Các biến phụ thuộc và độc lập trong mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC LÊN GIÁ CỔ PHIẾU.PDF (Trang 35)

Biến động giá cổ phiếu (P.vol): biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu này. Biến này đo lường biến động tăng giảm của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Cho việc tính biến động giá cổ phiếu hàng năm, trước hết biến động giá hàng năm của mỗi cổ phiếu chia cho trung bình giá điều chỉnh cao nhất và thấp nhất trong năm, kết quả này được bình phương lên. Mức trung bình này được tính cho tất cả 6 năm, sau đó lấy căn bậc hai để có thể so sánh với độ lệch chuẩn. Phương pháp tính biến động giá này phù hợp với Baskin (1989). Công thức tính biến động giá cổ phiếu như sau:

(12) Trong đó:

P.vol: Biến động giá cổ phiếu

Hi: Giá cổ phiếu cao nhất trong năm i Li: Giá cổ phiếu thấp nhất trong năm i Với i khoản thời gian từ năm 2007 tới 2012

3.1.3.2 Biến độc lập

Tỷ suất cổ tức của công ty (D.yield): đây là một biến độc lập chính của bài nghiên cứu. Là tỷ lệ phần trăm giữa cổ tức và thị giá cổ phiếu, hay là tỷ lệ cổ tức mà

nhà đầu tư nhận được so với số tiền mà họ phải trả để mua cổ phiếu đó. Tỷ suất cổ tức càng cao, thể hiện nhà đầu tư có tỷ suất sinh lợi càng cao còn tỷ suất cổ tức thấp thì điều đó chưa hẳn là xấu bởi vì nhà đầu tư có thể trông chờ vào tỷ suất sinh lợi từ lãi vốn của giá cổ phiếu trên thị trường vì thu nhập của nhà đầu tư bao gồm hai phần là cổ tức và chênh lệch giá do chuyển nhượng giá cổ phần. Trong bài nghiên cứu, biến này là kết quả của tổng cổ tức bằng tiền cho cổ phiếu phổ thông chia cho giá thị trường của mỗi công ty và cuối năm. Sau đó, lấy trung bình. Công thức tính tỷ suất cổ tức như sau:

D. yield =∑ / (13)

Trong đó:

D.yield: Tỷ suất cổ tức

Di: Tổng cổ tức bằng tiền mặt trả cho cổ phần thường trong năm i MVi: Giá thị trường của công ty vào cuối năm i

Với i (từ 1 đến 6) từ năm 2007 tới 2012

Tỷ lệ chi trả cổ tức (Payout): là một trong hai biến độc lập chính của bài nghiên cứu. Tỷ lệ này phản ánh, mức cổ tức mà cổ đông sẽ nhận được chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong thu nhập. Tỷ lệ chi trả cổ tức càng cao phản ánh công ty đã sử dụng phần lớn lợi nhuận thu được để chi trả cổ tức, đồng thời có một phần nhỏ để lại để tái đầu tư. Để tính biến này, tác giả lấy tổng cổ tức bằng tiền mặt chia cho cổ phiếu phổ thông chia cho lợi nhuận sau thuế mỗi năm. Sau đó, kết quả này sẽ được tính trung bình cho 6 năm như sau:

Payout =∑ / (14)

Trong đó:

Payout: Tỷ lệ chi trả cổ tức

Ei: lợi nhuận sau thuế trong năm i Với i (từ 1 đến 6) từ năm 2007 tới 2012

3.1.3.3 Biến kiểm soát

Các biến kiểm soát của bài nghiên cứu bao gồm: qui mô công ty (Size), biến động lợi nhuận (E.Vol), tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (Debt) và tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản (Growth)

Qui mô công ty (Size) là logarit trung bình 6 năm giá thị trường của công ty như sau:

Size = ln(∑ MVi/6) (15)

Trong đó:

Size: quy mô công ty

MVi: Giá thị trường của công ty vào cuối năm i Với i (từ 1 đến 6) từ năm 2007 tới 2012

Biến động thu nhập của công ty (E.vol): biến này là một trong những biến kiểm soát của nghiên cứu này. Tính biến động thu nhập, trước hết, tỷ lệ thu nhập hoạt động trên tổng tài sản được tính cho mỗi năm trừ đi trung bình của chúng và sau đó bình phương kết quả này. Cuối cùng, lấy căn bậc hai trung bình tổng thể trên trong 6 năm. Biến này được tính toán dựa trên công thức sau:

(16) Trong đó:

