Phương pháp thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai ở Vĩnh Phúc (Trang 42 - 88)

Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê về quản lý nhà nước về đất đai ở Vĩnh Phúc được sử dụng xử lý, sắp xếp và mô phỏng dưới dạng bảng biểu, sơ đồ để minh chứng cho các bằng chứng định lượng về các phân tích hay nhận định về quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất ở phần phân tích thực trạng và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong chương 3 của luận văn.

34 CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2008-2013 3.1. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Công tác quản lý đất đai ở Việt Nam có từ rất sớm, song nó thật sự đi vào trọng tâm từ đầu thập kỷ 80 trở lại đây. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội, công tác quản lý đất đai cũng có sự thay đổi, nhất là từ khi có Luật Đất đai ra đời năm 1993, Luật Đất đai sửa đổi năm 1998, 2001, Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai 2013 ra đời đã làm cho công tác quản lý đất đai ngày càng hoàn thiện và ổn định.

Vĩnh Phúc có diện tích là 123.650,05 ha (2013) và là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong khu vực Châu thổ sông Hồng thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc; nằm ở tọa độ 21035' - 21008' độ vĩ Bắc và 106019' - 106048' độ kinh Đông; phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang; phía Đông và phía Nam giáp Thành phố Hà Nội còn phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ. Tỉnh bao gồm 9 đơn vị hành chính: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện Lập Thạch, Bình Xuyên, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc. Trên địa bàn của tỉnh có 4 sông chính chảy qua (sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ), trong đó hệ thống sông Hồng có vai trò rất quan trọng về giao thông đường thuỷ.

Với lợi thế về địa lý kinh tế như: giáp thủ đô Hà Nội và gần sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh), đồng thời nằm trên Quốc lộ số 2, đường sắt Hà Nội – Lào Cai và đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai – Vân Nam (Trung Quốc), là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội... đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc

35

trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

Hình 3.1: Vị trí tỉnh Vĩnh Phúc trong liên vùng Nguồn: Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.

Vĩnh Phúc là cái nôi của người Việt cổ, với di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nổi tiếng. Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập vào năm 1950, do sự kết hợp của hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập vào năm 1997. Tính đến năm 2014, Vĩnh Phúc có diện tích 1.237,52 km2 với dân số khoảng 1.029.412 người, mật độ dân số khoảng 832 người/km2.

36

3.1.1. Hiện trạng quỹ đất

Bảng 3.1: Hiện trạng quỹ đất của Vĩnh Phúc năm 2013

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 123.650,05 100

Đất nông nghiệp 86.382,26 69,86

Đất sản xuất nông nghiệp 43.187,07 50,0

Đất lâm nghiệp 39.611,03 45,86

Đất nuôi trồng thuỷ sản 3.584,16 4,14

Đất phi nông nghiệp 35.108,59 28,39

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

257,40 0,73

Đất quốc phòng 1.284,31 3,66

Đất an ninh 332,93 0,95

Đất khu công nghiệp 1.451,29 4,13

Đất cho hoạt động khoáng sản 25,32 0,07 Đất di tích, danh thắng 124,75 0,36 Đất bãi thải, xử lý chất thải 16,59 0,05 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 201,68 0,57 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 749,27 2,13 Đất phát triển hạ tầng 13.019,52 37,08

Đất ở tại đô thị 1.678,97 4,78

Đất chưa sử dụng 2.159,20 1,75

Đất đô thị 12.538,52 10,14

Đất khu bảo tồn thiên nhiên 15.140,87 12,24

Đất khu du lịch 566,60 0,46 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37

Năm 2013, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc là 123.650,05 ha, bao gồm nhiều loại đất như đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng, đất đô thị, đất khu bảo tồn thiên nhiên và đất khu du lịch. Trong đó, đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất là 86.382,26 ha, chiếm 69,86% tổng diện tích tự nhiên; sau đó là đất phi nông nghiệp có 35.108,59 ha, chiếm 28,39% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất khu du lịch chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, chỉ có 0,46% diện tích đất tự nhiên với diện tích là 566,60 ha. [Bảng 3.1]

