Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên mô hình hồi quy tuyến tính.
Sử dụng phần mềm STATA 11.0 để phân tích và xử lý các mô hình trong dữ liệu chéo. Tất cả kết quả phân tích được mô tả dưới dạng bảng biểu. Trình tự các phương pháp được thực hiện như sau:
Bước 1: Thống kê mô tả bằng cách cung cấp bảng tổng hợp mô tả số liệu của các biến
Bước 2: Phân tích tương quan giữa các biến
Bước 3: Chạy phương trình hồi quy và phân tích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập bằng cách chạy hồi quy với ước lượng OLS. Kết quả chạy hồi quy mô hình hồi quy tuyến tính cho biết:
Khi p-value < 0.05: Chấp nhận giả thuyết H1 và bác bỏ giả thuyết H0
Khi p-value > 0.05: Chấp nhận giả thuyết H0 và bác bỏ giả thuyết H1
Với H0 là tham số của biến độc lập = 0 (cụ thể là a, b, c, d, e, … = 0) Với H1là tham số của biến độc lập ≠ 0 (cụ thể là a, b, c, d, e, … ≠ 0)
CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC LÊN GIÁ CỔ PHIẾU
4.1 Mô tả thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách cổ tức lên giá cổ phiếu
Các biến trong mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách cổ tức lên biến động giá cổ phiếu như: biến động giá cổ phiếu, tỷ suất cổ tức, tỷ lệ chi trả cổ tức, quy mô công ty, tỷ lệ thu nhập, tỷ lệ nợ và tốc độ tăng trưởng được mô tả trong Bảng 4.1. Bảng đã thống kê giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và độ giao động của các biến:
Bảng 4.1 Mô tả thống kê các biến
Tên biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Độ giao động
P.vol 0.90686 0.08969 0.50289 D.yield 0.05052 0.03125 0.20412 Payout 0.44718 0.24589 1.99473 Size 19.8439 1.48428 8.22555 E.Vol 0.04741 0.04048 0.30208 Debt 0.10374 0.14176 0.57717 Growth 0.29859 0.58615 6.77848 Nguồn: tác giả thu thập và xử lý số liệu
Trong thống kê độ lệch chuẩn xác định mức độ ổn định của số liệu thống kê xoay quanh giá trị trung bình. Giá trị của độ lệch chuẩn càng thấp thì mức độ ổn định của số liệu càng lớn, dao động quanh giá trị trung bình càng nhỏ. Giá trị độ lệch chuẩn càng cao thì mức độ ổn định của số liệu càng nhỏ, dao động quanh giá trị trung bình càng lớn. Trong Bảng 4.1 đã chỉ ra rằng quy mô công ty (size) có giá trị trung bình là 19.8439 cao nhất so với các biến khác. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn (1.48428) và độ giao động (8.22555) của biến này cũng khá lớn. Mức độ biến thiên của tỷ suất cổ tức
(D.yield) quanh mức trung bình thấp so với các biến khác do có độ lệch chuẩn nhỏ nhất (0.03125) và độ giao động thấp 0.20412. Trong khi đó, tỷ lệ chi trả cổ tức (Payout) có mức độ ổn định thấp do có độ lệch chuẩn khá cao (0.24589), biên độ giao động là 1.99473.
4.2 Phân tích độ tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ảnh
hưởng của chính sách cổ tức lên giá cổ phiếu
Bảng 4.2 Mô tả sự tương quan giữa các biến trong mô hình
P.vol D.yield Payout Size E.vol Debt Growth
P.vol 1.000 D.yield -0.168* 1.000 Payout -0.029 0.408** 1.000 Size -0.283** -0.318** -0.150 1.000 E.vol 0.187* 0.044 -0.175* -0.023 1.000 Debt 0.072 -0.324** -0.066 0.331** -0.178* 1.000 Growth 0.001 -0.175 -0.178* 0.256** 00.064 0.240** 1.000 Nguồn: tác giả thu thập và xử lý số liệu Ghi chú: (*) với mức ý nghĩa 5%, (**) với mức ý nghĩa 1%
Bảng 4.2 mô tả mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Ta dễ dàng thấy rằng giữa biến động giá cổ phiếu (P.vol) và tỷ suất cổ tức (D.yield) có mối tương quan nghịch biến với giá trị -0.168 với mức ý nghĩa là 5%. Kết quả này thấp hơn so với kết quả của Baskin (1989) là -0.643 và trái ngược với kết quả của Allen và Rachim (1996).