E.vol: Biến động thu nhập của công ty

Ri: Tỷ lệ lợi nhuận hoạt động trên tổng tài sản của năm i

Với i (từ 1 đến 6) từ năm 2007 tới 2012

Tỷ lệ nợ dài hạn (Debt): là trung bình tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản của công ty vào cuối mỗi năm

(17) Trong đó:

Debt: Tỷ lệ nợi dài hạn trên tổng tài sản LDi: Nợ dài hạn tại thời điểm cuối năm i ASSETi: Tổng tài sản vào cuối năm i Với i (từ 1 đến 6) từ năm 2007 tới 2012

Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản của công ty (Growth): Tỷ lệ biến động tổng tài sản trong năm chia cho tổng tài sản đầu năm. Kết quả trên được lấy trung bình. Công thức được tính như sau:

(18) Trong đó:

Growth: Tỷ lệ tăng trưởng của tổng tài sản

∆ ASSETi: Biến động tài sản trong năm i ASSETi: Tổng tài sản vào đầu năm i Với i (từ 1 đến 6) từ năm 2007 tới 2012

3.2 Nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu3.2.1 Nguồn dữ liệu nghiên cứu 3.2.1 Nguồn dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu của 139 công ty Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) và sàn Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong thời gian từ

năm 2007 đến năm 2012. Trong đó, có 100 công ty niêm yết trên sàn HOSE và 39 công ty niêm yết trên sàn HNX. Các thông tin có sẵn trên trang web www.cophieu68.com, www.vietstock.vn và www.cafef.vn, bao gồm tên doanh nghiệp, mã chứng khoán, tên ngành kinh doanh, giá cả cổ phiếu theo ngày, báo cáo tài chính thường niên, các khoản mục quan trọng như cổ tức bằng tiền mặt, tổng tài sản, nợ phải trả dài hạn, tổng nợ, lợi nhuận hoạt động kinh doanh, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, giá thị trường trên mỗi cổ phần và số lượng cổ phiếu phổ thông lưu hành.

Về phân ngành, tác giả thực hiện kết hợp danh mục ngành trong bảng danh sách các doanh nghiệp được phân ngành của Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM, Quy định nội dung Hệ thống phân ngành kinh tế của Việt Nam năm 2007 (Vietnam Standard Industrial Classification 2007) để thành lập danh sách các doanh nghiệp theo ngành và nhóm ngành cho phù hợp.

Mẫu quan sát mà tác giả xem xét là những công ty niêm yết thỏa cả hai điều kiện như sau:

- Công ty có ít nhất 1 lần chi trả cổ tức bằng tiền mặt từ năm 2007 đến 2012;

- Công ty không có chia tách cổ phần trong suốt 2007 đến 2012

Do đó, để chọn mẫu khảo sát, trước hết tác giả xem xét doanh nghiệp có đầy đủ những thông tin và điều kiện như trên cho nghiên cứu. Đồng thời, tác giả cũng loại bỏ các doanh nghiệp dịch vụ tài chính trong nghiên cứu này, bởi vì báo cáo tài chính của họ khác biệt so sánh với các doanh nghiệp thuộc ngành khác.

Xử lý dữ liệu nghiên cứu: Mẫu quan sát bao gồm 139 công ty trong các ngành: sản xuất chế biến thực phẩm; sản xuất trang phục; chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất, sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu, sản xuất sản phẩm từ cao su; sản xuất sản phẩm từ kim loại, khoáng phi kim loại, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm

quang học. Các ngành này được xếp theo nhóm ngành công nghiệp chế biến và chế tạo. Và các ngành khác thuộc các nhóm ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác, nhóm ngành cung cấp dịch vụ chuyên môn, khoa học, công nghệ; nhóm ngành khai khoáng; nhóm ngành nông lâm, ngư nghiệp; nhóm ngành phân phối điện, khí đốt, ngành thông tin, truyền thông, nhóm các công ty thuộc ngành xây dựng, Mẫu quan sát là các công ty hoạt động tại Việt Nam, và có niêm yết trên cả 2 sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) và sàn Hà Nội (HNX), không chọn các công ty chưa niêm yết, và phải niêm yết trước hoặc từ năm 2007 để đảm bảo thông tin giá giao dịch, công bố minh bạch tình hình tài chính một cách đầy đủ. Ngoài ra, các công ty lựa chọn không phải là các đơn vị, công ty tài chính, ngân hàng. Vì do đặc thù ngành nên báo cáo tài chính của các công ty thuộc nhóm ngành này khác hẳn với các ngành khác. Nhìn chung đây không phải mẫu dữ liệu quá lớn, nhưng tác giả nhận thấy dữ liệu thu thập có thể ứng dụng vào trong mô hình hồi quy.