Cụ thể, trong đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp có diện tích lớn nhất (43.187,07 ha, chiếm 50,0% tổng diện tích đất nông nghiệp), sau đó là đất lâm nghiệp với 39.611,03 ha, chiếm 45,86% tổng diện tích đất nông nghiệp. Còn trong đất phi nông nghiệp thì đất phát triển hạ tầng chiếm diện tích lớn nhất với 13.019,52 ha (37,08% diện tích đất phi nông nghiệp). Các loại đất nông nghiệp còn lại như đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất quốc phòng; đất an ninh... chỉ chiếm diện tích nhỏ hoặc tương đối nhỏ. [Bảng 3.1]

3.1.2. Hiện trạng sử dụng các loại đất

Năm 2013, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh có 123.650,05 ha, chiếm 5,87% diện tích tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng và chiếm 0,38% tổng diện tích tự nhiên của cả nước. Trong số 9 đơn vị hành chính cấp huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh trong đó huyện Tam Đảo có diện tích lớn nhất là 23.587,62 ha, chiếm 19,06% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Thành phố Vĩnh Yên có diện tích nhỏ nhất 5.081,27 ha, chiếm 4,1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người toàn tỉnh là 0,12 ha.

38

Hình 3.2: Cơ cấu diện tích đất đai Vĩnh Phúc năm 2013 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc.

3.1.2.1. Đất nông nghiệp

Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng các loại đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 Loại đất Diện tích (ha) % đất nông nghiệp % tổng diện tích tự nhiên

Địa điểm phân bố chủ yếu Đất trồng lúa 34.624,13 40,08 28,0 Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Lập Thạch, Tam Dương Đất trồng cây lâu năm 8.562,94 9,91 6,93 Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo, Bình Xuyên Đất rừng phòng hộ 3.962,28 4,59 3,20 Sông Lô, Lập Thạch, thị xã Phúc Yên Đất rừng đặc dụng 15.125,87 17,51 12,23

Tam Đảo, Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên Đất rừng

sản xuất 13.486,37 15,61 10,91

Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo, Tam Dương và

thị xã Phúc Yên 86.382,26 ha; chiếm 69,86% 2.159,20 ha; chiếm 1,75% 35.108,59ha; chiếm 28,39%

39 Đất nuôi trồng thủy sản 3.584,16 4,15 2,90 Vĩnh Tường, Yên Lạc Đất nông nghiệp khác 83,13 0,12 0,07 Rải rác ở các huyện

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc.

Năm 2013, toàn tỉnh có 86.382,26 ha, chiếm 69,86% tổng diện tích tự nhiên, trong đó bao gồm một số loại đất như đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng... Diện tích và địa điểm phân bố chủ yếu của các loại đất được thể hiện qua bảng 3.2.

3.1.2.2. Đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp có 35.108,59 ha, chiếm 28,39% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó bao gồm một số loại đất như đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất quốc phòng, đất an ninh, đất khu công nghiệp, đất cho hoạt động khoáng sản, đất có di tích danh thắng… được phân bố trên khắp địa bàn tỉnh. Số liệu cụ thể về tình hình sử dụng các loại đất phi nông nghiệp được thể hiện

qua bảng 3.3.

Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng các loại đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 Loại đất Diện tích (ha) % đất phi nông nghiệp % tổng diện tích tự nhiên

Địa điểm phân bố chủ yếu Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 257,4 0,78 0,21 Toàn tỉnh Đất quốc phòng 1.284,31 3,69 1,04 Rải rác toàn tỉnh Đất an ninh 332,93 0,95 0,27 Toàn tỉnh

40 công nghiệp và Sông Lô Đất cho hoạt động khoáng sản

25,32 0,07 0,02 Tam Đảo, Sông Lô, Vĩnh Yên

Đất có di tích danh

thắng

124,75 0,36 0,10 Tam Đảo, Lập Thạch, Vĩnh Tường, Tam Dương Đất bãi

thải, xử lý chất thải

16,59 0,047 0,01 Rải rác trên địa bàn tỉnh Đất tôn giáo, tín ngưỡng 201,68 0,57 0,16 Rải rác khắp địa bàn tỉnh Đất nghĩa trang, nghĩa địa

749,27 2,15 0,61 Khắp địa phương trong tỉnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất phát triển hạ

tầng

13.160,86 37,06 10,64 Khắp địa phương trong tỉnh

Đất ở đô

thị 8.226,19 23,43 6,65

Khắp địa phương trong tỉnh, lớn nhất là Vĩnh Yên Đất phi

nông nghiệp còn

lại

15.976,53 45,50 12,92 Khắp địa phương trong tỉnh

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc.

