuẩn)

+ HS giải thích được đặc điểm của mỗi giai đoạn trong chu kì nhân lên của virus.

+ HS trình bày được các quá trình lây nhiễm và phát triển của HIV trong cơ thể người.

+ HS có ý thức và phương pháp phòng tránh HIV/AIDS.

2. Kỹ năng

- Phân tích tranh hình, thông tin để phát hiện kiến thức. - So sánh, khái quát.

- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Hoạt động nhóm, cá nhân.

II. Nội dung dạy học theo chuẩn 1. Nội dung trọng tâm

2. Nội dung không trọng tâm

- Hội chứng HIV/AIDS.

Tuy đây không phải là nội dung trong tâm của bài song có nhiều kiến thức liên quan đến sức khỏe con người cho nên GV có thể đặt các câu hỏi để HS thảo luận rồi trả lời hoặc hướng dẫn HS sưu tầm tài liệu có liên quan.

3. Nội dung SGK không có nhưng trong chuẩn có đề cập

- Virus ôn hòa và virus độc.

GV giới thiệu cho HS về virus độc và virus ôn hòa.

III. Phương pháp và phương tiện dạy học 1. Phương pháp

- Thuyết trình - Nêu vấn đề - Vấn đáp

- Sử dụng phương tiện trực quan

2. Phương tiện

- Tranh hình SGK/119

- Phiếu học tập số 1: “Chu trình nhân lên của virus”.

- Phiếu học tập số 2: “Các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS”.

IV. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Virus là gì? Cho ví dụ về virus mà em biết. - Virus có cấu tạo như thế nào?

Mở bài: Virus sống kí sinh bắt buộc vậy làm thế nào nó xâm nhập được vào vật chủ và hoạt động sống của nó trong tế bào vật chủ diễn ra như thế nào?

GV dựa vào ý kiến của HS dẫn dắt vào bài.

Hoạt động 1: Tìm hiểu chu trình nhân lên của virus

Hoạt động của GV - HS Nội dung

- GV yêu cầu HS + Gấp toàn bộ SGK

+ Quan sát hình 30 phóng to ở trên bảng.

+ Trao đổi trong nhóm hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập: “Các giai đoạn xâm nhiễm và phát triển của virus”.

- HS thực hiện các yêu cầu, kết hợp vận dụng kiến thức ở bài 30 về để hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập.

- GV chữa bài bằng cách:

+ Cho đại diện một số nhóm trình bày đáp án trên hình 30.

+ Lớp nhận xét, bổ sung.

- GV cho các nhóm mở SGK trang 119, đối chiếu kiến thức ở phiếu học tập để tự sửa chữa, hoàn thiện.

1. Các giai đoạn xâm nhiễm và phát triển của Phagơ

- Sự xâm nhiễm và phát triển của virus gồm 5 giai đoạn: (Đáp án phiếu

- GV giảng giải để HS hiểu được thế nào là virus độc và virus ôn hòa.

- Đối với đối tượng HS khá, giỏi để giúp các em hiểu được về tính đặc hiệu của virus GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:

Tại sao mỗi loại virus chỉ có thể

nhiễm vào một loại tế bào nhất định? - HS tư duy, vận dụng kiến thức để trả lời.

* Liên hệ:

- Tại sao một số trâu, bò, gà khi bị nhiễm virút thì bệnh tiến triển rất nhanh và dẫn tới tử vong?

- HS vận dụng kiến thức trả lời.

- Để củng cố nội dung hoạt động 1, GV cho HS chơi trò chơi có tên gọi: "Ghép giai đoạn nhân lên của vi rút" - Cách chơi như sau:

+ Đại diện một nhóm gắn lên các mảnh bìa có tên giai đoạn tương ứng. - HS sẽ thực hiện trò chơi, và có thể đổi vị trí giữa các nhóm và kết quả của các nhóm sẽ được lớp đánh giá.

- Tại vì mỗi loại virus chỉ chứa một thụ thể đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt tế bào.