Sau khi thu thập số liệu các công ty, dữ liệu được sắp xếp theo dạng dữ liệu chéo, tức quan sát các công ty khác nhau theo các biến nghiên cứu, nhưng được lấy trung bình cho 6 năm từ năm 2007 đến năm 2012. Các tính toán được thực hiện, và xử lý theo các công thức tài chính thành biến phù hợp mô hình, sau đó được nhập liệu vào phần mềm STATA 11.0 để có được kết quả.

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên mô hình hồi quy tuyến tính.

Sử dụng phần mềm STATA 11.0 để phân tích và xử lý các mô hình trong dữ liệu chéo. Tất cả kết quả phân tích được mô tả dưới dạng bảng biểu. Trình tự các phương pháp được thực hiện như sau:

Bước 1: Thống kê mô tả bằng cách cung cấp bảng tổng hợp mô tả số liệu của các biến

Bước 2: Phân tích tương quan giữa các biến

Bước 3: Chạy phương trình hồi quy và phân tích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập bằng cách chạy hồi quy với ước lượng OLS. Kết quả chạy hồi quy mô hình hồi quy tuyến tính cho biết:

Khi p-value < 0.05: Chấp nhận giả thuyết H1 và bác bỏ giả thuyết H0

Khi p-value > 0.05: Chấp nhận giả thuyết H0 và bác bỏ giả thuyết H1

Với H0 là tham số của biến độc lập = 0 (cụ thể là a, b, c, d, e, … = 0) Với H1là tham số của biến độc lập ≠ 0 (cụ thể là a, b, c, d, e, … ≠ 0)

CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC LÊN GIÁ CỔ PHIẾU

4.1 Mô tả thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách cổ tức lên giá cổ phiếu

Các biến trong mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách cổ tức lên biến động giá cổ phiếu như: biến động giá cổ phiếu, tỷ suất cổ tức, tỷ lệ chi trả cổ tức, quy mô công ty, tỷ lệ thu nhập, tỷ lệ nợ và tốc độ tăng trưởng được mô tả trong Bảng 4.1. Bảng đã thống kê giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và độ giao động của các biến:

Bảng 4.1 Mô tả thống kê các biến

Tên biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Độ giao động

P.vol 0.90686 0.08969 0.50289 D.yield 0.05052 0.03125 0.20412 Payout 0.44718 0.24589 1.99473 Size 19.8439 1.48428 8.22555 E.Vol 0.04741 0.04048 0.30208 Debt 0.10374 0.14176 0.57717 Growth 0.29859 0.58615 6.77848 Nguồn: tác giả thu thập và xử lý số liệu

Trong thống kê độ lệch chuẩn xác định mức độ ổn định của số liệu thống kê xoay quanh giá trị trung bình. Giá trị của độ lệch chuẩn càng thấp thì mức độ ổn định của số liệu càng lớn, dao động quanh giá trị trung bình càng nhỏ. Giá trị độ lệch chuẩn càng cao thì mức độ ổn định của số liệu càng nhỏ, dao động quanh giá trị trung bình càng lớn. Trong Bảng 4.1 đã chỉ ra rằng quy mô công ty (size) có giá trị trung bình là 19.8439 cao nhất so với các biến khác. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn (1.48428) và độ giao động (8.22555) của biến này cũng khá lớn. Mức độ biến thiên của tỷ suất cổ tức

(D.yield) quanh mức trung bình thấp so với các biến khác do có độ lệch chuẩn nhỏ nhất (0.03125) và độ giao động thấp 0.20412. Trong khi đó, tỷ lệ chi trả cổ tức (Payout) có mức độ ổn định thấp do có độ lệch chuẩn khá cao (0.24589), biên độ giao động là 1.99473.

4.2 Phân tích độ tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ảnh

hưởng của chính sách cổ tức lên giá cổ phiếu

Bảng 4.2 Mô tả sự tương quan giữa các biến trong mô hình

P.vol D.yield Payout Size E.vol Debt Growth

P.vol 1.000 D.yield -0.168* 1.000 Payout -0.029 0.408** 1.000 Size -0.283** -0.318** -0.150 1.000 E.vol 0.187* 0.044 -0.175* -0.023 1.000 Debt 0.072 -0.324** -0.066 0.331** -0.178* 1.000 Growth 0.001 -0.175 -0.178* 0.256** 00.064 0.240** 1.000 Nguồn: tác giả thu thập và xử lý số liệu Ghi chú: (*) với mức ý nghĩa 5%, (**) với mức ý nghĩa 1%

Bảng 4.2 mô tả mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Ta dễ dàng thấy rằng giữa biến động giá cổ phiếu (P.vol) và tỷ suất cổ tức (D.yield) có mối tương quan nghịch biến với giá trị -0.168 với mức ý nghĩa là 5%. Kết quả này thấp hơn so với kết quả của Baskin (1989) là -0.643 và trái ngược với kết quả của Allen và Rachim (1996).

