Phân tích nội dung từng bài trong chương

Một phần của tài liệu Biện pháp thực hiện dạy học chương III, phần ba sinh học 10 THPT theo chuẩn kiến thức, kĩ năng (Trang 25 - 39)

7. Những đóng góp mới của đề tài

2.2.4 Phân tích nội dung từng bài trong chương

Bài 29: Cấu trúc các loại virus I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Mức 1: (đạt chuẩn)

+ Trình bày khái niệm virus.

+ Nêu được cấu tạo chung của virus.

- Mức 2: (trên chuẩn)

+ Trình bày được cấu tạo và mô tả được hình thái của 3 loại virus điển hình.

+ Giải thích được vì sao virus được coi là ranh giới của thế giới vô sinh và sinh vật.

2. Kỹ năng

- Rèn một số kỹ năng sau:

+ Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức + Phân tích, tổng hợp, khái quát kiến thức.

+ Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế.

II. Phân tích nội dung của bài 1. Kiến thức trọng tâm

2. Phân tích nội dung

- Đây là bài có nội dung khó và dài. Trọng tâm là mục I “Cấu tạo của virus”. Tuy nhiên, cũng cần giới thiệu cho học sinh về khái niệm virus, đặc điểm cơ bản của virus khác biệt so với các nhóm sinh vật khác. Giải thích tại sao virus được coi là dạng trung gian giữa sự sống và cái chết.

Mục I:

- Khái niệm:

+ Virus là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ (trung bình từ 10 – 100 nm) và có cấu tạo rất đơn giản, hệ gen chỉ chứa một loại axít nucleic (ADN hoặc ARN mạch đơn hoặc mạch kép) được bao bọc bởi phân tử protein.

- Đặc điểm của virus khác với nhóm sinh vật khác: + Có kích thước siêu nhỏ, không có cấu tạo tế bào.

+ Chỉ chứa một loại axit nucleic (ADN hoặc ARN) trong khi đó các tế

bào có cả 2 loại.

+ Không có hệ thống trao đổi chất và sinh năng lượng riêng nên phải sống kí sinh bắt buộc.

- Cấu tạo của virus:

+ Lõi là axít nucleic, có thể là ADN hoặc ARN mạch đơn hay mạch kép.

+ Vỏ là phân tử protein (gọi là capsit): Được cấu tạo từ các đơn vị hình thái gọi là capsôme.

+ Tổ hợp axít nucleic và vỏ capsít gọi là nuclêocapsít. - Giáo viên cần lưu ý học sinh:

+ Một số virus còn có thêm vỏ bao ngoài vỏ capsít, cấu tạo từ lớp kép lipid và protein gọi là vỏ ngoài. Trên mặt vỏ ngoài có các gai glicoprotein đóng vai trò là kháng nguyên và giúp virus bám lên bề mặt tế bào chủ.

+ Virus không có vỏ ngoài gọi là virus trần.

+ Virus chưa có cấu tạo tế bào nên gọi là hạt virus. Ở ngoài tế bào virus tạo thành tinh thể.

Mục II : Hình thái của virus

- GV yêu cầu HS quan sát hình 29.2 và đọc SGK để phân biệt 3 dạng cấu trúc: xoắn, khối, hỗn hợp.

- Giáo viên lưu ý: Trong ba loại cấu trúc trên trên thì các phagơ có cấu trúc phức tạp nhất.

- Còn sơ đồ thí nghiệm của Franke và Corat GV phân tích cho HS bằng sơ đồ hình 29.3 (dành cho HS khá, giỏi).

III. Thông tin bổ sung

- Kích thước của HIV vô cùng nhỏ bé, chỉ vào khoảng 80 – 120nm (1nm = 10-9 m).Do vậy ta chỉ nhìn thấy nó dưới kính hiển vi điện tử phóng đại hàng triệu lần. Nhờ kích thước nhỏ bé này mà HIV có thể thâm nhập vào cơ thể thông qua các vết xước rất nhỏ và có thể qua cả niêm mạc.

- Khả năng biến đổi (thay hình đổi dạng) của virus HIV rất lớn nên hiện nay trên thế giới có nhiều chủng HIV khác nhau. Đây là khó khăn lớn nhất đối với việc nghiên cứu, chế tạo vắcxin chống HIV/AIDS. Do đó, hiện nay vẫn chưa tìm ra vắcxin phòng chống HIV/AIDS.

- Trong các phagơ, phagơ kí sinh ở E.coli được nghiên cứu kỹ nhất vì chúng có vai trò quan trọng trong kĩ thuật di truyền (KTDT). Các phagơ được chú ý nghiên cứu nhiều là các phagơ T ( đặc biệt là T2, T4, T7…).