Biến động giá cổ phiếu (P.vol) và tỷ lệ chi trả cổ tức (Payout) không có mối tương quan với nhau. Điều này trái ngược với kết quả của Baskin (1989) và kết quả nghiên cứu của Allen và Rachim (1996).
Kết quả Bảng 4.2 cũng chỉ ra rằng biến động giá cổ phiếu và qui mô công ty có quan hệ nghịch biến với nhau với giá trị là -0.283 với mức ý nghĩa là 1%. Các doanh nghiệp có qui mô lớn thường đa dạng hóa, được mong đợi có ít rủi ro và giá cổ phiếu ít biến động hơn so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Ngoài ra, thông tin của doanh nghiệp có quy mô lớn thường được công bố rộng rãi hơn, trong khi doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì điều này rất hạn chế. Do đó, quy mô công ty có thể ảnh tác động lên giá cổ phiếu.
Biến động giá cổ phiếu và biến động thu nhập của công ty có quan hệ đồng biến ở mức ý nghĩa là 5% điều này phù hợp với sự mong đợi của chúng ta.
Tỷ suất cổ tức (D.yield) và tỷ lệ chi trả cổ tức (Payout) có mối tương quan đồng biến với giá trị là 0.408 tại mức ý nghĩa là 1% và đạt mức cao nhất. Điều này cho thấy khả năng đa cộng tuyến giữa tỷ suất cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức. Xem xét vấn đề này, các biến kiểm soát được thêm vào mô hình hồi quy để xem liệu nó có thể gây ra bất kỳ sự thay đổi trong kết quả hồi quy. Mô hình hồi quy được lặp lại theo hai bước. Bước một, tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ không bao gồm trong mô hình hồi quy. Như vậy, phương trình hồi quy trong bước một chỉ bao gồm tỷ suất cổ tức (D.yield) và các biến kiểm soát như sau:
Mô hình 4
P.volj = a x D.yieldj+ c x Sizej + d x E.volj + e x Debtj + h x Growthj + €j (18) Trong đó:
P.volj: Biến động giá cổ phiếu của công ty j D.yieldj:Tỷ suất cổ tức công ty j
Sizej: Quy mô của công ty j
Debtj: Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản của công ty j Growthj: Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản của công ty j €j:Sai số.
Bước thứ hai, tỷ suất cổ tức sẽ bị loại ra khỏi mô hình hồi quy. Phương trình hồi quy trong bước này bao gồm tỷ lệ chi trả cổ tức (P.vol) và các biến kiểm soát như sau:
Mô hình 5
P.volj = b x Payoutj + c x Sizej + d x E.volj + e x Debtj + h x Growthj + €j (19) Trong đó:
P.volj: Biến động giá cổ phiếu của công ty j Payoutj: Tỷ lệ chi trả cổ cức của công ty j Sizej: Quy mô của công ty j
E.volj: Biến động lợi nhuận của công ty j
Debtj: Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản của công ty j Growthj: Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản của công ty j €j:Sai số.
Cũng trên Bảng 4.2, chúng ta thấy rằng, giữa tỷ suất cổ tức và qui mô doanh nghiệp có mối tương quan nghịch biến với giá trị là -0.318 ở mức ý nghĩa là 1%. Như vậy các công ty nhỏ thường có tỷ suất cổ tức cao hơn. Tỷ suất cổ tức (D.yield) và tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (Debt) cũng có mối tương quan nghịch biến tại mức ý nghĩa là 1% thì giá trị là -0.324. Điều này hoàn toàn đúng vì công ty có khoản nợ cao thì tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ giảm xuống.