Các chính sách đối với dân vùng chịu bão lũ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phòng chống lũ phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng hạ du lưu vực sông gianh tỉnh quảng bình (Trang 106 - 110)

Trong chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, triển khai theo Nghị quyết 06 của Bộ là xây dựng nông thôn hiện đại theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá cụ thể đối với vùng nghiên cứu cần được tiến hành:

- Rà soát trên địa bàn những cộng đồng dân cư đang định cư tại những điểm có khả năng sạt trượt không an toàn trong mùa mưa kể cả ở sườn dốc và ven sông. Lập kế hoạch di dời tái định cư, hoặc ổn định khu định cư để đảm bảo tính mạng tài sản cho dân và ổn định nông thôn.

- Rà soát các trường học, bệnh xá, trạm xá, các công trình phúc lợi nằm trong vùng hay bị lũ bão uy hiếp: Tuyên Hoá, Minh Hoá, Bố Trạch, Quảng Trạch để có biện pháp tôn nền, nâng tầng để đảm bảo không bị ngập lũ. Khuyến khích dân tự làm bằng cách hỗ trợ thêm kinh phí để kiên cố hoá.

- Chính sách hỗ trợ cho dân nghèo làm ngư nghiệp bằng biện pháp cấp cho họ phương tiện cứu sinh, phao dụng cụ nghề và phương tiện nghe, nhìn nhận tín hiệu khi có bão lũ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Qua phân tích và đánh giá tình hình lũ lụt trên lưu vực sông Gianh thì ta thấy thiệt hại do lũ gây ra trên lưu vực ngày càng lớn, làm cho phát triển kinh tế kém bền vững ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của nhân dân. Luận văn được nghiên cứu với mục đích nghiên cứu tìm hiểu về tình hình và nguyên nhân gây lũ lụt để từ đó làm tốt công tác phòng chống lụt bão trên lưu vực sông Gianh, hỗ trợ cho phát triển kinh tế xã hội, kêu gọi vốn đầu tư, cải thiện đời sống nhân dân và xoá đói giảm nghèo.

Những kết quả đã đạt được của luận văn:

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn của các lưu vực sông ảnh hưởng đến vùng nghiên cứu.

- Đánh giá tình hình kinh tế xã hội và phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình đặt ra yêu cầu chống lũ rất là cần thiết.

- Đánh giá tình hình thiệt hại do úng lụt và phân tích nguyên nhân gây ngập lụt. Qua đây ta thấy được tình hình thiệt hại về lũ trong vùng nghiên cứu rất lớn đòi hỏi có các biện pháp chống lũ kịp thời đảm bảo đời sống của người dân.

- Đánh giá hiện trạng công trình phòng chống lũ sông Gianh.Nhìn chung công trình chống lũ vùng này hầu như đều đã xuống cấp, không bảo bảo thông số thiết kế cần nâng cấp sửa chữa để đảm bảo được yêu cầu chống lũ.

- Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn (phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu phòng lũ, tiêu chuẩn chống lũ,… ), áp dụng công nghệ tiên tiến, đề xuất các biện pháp nhằm từng bước chống triệt để lũ Tiểu mãn, lũ Hè thu tần suất 10% để bảo vệ sản xuất, bao gồm:

+ Các giải pháp phi công trình: Chỉ huy phòng chống lụt bão; Trồng rừng và bảo vệ rừng; Công trình phụ trợ cứu hộ, cứu nạn; Tuyên truyền giáo dục cộng đồng; Xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo lũ; Biện pháp an toàn hồ đập trong mùa mưa lũ. + Về biện pháp công trình phòng, chống lũ đã đề xuất giải pháp nâng cấp 73,9 km đê (trong đó: Đê tả Gianh dài 23,5 km, đê hữu Gianh 36,34 km, đê Tân Lý - Vân Lôi dài 9,6 km, đê La Hà - Văn Phú dài 4,5 km) đảm bảo chống được lũ Hè

thu, tần suất 10% để bảo vệ sản xuất và có biện pháp an toàn cho công trình khi lũ vượt thiết kế tràn qua.