Bài 30: Sự nhân lên của virus trong tế bào chủ I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Mức 1: (đạt chuẩn)

Nêu tóm tắt được chu kì nhân lên của virus trong tế bào chủ. Cụ thể: + HS nêu được đặc điểm mỗi giai đoạn nhân lên của virus.

+ HS nêu được đặc điểm của virus HIV, các con đường lây truyền bệnh và biện pháp phòng ngừa.

- Mức 2: (trên chuẩn)

+ HS giải thích được đặc điểm của mỗi giai đoạn trong chu kì nhân lên của virus.

+ HS trình bày được các quá trình lây nhiễm và phát triển của HIV trong cơ thể người.

+ HS có ý thức và phương pháp phòng tránh HIV/AIDS.

2. Kỹ năng

- Phân tích tranh hình, thông tin để phát hiện kiến thức. - So sánh, khái quát.

- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Hoạt động nhóm, cá nhân.

II. Phân tích nội dung của bài 1. Kiến thức trọng tâm

Mục I: Đây là nội dung trọng tâm của bài, GV tập trung phân tích 5 giai đoạn

nhân lên của virus.

- Giai đoạn hấp phụ: GV lưu ý cho HS tất cả các virus (trần hoặc có vỏ ngoài) đều gắn các gai glicoprotein hoặc protein bề mặt của mình vào các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào.

Quá trình hấp phụ xảy ra khi có mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus với thụ thể của tế bào. Điều này giải thích tại sao chỉ có những virus nhất định mới có thể gây nhiễm vào các tế bào nhất định.

Ví dụ: Virus polio chỉ hấp phụ được trên bề mặt tế bào người và linh trưởng không hấp phụ lên tế bào động vật khác vì không có thụ thể phù hợp cho chúng.

Nên tính đặc hiệu là rào cản không cho virus hấp phụ lên bất kỳ tế bào nào ngoài tế bào có thụ thể đặc hiệu.

- Giai đoạn xâm nhập: GV lưu ý đối với mỗi loại virus có cách xâm nhập vào tế bào chủ là khác nhau.

+ Đối với phagơ, chỉ phần axit nucleic được bơm vào còn phần vỏ ở ngoài.

+ Đối với virus động vật: Đưa cả nucleocapsit vào tế bào chất, sau đó mới cởi bỏ vỏ để giải phóng axit nucleic.

- Giai đoạn sinh tổng hợp:

Virus tiến hành tổng hợp hệ gen cho virus mới và protein cho riêng mình nhờ sử dụng enzim và nguyên kiệu của tế bào.

Quá trình tổng hợp protein gồm 2 giai đoạn tùy thuộc vào sự tổng hợp mARN.

- Giai đoạn lắp ráp: Quá trình lắp ráp axit nucleic với protein vỏ để tạo thành virus hoàn chỉnh xảy ra ở các vị trí khác nhau bên trong tế bào.

- Giai đoạn phóng thích:

Virus phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngoài.

Khi virus nhân lên mà làm tan tế bào gọi là chu trình tan.

Khi axit nucleic gắn xen vào NST của tế bào và nhân lên cùng với hệ gen của tế bào mà không phá vỡ tế bào gọi là chu trình tiềm tan.

Trong những điều kiện nhất định, virus có thể chuyển từ chu trình tiềm tan sang chu trình sinh tan và ngược lại.

Mục II: HIV/AIDS

Phần này GV nêu câu hỏi hướng dẫn, HS đọc SGK tìm hiểu để trả lời. - HIV là gì? Tại sao lại nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người? Hội chứng này dẫn đến hậu quả gì?

- Nêu các con đường lây nhiễm HIV?

- Kể tên và nêu đặc điểm các giai đoạn phát triển của virus HIV? - Nêu các biện pháp phòng tránh HIV?

III. Thông tin bổ sung

- Nhiệt độ dưới 0oC, tia X, tia cực tím không giết được HIV. Tuy nhiên khi ở ngoài cơ thể, dưới tác động của nhiệt độ và các chất sát trùng thông thường HIV lại bị tiêu diệt. Ví dụ: HIV bị tiêu diệt sau 30 phút ngâm trong cồn 70o, dung dịch Cloramin 1%, nước Javen 1%. Do vậy, nếu ta ngâm dụng cụ tiêm chích trong cồn 70o hoặc quần áo, đồ vải dính máu nhiễm HIV vào dung dịch Cloramin 1% trong 30 phút là có thể tiêu diệt được HIV.