3.1.2.3. Các loại đất khác

Hiện trạng sử dụng một số loại đất khác như đất đô thị, đất khu bảo tồn thiên nhiên, đất du lịch, đất chưa sử dụng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 được thể hiện qua bảng dưới đây.

41

Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng các loại đất khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013

Loại đất Diện tích

(ha) % đất khác

% tổng diện tích tự nhiên

Địa điểm phân bố chủ yếu

Đất đô thị 12.538,52 41,24 10,14 Vĩnh Yên, Phúc Yên, thị trấn các huyện Đất khu

bảo tồn thiên nhiên

15.140,87 49,80 12,24 Tam Đảo

Đất du lịch 566,6 1,90 0,46 Tam Đảo, Phúc Yên, Vĩnh Yên Đất chưa

sử dụng 2.159,20 7,10 1,75 Lập Thạch, Sông Lô

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc.

3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008-2013

3.2.1. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.1.1. Ban hành các văn bản dưới luật về quản lý, sử dụng đất đai

Sau khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản pháp quy cụ thể hóa các văn bản của Chính phủ và Bộ Tài nguyên Môi trường về công tác quản lý Nhà nước về đất đai, góp phần quan trọng đưa công tác quản lý sử dụng đất đai của tỉnh đi vào nề nếp.

Thực hiện chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ, để cụ thể hoá Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật, HĐND và UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương thực hiện việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh như:

- Quyết định số 28/2007/QĐ-UBND ngày 19/6/2007 về việc ủy quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

42

- Nghị quyết số 31/2008/NQ-HĐND ngày 15/12/2008 về chương trình phát triển nhà ở đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 14/2009/QĐ-UBND ngày 26/02/2009 về việc giao đất dịch vụ hoặc đất ở theo Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 10/11/2009 về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Nghị quyết số 26/2009/NQ-HĐND ngày 28/12/2009 quy định mức thu, nộp đối với các loại phí, lệ phí trong lĩnh vực đất đai tỉnh Vĩnh Phúc.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (được phê duyệt theo Quyết định số 113/QĐ- TTg ngày 20/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ).

- Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Nhìn chung, các văn bản quy phạm đã ban hành kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, góp phần quan trọng đưa Luật Đất đai đi vào cuộc sống, tạo ra hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất trên địa bàn, ngăn chặn kịp thời các vi phạm xảy ra trong công tác quản lý sử dụng đất, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích theo quy định của pháp luật hiện hành.

3.2.1.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính Phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003, Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài

43

nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và chấp hành Chỉ thị của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn trên địa bàn của tỉnh. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp đạt được những kết quả sau:

* Công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp:

Ngay sau khi tái lập tỉnh ngày 01/01/1997, ngành Tài nguyên và Môi trường đã tích cực tham mưu cho UBND các cấp quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt.

Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1999-2010 được xây dựng ngay từ năm 1997 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 744/QĐ-TTg ngày 15/8/2000. Do điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sử dụng đất nên cuối năm 2004 đầu năm 2005, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2010 và được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 15/2006/NQ-CP ngày 18/6/2006.

Đến nay, tất cả 9 đơn vị hành chính cấp huyện đã có quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, do điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh và điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nên quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đều đã được điều chỉnh, bổ sung.

Quy hoạch sử dụng đất cấp xã đến năm 2020 đã được triển khai và phê duyệt trong các năm 2011- 2014. Tuy nhiên vẫn còn 14 xã, phường, thị trấn không lập được quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 do thành lập sau hoặc nằm trong quy hoạch đô thị và 10 xã không triển khai.

44

Tất cả các huyện, thành, thị và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều có kế hoạch sử dụng đất cho từng năm và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật đất đai.

Hiện nay, tỉnh đã thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 15/2006/NQ-CP ngày 18/6/2006. Kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thành, thị được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2237/QĐ-UBND ngày 18/9/2006 trong đó có giao cụ thể từng danh mục công trình cho từng huyện, thành, thị và theo từng năm. Bên cạnh đó tỉnh cũng đang triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 28/3/2013 về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc.

3.2.1.3. Quản lý giao đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất

Việc giao đất, cho thuê đất thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai ở Vĩnh Phúc (Trang 42 - 88)