Biến động giá cổ phiếu (P.vol) và tỷ lệ chi trả cổ tức (Payout) không có mối tương quan với nhau. Điều này trái ngược với kết quả của Baskin (1989) và kết quả nghiên cứu của Allen và Rachim (1996).

Kết quả Bảng 4.2 cũng chỉ ra rằng biến động giá cổ phiếu và qui mô công ty có quan hệ nghịch biến với nhau với giá trị là -0.283 với mức ý nghĩa là 1%. Các doanh nghiệp có qui mô lớn thường đa dạng hóa, được mong đợi có ít rủi ro và giá cổ phiếu ít biến động hơn so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Ngoài ra, thông tin của doanh nghiệp có quy mô lớn thường được công bố rộng rãi hơn, trong khi doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì điều này rất hạn chế. Do đó, quy mô công ty có thể ảnh tác động lên giá cổ phiếu.

Biến động giá cổ phiếu và biến động thu nhập của công ty có quan hệ đồng biến ở mức ý nghĩa là 5% điều này phù hợp với sự mong đợi của chúng ta.

Tỷ suất cổ tức (D.yield) và tỷ lệ chi trả cổ tức (Payout) có mối tương quan đồng biến với giá trị là 0.408 tại mức ý nghĩa là 1% và đạt mức cao nhất. Điều này cho thấy khả năng đa cộng tuyến giữa tỷ suất cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức. Xem xét vấn đề này, các biến kiểm soát được thêm vào mô hình hồi quy để xem liệu nó có thể gây ra bất kỳ sự thay đổi trong kết quả hồi quy. Mô hình hồi quy được lặp lại theo hai bước. Bước một, tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ không bao gồm trong mô hình hồi quy. Như vậy, phương trình hồi quy trong bước một chỉ bao gồm tỷ suất cổ tức (D.yield) và các biến kiểm soát như sau:

Mô hình 4

P.volj = a x D.yieldj+ c x Sizej + d x E.volj + e x Debtj + h x Growthj + €j (18) Trong đó:

P.volj: Biến động giá cổ phiếu của công ty j D.yieldj:Tỷ suất cổ tức công ty j

Sizej: Quy mô của công ty j

Debtj: Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản của công ty j Growthj: Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản của công ty j €j:Sai số.

Bước thứ hai, tỷ suất cổ tức sẽ bị loại ra khỏi mô hình hồi quy. Phương trình hồi quy trong bước này bao gồm tỷ lệ chi trả cổ tức (P.vol) và các biến kiểm soát như sau:

Mô hình 5

P.volj = b x Payoutj + c x Sizej + d x E.volj + e x Debtj + h x Growthj + €j (19) Trong đó:

P.volj: Biến động giá cổ phiếu của công ty j Payoutj: Tỷ lệ chi trả cổ cức của công ty j Sizej: Quy mô của công ty j

E.volj: Biến động lợi nhuận của công ty j

Debtj: Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản của công ty j Growthj: Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản của công ty j €j:Sai số.

Cũng trên Bảng 4.2, chúng ta thấy rằng, giữa tỷ suất cổ tức và qui mô doanh nghiệp có mối tương quan nghịch biến với giá trị là -0.318 ở mức ý nghĩa là 1%. Như vậy các công ty nhỏ thường có tỷ suất cổ tức cao hơn. Tỷ suất cổ tức (D.yield) và tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (Debt) cũng có mối tương quan nghịch biến tại mức ý nghĩa là 1% thì giá trị là -0.324. Điều này hoàn toàn đúng vì công ty có khoản nợ cao thì tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ giảm xuống.

4.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách cổ tức lên biến động giá cổ

phiếu

4.3.1 Kết quả kiểm định mô hình 1

Bảng 4.3 Kết quả hồi quy dựa trên mô hình 1

Mô hình Hệ số Sai số chuẩn T- statistic P- value

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC LÊN GIÁ CỔ PHIẾU.PDF (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)