Nhận xét kết quả tính toán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phòng chống lũ phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng hạ du lưu vực sông gianh tỉnh quảng bình (Trang 92 - 97)

Từ kết quả tính toán ta có đường biểu đồ quan hệ giữa cao trình đê hiện trạng và mực nước tính toán với các trường hợp đê hiện trạng và lên đê như sau:

BIỂU ĐỒ CAO TRÌNH ĐÊ HIỆN TRẠNG VÀ MỰC NƯỚC TÍNH TOÁN VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP ĐÊ HIỆN TRẠNG VÀ LÊN ĐÊ

VỚI LŨ HÈ THU 10% 0 0,5 1 1,5 2 2,5 Cồn Ngựa Phù Trịch Nhập lưu s. Son - Gianh

Cầu Gianh Cửa Gianh

vị trí

cao

đ

MN với đê hiện trạng

MN với TH lên đê Cao trình đê hiện trạng

Hình 3.4: Biểu đồ cao trình đê hiện trạng với mực nước tính toán với các trường hợp đê hiện trạng và lên đê lũ Hè thu 10%

Hình 3.5: Biểu đồ cao trình đê hiện trạng với mực nước tính toán với các trường hợp đê hiện trạng và lên đê lũ chính vụ 5%

BIỂU ĐỒ CAO TRÌNH ĐÊ HIỆN TRẠNG VÀ MỰC NƯỚC TÍNH TOÁN VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP ĐÊ HIỆN TRẠNG VÀ LÊN ĐÊ

VỚI LŨ CHÍNH VỤ 5% 0 1 2 3 4 5 6 Cồn

Ngựa Phù Trịch Nhập lưus . Son - Gianh Cầu Gianh Cửa Gianh vị trí ca o

độ MN với đê hiện trạngMN với TH lên đê

- Phương án 1 (HT-10%): Kết quả tính toán mực nước dọc hệ thống sông cho thấy, hệ thống đê sông Gianh nhiều đoạn thấp hơn so với mực nước lũ Hè thu 10%, cụ thể là: Đê tả sông Gianh đoạn thuộc Quảng Liên, đê hữu sông Gianh đoạn thuộc Quảng Tiên thấp hơn xấp xỉ (0,1-0,3) m. Đê Tân Lý - Vân Lôi, Cồn Nâm - Đông Thành thấp hơn xấp xỉ (0,3-0,5) m. Điều này cho thấy nếu xảy ra lũ Hè thu với tần suất 10%, nhiều đoạn đê sông Gianh vẫn bị ngập, ngay cả khi sử dụng các ô ruộng làm khu trữ.

- Phương án 2 (LĐ-10%): Kết quả tính toán cho thấy trường hợp lên đê, chống triệt để lũ Hè thu, tần suất 10%, mực nước trên thượng nguồn các sông hầu như không thay đổi so với phương án đê hiện trạng. Mực nước chỉ gia tăng ở hạ lưu các sông: Trên sông Gianh từ Phù Trịch đến Cầu Gianh mực nước gia tăng khoảng (3- 4) cm; trên sông Son từ cầu Ngân Sơn đến ngã ba sông Son mực nước gia tăng từ (2-4) cm; trên sông Rào Nan, từ hạ lưu đập Rào Nan đến ngã ba sông Son - Rào Nan mực nước gia tăng từ (1-3) cm.

- Phương án 3 (CV-5%):Kết quả tính toán cho thấy trong trường hợp hệ thống đê như hiện tại mực nước lũ chính vụ 5% cao hơn mực nước lũ Hè thu 10% trên toàn tuyến xấp xỉ từ (2,2-4)m. Tổng lượng lũ 5% trên toàn hệ thống sông Gianh cũng gia tăng hơn so trường hợp lũ Hè thu 10% xấp xỉ 1 tỷ m3

.

- Phương án 4 (LĐ-5%):Kết quả tính toán cho thấy, với giả thiết lên đê, chống lũ chính vụ 5% triệt để cho vùng đồng bằng sông Gianh mực nước gia tăng trên trên toàn hệ thống sông so với trường hợp đê hiện trạng từ (0,1-0,45) m. Trên sông Gianh, mực nước tại Mai Hóa tăng 0,14 m, tại Cồn Ngựa tăng 0,43 m, tại Cầu Gianh tăng 0,34 m. Trên sông Son mực nước tại cầu Ngân Sơn tăng 0,28 m, tại Tân Định tăng 0,34 m. Trên sông Rào Nan, mực nước tại hạ lưu đập Rào Nan tăng 0,2 m, tại Cồn Nậm tăng 0,33 m. Điều này cho thấy khả năng điều tiết đối với lũ chính vụ của vùng đồng bằng sông Gianh là rất đáng kể.