- AIDS (Cách viết tắt từ các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh: Aquired Immuno Deficiency Syndrome) hay SIDA là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Thời gian từ khi

có nhiều trường hợp có thể kéo dài hàng chục năm nếu người nhiễm HIV biết cách giữ gìn sức khỏe và không có hành vi lây nhiễm HIV.

- Trong những năm gần đây, các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STI: Sex Transmitted Infection) có xu hướng gia tăng. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trên bình diện toàn cầu trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu người bị STI ( tính cả nhiễm HIV được phát hiện). Cùng với sự gia tăng của STI, đại dịch HIV/AIDS cũng lan tràn khắp thế giới. Tại Hoa Kỳ, sự lan truyền HIV qua đường tình dục diễn ra song hành với sự gia tăng của một số bệnh STI như giang mai, herpes, HPV (Human Papillomo Virus). Ở Châu Phi, tỷ lệ nhiễm HIV qua đường quan hệ tình dục là cao nhất (50%). Có thể nói rằng quan hệ tình dục không được bảo vệ dù bằng phương thức nào vẫn là con đường lây lan chủ yếu của HIV. Nguy cơ lây nhiễm HIV qua con đường tình dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là quan hệ với người bị STI. Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa HIV/AIDS và STI đặc biệt là các bệnh có loét ở cơ quan sinh dục (giang mai, herpes, HPV, hạ cam,…). Ở đâu có tỉ lệ STI cao ở đó có sự gia tăng HIV/AIDS. Ngược lại, vùng nào can thiệp, phòng chống STI tốt tỷ lệ nhiễm HIV sẽ rất thấp. Như vậy có thể nói STI vừa là bạn đồng hành, vừa là yếu tố nguy cơ, vừa là yếu tố chỉ điểm của HIV/AIDS.

Bài 31: Virus gây bệnh

Ứng dụng của virus trong thực tiễn I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Mức 1: (đạt chuẩn)

+ HS nêu được tác hại của virus (đối với vi sinh vật, thực vật và côn trùng), cách phòng tránh.

+ HS nêu được một số ứng dụng của virus trong thực tiễn.

- Mức 2: (trên chuẩn)

+ Trình bày được các đặc điểm và tác hại của những bệnh do virus gây ra ở vi sinh vật, côn trùng, thực vật, động vật và con người. Từ đó có biện pháp phòng tránh cũng như thấy được ứng dụng của virus trong thực tiễn.

+ Phân tích cơ sở khoa học của kĩ thuật di truyền và cơ sở khoa học của dịch bệnh do virus gây ra ở người, gia súc và cây trồng. Từ đó có ý thức và biện pháp phòng tránh.

2. Kỹ năng

- Rèn một số kỹ năng như:

+ Nghiên cứu thông tin, tranh hình phát hiện kiến thức. + Phân tích, so sánh, tổng hợp.

+ Tư duy logic, khái quát kiến thức.

+ Vận dụng lí thuyết giải thích hiện tượng thực tế. + Hoạt động nhóm.

- Chỉ ra các virus gây hại và ứng dụng của virus.

2. Phân tích nội dung Mục I:

1. Virus kí sinh ở vi sinh vật (phagơ)

- Học sinh phải nắm được những nội dung sau:

+ Số lượng bệnh do phagơ gây ra: Hiện biết khoảng 3000 phagơ gây bệnh ở vi sinh vật.

+ Đối tượng kí sinh: Nhiều loại vi sinh vật nhân sơ và nhân thực, song được nghiên cứu kĩ hơn cả là các phagơ của E.coli.

+ Tác hại và ứng dụng của phagơ: Gây tổn thất lớn cho nhiều ngành công nghiệp vi sinh (sản xuất mì chính, sinh khối, thuốc trừ sâu sinh học, thuốc kháng sinh). Ngoài ra phagơ có ưu điểm là nó đã trở thành công cụ thuận lợi cho sự phát triển của kĩ thuật gen.

2. Virus kí sinh ở thực vật

- Học sinh cần nắm được những nội dung sau:

+ Số lượng bệnh do virus gây ra ở thực vật 600 – 1000 bệnh.

+ Virus tự nó không có khả năng xâm nhập vào tế bào thực vật. Phần lớn gây nhiễm nhờ côn trùng (bọ trĩ, bọ rầy,…).

+ Con đường lây nhiễm và cách nhân lên.

+ Biểu hiện của bệnh và tên một số bệnh phổ biến, thường gặp nhất. + Biện pháp xử lý khi phát hiện bệnh và biện pháp phòng tránh.

