Công tác trồng rừng và bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phòng chống lũ phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng hạ du lưu vực sông gianh tỉnh quảng bình (Trang 102 - 103)

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng có lượng mưa khá lớn, độ dày thảm phủ rừng có vai trò rất quan trọng đối với hạn chế tác hại do lũ gây ra. Về nguyên lý, để rừng phát huy hiệu quả phòng chống lũ thì tỷ lệ che phủ rừng phải đạt trên 50% diện tích tự nhiên lưu vực. Chất lượng rừng cũng quyết định đến hiệu quả giảm lũ: Rừng một tầng có dòng chảy mặt cao hơn 1,5 so với rừng ba tầng. Khả năng phòng hộ của rừng trồng kém hơn rừng tự nhiên rất nhiều.

Thực tế trên địa bàn vùng nghiên cứu có 350.947 ha rừng, chiếm xấp xỉ 70% diện tích tự nhiên của vùng. Tuy nhiên ngoài khu vực phía Tây của vùng nghiên cứu, chất lượng thảm phủ rừng còn tương đối tốt. Càng tiến dần về phía Đông thảm phủ rừng càng giảm. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng khoảng 175.000 ha, chiếm xấp xỉ 50% diện tích đất lâm nghiệp.

Theo định hướng phát triển lâm nghiệp trên địa bàn vùng nghiên cứu phấn đấu đến năm 2020, diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 245.000 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 70% diện tích đất lâm nghiệp.

Một số việc cần làm ngay để tăng cường thảm phủ rừng:

- Hạn chế chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng bảo tồn sang rừng sản xuất. - Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng để người dân bảo vệ và phát triển vốn rừng, đồng thời có chính sách hợp lý để đảm bảo cho nông dân sống bằng nghề rừng.

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục để người dân hiểu và có trách nhiệm bảo vệ rừng.

tiến bộ kỹ thuật vào trồng rừng.

- Huy động mọi nguồn vốn nhà nước, ODA, vốn thuế tài nguyên để đầu tư trồng mới, chăm sóc và bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phòng chống lũ phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng hạ du lưu vực sông gianh tỉnh quảng bình (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)