Hình 3.6: Đường quan hệ Q~t, lũ chính vụ 5% tại cầu sông Gianh, trường hợp đê hiện tại và lên đê

Dựa trên kết quả tính toán của các phương án trên, chúng tôi có nhận xét sau: - Nếu chọn phương án lên đê đảm bảo chống được lũ chính vụ, tần suất 5% (phương án 4): Đê sẽ cao hơn so với tuyến đê hiện nay xấp xỉ từ 2,7-4,5 m và chiều cao đê trên toàn hệ thống sông Gianh sẽ từ 5-7,5 m.

- Qua thực tế chống lũ hiện nay cho thấy, các tuyến đê đều thấp, có chiều cao xấp xỉ khoảng 2,2-3,0 m nhưng vẫn thường xuyên bị phá hỏng trong thời kỳ lũ chính vụ, điển hình như các năm 1996, 2007, 2010. Ngoài việc mặt cắt đê còn nhỏ, chất lượng đê chưa tốt, còn một nguyên nhân chính được cho là tác động gây phá hủy đê là do lũ sông Gianh có cường suất rất lớn, lên nhanh và xuống cũng nhanh gây tác động mạnh lên thân đê. Như vậy nếu như xây dựng tuyến đê cao, đảm bảo chống được lũ chính vụ tần suất 5% sẽ rất khó để đảm bảo an toàn cho đê.

- Phân tích về mặt địa hình, mưa lũ trong lưu vực: Do đặc thù của vùng đồng bằng sông Gianh, ảnh hưởng của lũ không chỉ từ thượng nguồn đổ về mà còn chịu tác động của lũ nội tại từ các vách núi đổ xuống vùng đồng bằng Nam, Bắc sông

Lên đê

Gianh. Như vậy nếu xây dựng các tuyến đê cao vô hình sẽ tạo thành các hồ chứa nước dọc hai bên sông vùng đồng bằng sông Gianh. Như vậy để đảm bảo chống triệt để lũ chính vụ 5% cho vùng trong đê khi đó sẽ phải xây dựng một hệ thống bơm tiêu với công suất lớn, đảm bảo tiêu được một tổng lượng khoảng 200 triệu m3

trong vòng 5 đến 7 ngày.

- Phân tích về mặt kinh tế - xã hội cho thấy: Nếu xây dựng hệ thống đê đảm bảo chống được lũ chính vụ tần suất 5%, kinh phí để xây dựng đê sẽ lớn hơn gấp 5,2 lần so với việc nâng cấp, tu bổ hệ thống đê hiện nay đảm bảo chống được lũ Hè thu 10%; Và việc xây dựng đê này cũng không đem lại hiệu ích về mặt kinh tế vì vùng bảo vệ của các tuyến đê sông Gianh là không lớn, cũng như không có các trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng.

- Mặt khác nếu xây dựng các tuyến đê cao để chống lũ chính vụ 5%, nếu xảy ra vỡ đê thì những thiệt hại xảy ra sẽ lớn hơn rất nhiều so với việc chủ động phòng tránh lũ chính vụ như hiện nay.

Từ những nhận định trên cho thấy việc sử dụng các biện pháp công trình để chống lũ chính vụ triệt để là không khả thi. Cần nghiên cứu, áp dụng các biện pháp né tránh lũ chính vụ: Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đồng thời các tuyến giao thông huyết mạch, cơ sở hạ tầng, các cụm dân cư phải có cốt nền cao hơn mực nước lũ chính vụ tần suất 5%.

Trong nghiên cứu này kiến nghị chọn mực nước chống lũ Hè thu theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phương án 2 (LĐ-10%) làm phương án thiết kế đê vì : Theo kết quả tính toán

thấy rằng mực nước trên thượng nguồn các sông hầu như không thay đổi so với phương án đê hiện trạng (phương án 1) nhưng với phương án 1 thì Đê tả sông Gianh đoạn thuộc Quảng Liên, đê hữu sông Gianh đoạn thuộc Quảng Tiên thấp hơn xấp xỉ (0,1-0,3) m. Đê Tân Lý - Vân Lôi, Cồn Nâm - Đông Thành thấp hơn xấp xỉ (0,3-0,5) m ngay cả khi sử dụng các ô ruộng làm khu trữ. Còn phương án 2 thì mực nước chỉ gia tăng ở hạ lưu các sông: Trên sông Gianh từ Phù Trịch đến Cầu Gianh mực nước gia tăng khoảng (3-4) cm; trên sông Son từ cầu Ngân Sơn đến ngã ba sông Son mực nước gia tăng từ (2-4) cm; trên sông Rào Nan, từ hạ lưu đập Rào Nan đến ngã ba sông Son - Rào Nan mực nước gia tăng từ (1-3) cm. Như vậy việc lên đê

phương án 2 sẽ đỡ tốn kém hơn phương án 1, đảm bảo an toàn cho đê và không cần sử dụng các ô ruộng làm khu trữ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phòng chống lũ phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng hạ du lưu vực sông gianh tỉnh quảng bình (Trang 92 - 97)