- Giáo viên gợi ý cho học sinh trả lời lệnh: Trong trồng trọt thường có hiện tượng bệnh tật do virus gây ra? (Bệnh khảm ở cây thuốc lá, dưa chuột, súplơ, khoai tây, cà chua…).

3. Virus kí sinh ở côn trùng

- Học sinh phải nắm được 2 nhóm virus kí sinh ở côn trùng:

+ Nhóm virus chỉ kí sinh ở côn trùng: Nhiều loại virus chỉ kí sinh ở côn trùng, đại diện là virus Baculo kí sinh ở nhiều sâu bọ ăn lá cây.

+ Nhóm virus kí sinh ở côn trùng sau đó mới nhiễm vào người và động vật: Đã phát hiện khoảng 150 loại virus kí sinh trên côn trùng (muỗi, bọ chét) truyền bệnh cho người và động vật.

- Giáo viên lưu ý: Các bệnh nguy hiểm do côn trùng truyền virus vào người như viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết. Những năm gần đây xã hội và các nhà khoa học đã có nhiều cố gắng nhưng đôi khi vẫn có sự bùng phát thành dịch sốt xuất huyết gây nhiều thiệt hại ở một số nơi.

- Học sinh tự rút ra cách phòng tránh: đi ngủ phải mắc màn, tiêu diệt bọ gậy, muỗi…

Mục II: Ứng dụng của virus trong thực tiễn

- Học sinh cần nắm được bên cạnh những tác hại do virút gây ra thì chúng cũng có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Cụ thể:

1. Trong sản xuất các chế phẩm sinh học

- GV chỉ cần phân tích một nội dung qui trình sản xuất inteferon bao gồm khái niệm, tính chất của inteferon và người ta sản xuất intefron như thế nào?

2. Trong nông nghiệp: Thuốc trừ sâu từ virus

- Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học có nhiều ưu điểm: Chỉ diệt một số loại sâu nhất định, không độc hại cho người và động vật, môi trường sinh thái như thuốc trừ sâu hóa học, dễ bảo quản, sản xuất, giá thành hạ,…

III. Thông tin bổ sung

- Người ta đã tổng kết: Trong lịch sử loài người, số người chết do dịch bệnh do virus gây ra còn lớn hơn tất cả các cuộc chiến tranh, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn đói, các trận động đất, lũ lụt và tai nạn giao thông cộng lại. Loài người đã coi sự phát hiện ra vắcxin là một trong những thành tựu lớn nhất của y học thế kỷ XX, chỉ đứng sau việc tìm ra thuốc kháng sinh. - Đối với một số bệnh nguy hiểm chưa tìm ra được vắcxin phòng bệnh như đại dịch HIV/AIDS, dịch SARS, dịch sốt xuất huyết, sốt rét thì các em cần nắm được phương thức lây nhiễm của các bệnh này để có các biện pháp phòng tránh hợp lý.

Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Mức 1: (đạt chuẩn)

+ HS trình bày được khái niệm bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, inteferon.

+ HS trình bày được các phương thức lây truyền của bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh.

- Mức 2: (trên chuẩn)

+ HS hiểu và trình bày được khái niệm về bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, inteferon và phân biệt được các loại miễn dịch.

+ HS hiểu được cơ chế lây truyền của bệnh truyền nhiễm, từ đó đề xuất biện pháp phòng tránh.

+ Xác định được nguyên nhân của loại dịch bệnh, từ đó có ý thức phòng và thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng chống dịch bệnh.

2. Kỹ năng

- Rèn một số kỹ năng sau đây: + Phát hiện kiến thức từ thông tin.

+ Vận dụng vào thực tế, giải thích các hiện tượng bằng cơ sở khoa học. + Hoạt động nhóm.

II. Phân tích nội dung của bài 1. Kiến thức trọng tâm

- Khái niệm về bênh truyền nhiễm, các phương thức lây truyền và biện pháp phòng tránh.

- Khái niệm miễn dịch và phân biệt các loại miễn dịch.

2. Phân tích nội dung Mục I: Bệnh truyền nhiễm 1. Khái niệm

- Phần này giáo viên yêu cầu học sinh kể tên một số bệnh truyền nhiễm mà em biết trong thực tiễn cuộc sống. Từ đó giúp học sinh nắm được khái niệm về bệnh truyền nhiễm: Là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác.

- Học sinh cần nắm được ba điều kiện gây bệnh:

Một phần của tài liệu Biện pháp thực hiện dạy học chương III, phần ba sinh học 10 THPT theo chuẩn kiến thức, kĩ năng (Trang 25 - 39)