Kiểm định Cronbach Alpha đối với các thang đo lý thuyết

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI THƯƠNG HIỆU BỘT GIẶT TẠI THỊ TRƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 43 - 47)

Việc đánh giá các thang đo thông qua hệ số alpha của Cronbach nhằm đảm bảo độ tin cậy cho thang đo – nó cho ta biết các biến đo lường có liên kết với nhau hay không, nhưng nó lại không cho chúng ta biết biến nào cần loại bỏ. Do đó, cùng với hệ số Cronbach Alpha thì hệ số tương quan giữa biến và tổng sẽ là một tiêu chí nhằm lọai bỏ các biến không đóng góp vào việc mô tả khái niệm cần đo.

Theo Hoàn Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005, 257): “nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alopha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới

21.29 44.55 26.73 7.43 Dưới 5 triệu/ tháng Từ 5 đến 10 triệu/ tháng Từ 10 đến 15 triệu/ tháng Trên 15 triệu/ tháng

hoặc mới với người trả lời trong bố cảnh nghiên cứu”. Như vậy tiêu chí chọn thang đo khi hệ số alpha của Cronbach đạt từ 0.6 trở lên và và loại bỏ các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Item Total Corelation) nhỏ hơn 0.3.

Bảng 4.2 Kết quả Cronbach Alpha của thang đo lòng trung thành thương hiệu

Thống kê biến – tổng

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu xóa biến

Lòng trung thành Cronbach's Alpha = .879

LTT1 12.47 3.454 0.758 0.836

LTT2 12.34 3.599 0.744 0.842

LTT3 12.33 3.417 0.769 0.832

LTT4 12.42 3.558 0.682 0.867

Thang đo lòng trung thành thương hiệu có 4 biến quan sát với hệ số Cronbach Alpha là 0.879, ngoài ra hệ số tương quan biến – tổng giữa các biến đều lớn hơn so với 0.3. Vậy thang đo này đã đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.

Bảng 4.3 Kết quả Cronbach Alpha của thang đo nhận biết thương hiệu

Thống kê biến – tổng

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu xóa biến

Nhận biết thương hiệu Cronbach's Alpha = .834

NBT1 11.11 3.918 0.686 0.781

NBT2 11.26 3.804 0.722 0.765

NBT3 11.25 3.978 0.620 0.810

Thang đo nhận biết thương hiệu có 4 biến quan sát với hệ số Cronbach Alpha là 0.834, hệ số tương quan biến – tổng giữa các biến đều lớn hơn 0.3. Vậy thang đo này đã đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.

Bảng 4.4 Kết quả Cronbach Alpha của thang đo chất lượng cảm nhận

Thống kê biến – tổng

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu xóa biến

Chất lượng cảm nhận Cronbach's Alpha = .870

CLC1 20.34 8.125 0.709 0.841 CLC2 20.32 8.289 0.736 0.838 CLC3 20.34 8.165 0.680 0.846 CLC4 20.30 8.120 0.716 0.840 CLC5 20.42 8.513 0.658 0.851 CLC6 20.32 8.398 0.544 0.873

Thang đo chất lượng cảm nhận có 6 biến quan sát với hệ số Cronbach Alpha là 0.870, bên cạnh đó hệ số tương quan biến – tổng giữa các biến đều lớn hơn so với 0.3. Vậy thang đo này đã đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.

Bảng 4.5 Kết quả Cronbach Alpha của thang đo lòng ham muốn thương hiệu

Thống kê biến – tổng

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu xóa biến

Lòng ham muốn thương hiệu Cronbach's Alpha = .870

LHM1 20.45 6.627 0.702 0.842 LHM2 20.48 6.927 0.684 0.846 LHM3 20.37 6.722 0.685 0.845 LHM4 20.50 7.256 0.614 0.857 LHM5 20.44 6.835 0.644 0.852 LHM6 20.26 6.650 0.687 0.845

Thang đo lòng ham muốn thương hiệu có 7 biến quan sát với hệ số Cronbach Alpha là 0.870, ngoài ra, hệ số tương quan biến – tổng giữa các biến đều lớn hơn nhiều so với 0.3. Vậy thang đo này đã đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.

Bảng 4.6 Kết quả Cronbach Alpha của thang đo thái độ đối với chiêu thị

Thống kê biến – tổng

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu xóa biến

Thái độ đối với chiêu thị Cronbach's Alpha = 0.873

TDC1 16.68 5.173 0.706 0.845

TDC2 16.63 5.110 0.740 0.836

TDC3 16.76 5.030 0.721 0.841

TDC4 16.79 5.429 0.648 0.859

Thang đo thái độ đối với chiêu thị có 6 biến quan sát với hệ số Cronbach Alpha là 0.873, hệ số tương quan biến – tổng giữa các biến đều lớn hơn 0.3. Vậy thang đo này đã đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.

Bảng 4.7 Kết quả Cronbach Alpha của thang đo mức độ bao phủ

Thống kê biến – tổng

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu xóa biến

Mức độ bao phủ Cronbach's Alpha = 0.756

MDB1 8.31 1.340 0.596 0.660

MDB2 8.57 1.400 0.540 0.726

MDB3 8.19 1.400 0.622 0.634

Thang đo mức độ bao phủ có 3 biến quan sát với hệ số Cronbach Alpha là 0.808, hệ số tương quan biến – tổng giữa các biến đều lớn hơn 0.3. Như vậy thang đo lường này sử dụng được. Vậy thang đo này đã đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI THƯƠNG HIỆU BỘT GIẶT TẠI THỊ TRƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 43 - 47)