Các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC LÊN GIÁ CỔ PHIẾU.PDF (Trang 28 - 32)

Năm 1989, kết quả nghiên cứu của Baskin: Chính sách cổ tức và biến động giá (Dividend policy and the volalitity of common stocks) đã được xuất bản. Nếu tồn tại mối liên hệ giữa chính sách cổ tức và giá cổ phiếu, các nhà đầu tư có thể sử dụng chính sách cổ tức để dự đoán biến động giá cổ phiếu và rủi ro đầu tư.

Baskin (1989) giải thích tác động tiêu cực của tỷ lệ cổ tức vào biến động giá cổ phiếu dựa trên hiệu ứng thời gian, tỷ suất lợi nhuận, mua bán chênh lệch giá và tác động của thông tin.

Hiệu ứng kỳ hạn (duration effect)

Ông đã sử dụng mô hình tăng trưởng Gordon để chứng minh hiệu ứng kỳ hạn. Ông giả định không có sự gia tăng của mức độ cổ tức và tỷ suất chiết khấu vốn chủ sở hữu Ke. Giá cổ phiếu được tính như sau:

= (1) Trong đó:

Pt: Giá cổ phiếu thời gian t Dt+1: cổ tức thời gian t+1

Ke: Tỷ suất chiết khấu vốn chủ sở hữu g: Tỷ lệ tăng trưởng không đổi

Lấy đạo hàm bậc 1 theo Ke của phương trình (1):

= −( ) (2)

Phương trình (2) có thể được điễn đạt lại:

- (dPt/dKe)/ (Pt/Ke) = Ke /( Dt+1/Pt) (3)

Phương trình (3) cho thấy rằng cổ phiếu của các công ty có tỷ suất cổ tức cao là ít nhạy cảm với biến động trong tỷ suất chiết khấu vốn chủ sở hữu và dự kiến sẽ có sự biến động giá thấp. Vì vậy, dự kiến cổ tức có tác động tiêu cực đối với biến động giá cổ phiếu.

Hiệu ứng tỷ suất sinh lợi (return of rate effect)

Một công ty với tỷ suất cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức thấp có khuynh hướng được đánh giá có giá trị do cơ hội đầu tư trong tương lai hơn là tài sản hiện có. Nếu dự đoán lợi nhuận từ cơ hội đầu tư trong tương lai ít tin cậy hơn lợi nhuận từ tài sản hiện có thì công ty với chính sách chi trả cổ tức và tỷ suất cổ tức thấp sẽ có biến động giá cổ phiếu cao hơn. Baskin (1989) sử dụng giả định trên để chứng minh tác động của tỷ suất lợi nhuận để giải thích tác động tiêu cực của tỷ suất cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức trên giá cổ phiếu thông qua mô tả dưới đây:

Công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức nhất quán với công thức (1-B) với B là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại.

Công ty có tỷ suất sinh lợi nội bộ là R dùng để tái đầu tư, mức độ tăng trưởng g sẽ là g = B*R (hay viết tắt BR)

Công ty không có phát hành cổ phiếu mới. Tỷ lệ chiết khấu Ke là hằng số.

Thay đổi g thành BR trong phương trình (1), chúng ta có:

Pt = Dt+1/ (Ke -BR) (4)

Đạo hàm bậc 1 của phương trình theo R là:

dPt/dR = - (BDt+1) / (Ke - BR)^2 (5) Chúng ta có thể diễn đạt phương trình (5) như sau:

-(dPt/dR)/( Pt/R) = BR /( Dt+1/Pt) (6)

Phương trình (6) cho thấy tỷ suất cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức có mối liện hệ nghịch biến với độ nhạy cảm của giá cổ phiếu đến tỷ suất sinh lợi.

Hiệu ứng chênh lệch giá (Arbitrage realization effect)

Baskin (1989) cũng giải thích tác động nghịch biến của tỷ lệ cổ tức trên biến động giá cổ phiếu dựa vào hiệu ứng chênh lệch giá. Các hiệu ứng chênh lệch giá được dựa trên giả định rằng thị trường tài chính không hiệu quả và các nhà đầu tư với các thông tin vượt trội có thể tận hưởng lợi nhuận từ việc định giá sai. Black và Scholes (1974) đã lập luận về hiệu ứng này. Để chứng minh hiệu ứng này, Baskin (1989) sử dụng mô hình sau đây với các giả định sau:

P là giá cổ phiếu.

P* là giá trị hiện tại của cổ tức trong tương lai (dự đoán dựa trên những thông tin hoàn hảo)

A là lãi suất chiết khấu từ giá trị nội tại Vì vậy: P = (1-A) P*

D là cổ tức dự kiến cho một khoảng thời gian Ke là lãi suất chiết khấu phù hợp

g là tỷ lệ lãi vốn nội tại dự kiến

Nhà đầu tư có đầy đủ thông tin sẽ nhận ra giá trị cổ phiếu đang bị định giá dưới giá mà họ sẽ mua ở giá P và trong đợi tỷ suất cổ tức (D/P) và không trong đợi lãi vốn g. Vì vậy, lợi nhuận mong đợi cho nhà đầu tư với đầy đủ thông tin Kasẽ là:

Ka = D/P+ g = Ke +A (D/P) (8)

Phương trình (8) chỉ ra rằng, lợi nhuận chênh lệch giá là kết quả của giá chiết khấu A và tỷ suất cổ tức. Như vậy, tỷ suất cổ tức cao (D/P) sẽ dẫn đến lợi nhuận mua bán chênh lệch sẽ cao hơn.

Hiệu ứng thông tin (Information effect)

Cơ chế ở đây cũng tương tự như hiệu ứng chênh lệch giá. Công ty cung cấp những thông tin đầy đủ thông qua việc chi trả cổ tức. Nếu thông tin là một dấu hiệu tốt, nhà đầu tư sẽ tin tưởng vào tình hình tài chính của công ty và như thế giá cổ phiếu sẽ ít biến động. Hiệu ứng thông tin sẽ giúp cho nhà quản lý kiểm soát biến động giá bằng cách gia tăng tỷ lệ chi trả cổ tức.

Giả thuyết nghiên cứu 1

Dựa trên giả thuyết trên của Baskin, tác giả xây dựng giả thuyết của bài nghiên cứu như sau:

H0: Không có mối liên hệ quan trọng nào giữa biến động giá cổ phiếu với tỷ suất cổ tức;

H1: Có mối liên quan giữa biến động giá cổ phiếu và tỷ suất cổ tức.

Giả thuyết nghiên cứu 2

Baskin (1989) đã mô tả mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ chi trả cổ tức với giá cổ phiếu dựa vào hiệu ứng thông tin và hiệu ứng tỷ suất lợi nhuận. Ông ta cho rằng chi trả cổ tức có thế là một mắt xích cho dự đoán cơ hội đầu tư và tăng trưởng. Vì thế, những doanh nghiệp có tỷ lệ chi trả cổ tức cao sẽ có ít biến động trong giá cổ phiếu. Ông còn giải thích rằng, các công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức cao sẽ giải thích được sự ổn định của công ty và từ đó giảm biến động giá cổ phiếu. Do đó, giả thuyết 2 của bài nghiên cứu này là:

H0: Không có mối liên quan giữa biến động giá cổ phiếu với tỷ lệ trả cổ tức; H1: Có mối liên quan giữa biến động giá cổ phiếu với tỷ lệ trả cổ tức

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC LÊN GIÁ CỔ PHIẾU.PDF (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)