- Virus xâm nhập vào tế bào, nhân lên rất nhanh trong thời gian ngắn sau đó tiếp tục xâm nhập vào các tế bào mới cùng loại, sử dụng chất dinh dưỡng và thải độc vào tế bào làm cho tế bào ngừng hoạt động.

Hoạt động 2: HIV và hội chứng AIDS

Hoạt động của GV - HS Nội dung

- GV đưa ra các câu hỏi để học sinh thảo luận nhóm và trả lời:

+ HIV là gì?

+ Tại sao lại nói HIV gây suy giảm miễn dịch ở người?

+ Hội chứng này dẫn đến hậu quả gì? Biểu hiện lâm sàng của bệnh?

+ Virus HIV tấn công vào đối tượng nào trong cơ thể?

- HS nghiên cứu thông tin, liên hệ thực tế, thảo luận và trả lời các câu hỏi.

- GV bổ sung kiến thức về bệnh AIDS.

- GV hỏi: HIV/AIDS thường lây nhiễm theo những con đường nào? - HS vận dụng hiểu biết để trả lời.

1. Khái niệm về HIV

- HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người.

- Virus HIV gây nhiễm và phá hủy các tế bào của hệ thống miễn dịch làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể - bệnh AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người).

- Virus HIV gây nên bệnh AIDS, với biểu hiện: sốt kéo dài, sút cân, tiêu chảy, viêm da… Các vi sinh vật khác lợi dụng cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công (vi sinh vật cơ hội) làm cho cơ thể dễ nhiễm bệnh (bệnh cơ hội).

- Các tế bào mà HIV tấn công: đại thực bào, tế bào limpho T, limpho B.

2. Phương thức lây nhiễm

- Lây nhiễm qua đường tình dục. - Qua truyền máu: Tiêm trích ma túy, ghép nội tạng, truyền máu....

- Từ mẹ sang con: qua nhau thai hay qua sữa mẹ.

- Liên hệ: Các đối tượng nào được

xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao?

- GV sử dụng kiến thức về đặc tính vật lí của virus HIV và các nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục STI ở phần thông tin bổ sung để lưu ý học sinh về mức độ xâm nhiễm của virus HIV.

- GV yêu cầu:

Nghiên cứu mục II.3/120 hoàn thành phiếu học tập số 2: “Các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS”.

- HS nghiên cứu SGK và hoàn thành phiếu học tập số 2.

- GV chính xác hóa nội dung phiếu học tập số 2.

- HS ghi nhớ. - GV hỏi:

+ Tại sao nhiều người không biết mình đang bị nhiễm HIV. Điều đó có nguy hiểm như thế nào đối với xã hội?

- Đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao là gái mại dâm, tiêm chích ma túy…

3. Các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS

- Đáp án phiếu học tập số 2.

+ Nhiều người khi bị nhiễm HIV không thấy có biểu hiện bệnh nhưng đã có khả năng lây truyền HIV cho người khác.

- HS thảo luận nhóm để trả lời.

- GV nêu vấn đề: Tại sao AIDS rất nguy hiểm, có thể trở thành đại dịch, hiện nay chưa có vắcxin và thuốc chữa, nhưng hoàn toàn không đáng sợ?

- HS vận dụng hiểu biết về AIDS, đặc biệt là con đường lây nhiễm khẳng định: AIDS không đáng sợ vì có thể phòng tránh được.

- GV hỏi: Từ cách lây nhiễm của AIDS em hãy đề xuất biện pháp phòng tránh AIDS?

- HS thảo luận trả lời.

4. Phòng tránh

+ Sống lành mạnh chung thủy một vợ một chồng.

+ Không tiêm chích ma túy.

+ Thực hiện các biện pháp vệ sinh y tế

4. Củng cố

- HS đọc kết luận SGK/120.

- Trình bày quá trình nhân lên của virus trong tế bào.

5. Dặn dò

- Học bài trả lời câu hỏi SGK. - Đoc mục: “Em có biết”.