Đối với lũ chính vụ, việc chống lũ triệt để là không khả thi, cần áp dụng các biện pháp né tránh lũ: Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đồng thời các tuyến giao thông huyết mạch, cơ sở hạ tầng, các cụm dân cư phải có cốt nền cao hơn mực nước lũ chính vụ tần suất 5%.

II. KIẾN NGHỊ

Qua việc tính toán áp dụng mô hình vào nghiên cứu thấy rằng một số vấn đề cần được nghiên cứu sâu thêm:

- Việc nghiên cứu trong luận văn này mới chỉ phân tích được một số nguyên nhân và yếu tố chính có tác động đến tình hình lũ lụt trong lưu vực cũng như mới chỉ đưa ra các phương án giảm thiểu tác hại của lũ lụt và chủ yếu xét đến khía cạnh quy hoạch phát triển thuỷ lợi, còn các giải pháp công trình cũng mới xét trên góc độ định hướng chưa đi sâu nghiên cứu thiết kế cụ thể.

- Trong luận văn này với nguồn tài liệu cơ bản cũng như việc điều tra mức độ thiệt hại do ngập lụt chưa thật đầy đủ nên cũng phần nào hạn chế việc tính toán về các chỉ tiêu kỹ thuật.

- Các giải pháp công trình được đề xuất mới dừng ở mức được xác định quy mô chống lũ thiết kế toàn tuyến của các hạng mục đê điều cần bổ sung nâng cấp.

Đây chính là những điểm hạn chế của luận văn, cần tiếp tục nghiên cứu trong tương lai.

Do thời gian hạn chế, đề tài nghiên cứu lại rất rộng khối lượng tính toán nhiều nên nội dung và kết quả tính toán không thể tránh khỏi sai sót, vì vậy rất mong được sự đóng góp của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học và đồng nghiệp.

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2013

Tác giả

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Phạm Ngọc Hải, Tống Đức Khang, Phạm Việt Hòa (2007), Quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi, NXB Xây dựng

2. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình, Báo cáo tổng kết công tác phòng chống lũ bão hàng năm tỉnh Quảng Bình.

3. Tổng Cục Thống kê, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2011.

4. UBND tỉnh Quảng Bình, Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2008-2011.

5. UBND tỉnh Quảng Bình, Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.

6. Viện Khí tượng Thủy văn (1985), Đặc trưng hình thái lưu vực sông Việt Nam, Hà Nội.

7. Viện Quy hoạch Thuỷ lợi, (2007), Quy hoạch thủy lợi vùng ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung bộ.

8. Viện Quy hoạch Thủy lợi, Rà soát bổ sung Quy hoạch phòng chống lũ Miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận do Viện Quy hoạch Thủy lợi thực hiện từ năm 2010 đến 2011.

9. Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010) :Chiến lược phát triển thủy lợi đến năm 2020.

10. Hà Văn Khối (2003) : Giáo trình Quy hoạch và quản lý nguồn nước, Tài liệu giảng dạy cao học, Trường Đại học thủy lợi

Tiếng Anh

1. DHI Water & Environment, MIKE 11 MODEL for integrated water resources management planning.

2 .DHI Water & Environment, 2000. MIKE 11 A Modelling System for Rivers and Channels. Reference Manual. 472 pp.

3. DHI Water & Environment, 2002. MIKE 11 A Modelling System for Rivers and Channels. User Guide. 396 pp.

4. Dự án Tăng cường năng lực các Viện ngành nước (WRSI), 2003. Đĩa CD Tài liệu đào tạo - Hà Nội 10/2003. WAterSPS/MARD-DANIDA.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phòng chống lũ phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng hạ du lưu vực sông gianh tỉnh quảng bình (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)