7. Những đóng góp mới của đề tài
2.2.5 Quy trình thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
Sau khi phân tích nội dung các bài trong chương III, phần ba, - Sinh học 10 chương trình cơ bản, chúng tôi xin đưa ra quy trình thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng gồm 4 bước như sau như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
+ Chuẩn quy định như thế nào.
+ Cụ thể hóa mục tiêu bao gồm: mức độ, thành phần,… + Lưu ý cách diễn đạt mục tiêu (động từ hành động: cân, đo, đong, đếm).
+ Lưu ý về đối tượng học sinh để mở rộng kiến thức chuẩn.
Bước 2: Lựa chọn nội dung dạy học theo chuẩn:
Cần nhận thức đúng đắn về kiến thức cơ bản, về hình thành kỹ năng, năng lực cho học sinh qua học tập.
- Về kiến thức cơ bản, kiến thức cơ bản đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Tính chính xác, kiến thức trong chương trình Sinh học ở trường phổ thông là kiến thức cơ sở của sự sống mà khoa học đã khẳng định, không cung cấp cho học sinh những vấn đề còn tranh luận. Song cần trình bày cho các em ý thức về sự phát triển của khoa học ở trình độ phát triển xây dựng chương trình cho nên phải đảm bảo tính chính xác.
+ Tính điển hình: Vì không thể cung cấp nhiều kiến thức, song phải phác hoạ bức tranh khá đầy đủ, chân xác về sự sống, nên phải lựa chọn những kiến thức điển hình, tiêu biểu cho một quy luật, một quá trình hay một sự kiện sinh học. Tính điển hình đã bao hàm tính chính xác khoa học.
+ Tính cơ bản: Kiến thức không nhiều, phải chính xác và điển hình, nên chọn những kiến thức cơ bản. Đây là những kiến thức rất cần thiết, không thể thiếu được, đủ để biết và hiểu chính xác lịch sử quá khứ, theo yêu cầu và trình độ của học sinh.
Có thể hiểu chuẩn của chương trình là yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà học sinh có thể cần đạt được sau khi học tập một chương, một khóa trình, một lớp, một cấp học. Như đã nói trên, đây là kiến thức tối thiểu nhưng rất cần thiết mà học sinh cần có để đạt được trình độ của chương trình một lớp, một cấp.
- Chuẩn kĩ năng:
Đã từng tồn tại khá dai dẳng một quan niệm sai lầm, cho rằng trong học tập nói chung, học sinh học nói riêng, phải học thuộc kiến thức được cung cấp, ghi nhớ máy móc kiến thức, chứ không cần phương pháp để học. Quan niệm sai lầm này đã xoá bỏ tác dụng của phương pháp học tập, làm suy giảm năng lực tư duy, tính tích cực của học sinh và hậu quả không tránh khỏi là hạ thấp chất lượng dạy học bộ môn.
Trái ngược hẳn với phương pháp trên là phương pháp dạy người học suy nghĩ, tìm tòi, mở rộng tư duy và năng lực sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học theo kiểu cũ không thể giúp học sinh tiếp nhận được kiến thức, nên chuẩn kiến thức phải gắn với chuẩn kĩ năng.
Kĩ năng học tập ở trường phổ thông là công việc được rèn luyện thường xuyên từ Tiểu học, THCS rồi đến THPT. Tuỳ theo trình độ của học sinh mỗi cấp mà rèn luyện cho các em năng lực, tự học, biết đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới vào hoạt động thực tiễn. Đối với bộ môn sinh học, kĩ
năng vừa thể hiện những yêu cầu, đặc trưng của môn học, như kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành thí nghiệm, hình thành khái niệm sinh học, phân tích sự kiện, các quá trình và quy luật sinh học rút ra nhận định, kết luận...
Từ đó xác định nội dung trọng tâm, nội dung không trọng tâm, nội dung trong chuẩn có mà SGK không có.
Bước 3: Xác định phương pháp và phương tiện dạy học
Bước 4: Tổ chức các hoạt động dạy học bao gồm: ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, bài mới, củng cố, dặn dò.