Bài 31: Virus gây bệnh, ứng dụng của virus trong thực tiễn I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Mức 1: (đạt chuẩn)

+ HS nêu được tác hại của virus (đối với vi sinh vật, thực vật và côn trùng), cách phòng tránh.

+ HS nêu được một số ứng dụng của virus trong thực tiễn.

- Mức 2: (trên chuẩn)

+ Trình bày được các đặc điểm và tác hại của những bệnh do virus gây ra ở vi sinh vật, côn trùng, thực vật, động vật và con người. Từ đó có biện pháp phòng tránh cũng như thấy được ứng dụng của virus trong thực tiễn.

+ Phân tích cơ sở khoa học của kĩ thuật di truyền và cơ sở khoa học của dịch bệnh do virus gây ra ở người, gia súc và cây trồng. Từ đó có ý thức và biện pháp phòng tránh.

2. Kỹ năng

- Rèn một số kỹ năng như:

+ Nghiên cứu thông tin, tranh hình phát hiện kiến thức. + Phân tích, so sánh, tổng hợp.

+ Tư duy logic, khái quát kiến thức.

+ Vận dụng lí thuyết giải thích hiện tượng thực tế. + Hoạt động nhóm.

II. Nội dung dạy học theo chuẩn 1. Nội dung trọng tâm

- Tác hại của virus gây bệnh và ứng dụng của virus trong thực tiễn.

- Khái niệm, tính chất, vai trò của interferon (dành cho đối tượng HS khá, giỏi).

3. Nội dung SGK không có nhưng chuẩn có đề cập

- Tác hại của virus kí sinh ở người và động vật. GV cho HS tìm hiểu thông qua phiếu hoc tập.

III. Phương pháp và phương tiện dạy học 1. Phương pháp

- Thuyết trình (nêu vấn đề, giảng gải) - Làm việc với SGK

- Vấn đáp

- Sử dụng phương tiện trực quan

2. Phương tiện

- Tranh ảnh, hình vẽ SGK.

- Phiếu học tập: “Tìm hiểu virus gây bệnh”.

IV. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- HS trình bày quá trình xâm nhiễm và nhân lên của virus trong tế bào chủ?

3. Bài mới: Mở bài:

- GV hỏi: Hãy kể tên một số virus gây bệnh ở người?

Hoạt động 1: Tìm hiểu virus gây bệnh

Hoạt động của GV – HS Nội dung

- GV: Treo tranh về hình thái một số loại virus gây bệnh ở vi sinh vật, cây trồng, côn trùng, động vật, người và yêu cầu:

+ Quan sát tranh hình kết hợp thông tin SGK/121, 122.

+ Hoàn thành các nội dung ở phiếu học tập: “Tìm hiểu virus gây bệnh”. - HS thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến ghi vào phiếu học tập.

- GV chữa bài bằng cách chiếu phiếu học tập của một số nhóm. Lớp theo dõi, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động nhóm.

- Đối với đối tượng HS khá GV có thể đặt một số câu hỏi liên hệ để khắc sâu kiến thức như:

+ Có một thời gian ở những vùng trồng vải thiều trẻ em hay bị viêm não và người ta đổ lỗi cho vải thiều. Em có ý kiến gì về điều này?

- Đáp án phiếu học tập: “Tìm hiểu virus gây bệnh”.

- Vải thiều không phải là ổ chứa virus gây bệnh. Khi vải thiều chín có một số loài chim và côn trùng ăn, những loài này mang virus. Muỗi hút máu của những loài này rồi đốt vào người mới gây bệnh.

+ Ba bệnh sốt do vật trung gian là muỗi truyền rất phổ biến ở Việt Nam gồm: Sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản. Theo em bệnh nào là do virus?

- HS vận dụng kiến thức để trả lời. - GV sử dụng kiến thức ở phần thông tin bổ sung để học sinh thấy được sự nguy hiểm của các bệnh do virus gây ra đối với sức khỏe của con người.

- Sốt rét không phải do virus mà do kí sinh trùng sốt rét gây ra.

- Sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản là do virus gây ra.

Hoạt động 2: Ứng dụng của virus trong thực tiễn

Hoạt động của GV – HS Nội dung

- GV nêu vấn đề:

+ Virus được ứng dụng vào thực tiễn như thế nào?

+ Cơ sở khoa học của những ứng dụng đó là gì?

- HS nghiên cứu thông tin SGK/123, 124 nhận biết kiến thức. Vận dụng kiến thức thực tế và bài 30, thảo luận trong nhóm thống nhất ý kiến để trả lời.

- Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung.

1. Bảo vệ đời sống con người và môi trường

- Sản xuất vacxin phòng chống nhiều dịch bệnh.

- Sử dụng virus ở động vật để hạn chế sự phát triển quá mức của một số loài để đảm bảo cân bằng sinh học.

2. Bảo vệ thực vật

- Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học có chứa virus Baculo để diệt nhiều loại sâu ăn lá.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Với đối tượng HS khá, giỏi GV phân tích về nguyên lí của quy trình sản xuất inteferon.

- HS khái quát kiến thức về ứng dụng của virus ở các lĩnh vực bảo vệ đời sống con người và môi trường, bảo vệ thực vật, sản xuất dược phẩm.

- Ưu điểm: Chỉ diệt một số sâu nhất định nên không độc hại cho con người và môi trường. Thuốc dễ bảo quản, dễ sản xuất, giá thành hạ.

3. Sản xuất dược phẩm

- Nhờ kĩ thuật chuyển ghép gen con người đã sản xuất inteferon và insulin với số lượng lớn, giá thành hạ để chữa bệnh đái tháo đường.

* Cơ sở khoa học của những ứng dụng của virus:

- Khả năng xâm nhiễm và nhân lên của virus.

- Phagơ có chứa đoạn gen không quan trọng có thể loại bỏ mà không ảnh hưởng đến quá trình nhân lên. - Cắt bỏ gen của phagơ thay bằng gen mong muốn và biến phagơ thành vật vẩn chuyển gen.

4. Củng cố

- HS đọc kết luận SGK/124.

- Trình bày tác hại của nhóm virus kí sinh và từ đó đề xuất biện pháp phòng tránh.

5. Dặn dò

- Học bài trả lời câu hỏi SGK/124

Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Mức 1: (đạt chuẩn)

+ HS trình bày được khái niệm bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, inteferon.

+ HS trình bày được các phương thức lây truyền của bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh.

- Mức 2: (trên chuẩn)

+ HS hiểu và trình bày được khái niệm về bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, inteferon và phân biệt được các loại miễn dịch.

+ HS hiểu được cơ chế lây truyền của bệnh truyền nhiễm, từ đó đề xuất biện pháp phòng tránh.

+ Xác định đúng nguyên nhân của loại dịch bệnh, từ đó có ý thức phòng và phương pháp thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng chống dịch bệnh.

2. Kỹ năng

- Rèn một số kỹ năng sau đây: + Phát hiện kiến thức từ thông tin.

+ Vận dụng vào thực tế, giải thích các hiện tượng bằng cơ sở khoa học. + Hoạt động nhóm.

II. Nội dung dạy học theo chuẩn 1. Nội dung trọng tâm

- Khái niệm miễn dịch và phân biệt các loại miễn dịch.

2. Nội dung không trọng tâm

- Các bệnh thường gặp do virus và biện pháp phòng tránh. GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông qua phiếu học tập.

3. Nội dung SGK không có nhưng chuẩn có đề cập

- Inteferon và vai trò của inteferon.

GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi về inteferon.

III. Phương pháp và phương tiện dạy học 1. Phương pháp

- Thuyết trình (giảng giải)

- Nêu vấn đề (vấn đáp - tìm tòi kiến thức)

- Sử dụng các phương tiện trực quan (tranh vẽ, phiếu học tập)

Một phần của tài liệu Biện pháp thực hiện dạy học chương III, phần ba sinh học 10 THPT theo chuẩn kiến thức, kĩ năng (Trang 42 - 68)