ở Việt Nam và bài học đối với Vĩnh Phúc
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai của một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam ở Việt Nam
1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai của quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
26
Quận Gò Vấp nằm ở phía Bắc và Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, phía bắc giáp quận 12, phía nam giáp quận Phú Nhuận, phía tây giáp quận 12 và quận Tân Bình, phía đông giáp quận Bình Thạnh. Tổng diện tích mặt đất tự nhiên 1.948,6 ha với dân số 555.577 người (số liệu năm 2011).
Là một quận có quỹ đất lớn, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh nên vấn đề quản lý đất đai trên địa bàn quận Gò Vấp tồn tại khá nhiều vấn đề. Theo kết quả kiểm tra về tình hình quản lý đất đai (tháng 12/2003) của UBND Thành phố Hồ Chí Minh thì trên địa bàn quận Gò Vấp có khoảng 20 dự án phân lô hộ lẻ để bán cho người dân. Trong số đó, chủ đầu tư đã lợi dụng chủ trương phân lô bán nền để đầu cơ đất và xây dựng nhà trái phép nhiều dự án. Trong khi UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có Chỉ thị số 05 yêu cầu chấm dứt chủ trương trên nhưng UBND quận Gò Vấp đã "bỏ ngoài tai" và kết quả là vụ sai phạm về quản lý đất đai nghiêm trọng nhất từ trước tới nay tại Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến Công ty Địa ốc Gò Môn đã xảy ra.
Để cho các đầu nậu đất thao túng thị trường đất đai, các cơ quan chức năng của quận Gò Vấp đã không thể kiểm soát được tình hình quản lý đất đai của quận trong một thời gian dài. Có những dự án, chủ đầu tư "quỵt" tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chẳng hạn như Công ty cổ phần Dệt may Quyết Thắng đã không nộp cho Nhà nước số tiền lên đến 3,6 tỷ đồng hay như vụ việc liên quan đến vụ án "vi phạm về quản lý đất đai" tại Công ty Địa ốc Gò Môn... Nhưng tất cả đều được đưa ra là do "vấn đề năng lực quản lý" theo kiểu thiếu trách nhiệm hoặc cùng lắm là cố ý làm trái... của chính quyền địa phương.
Những sai phạm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai ở quận Gò Vấp là những bài học đắt giá cho công tác quản lý đất đai tại địa phương, nhất
27
là công tác phòng, chống tham nhũng và đạo đức của người cán bộ, quản lý cấp cơ sở1.
1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Quy Nhơn là thành phố ven biển, nằm về phía Đông tỉnh Bình Định. Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 28.552,85 ha, chiếm 4,77% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.
Giai đoạn 2005-2010, quá trình đô thị hóa ở thành phố Quy Nhơn diễn ra nhanh hơn. Hoạt động quản lý nhà nước về đất đai ở thành phố Quy Nhơn đã có những chuyển biến cơ bản theo từng thời điểm. Bước đầu đã tạo ra những cơ sở quan trọng giúp Nhà nước quản lý được nguồn tài nguyên đất đai, đảm bảo phân bổ quỹ đất đai cho sự phát triển toàn diện của tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của thành phố theo hướng ổn định, bền vững, văn minh sạch đẹp.
Sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành, chính quyền thành phố đã chỉ đạo tổ chức triển khai Luật Đất đai, các văn bản thi hành Luật. Nhờ đó, trong quản lý, sử dụng đất tuy chưa hoàn chỉnh, còn khiếm khuyết nhưng đã tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố từng bước đi vào nề nếp, ngày càng tốt hơn.
Tuy nhiên bên cạnh đó, quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền thành phố cũng bộc lộ nhiều mặt yếu kém, ảnh hưởng xấu tới chất lượng và hiệu quả phát triển đô thị theo hướng bền vững. Công tác quản lý đô thị còn nhiều mặt hạn chế; hạ tầng cơ sở đầu tư xây dựng chưa theo kịp yêu cầu phát triển và tốc độ tăng dân cư. Khai thác sử dụng nguồn lực đất đai chưa hiệu quả, các trường hợp vi phạm đất đai diễn ra ở nhiều phường, xã, nhất là đất
1
Nguồn: http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Nguyen-Chu-tich-UBND-quan-Go-Vap-va-nhung-du-an-bien- dat-cong-thanh-dat-tu-quy-mo-lon/55086269/218/
28
đai bị lấn, chiếm nhiều. Quản lý thị trường bất động sản, nhất là thị trường quyền sử dụng đất còn yếu, Nhà nước chưa kiểm soát được các giao dịch đất đai, nguồn thu từ đất thông qua thuế bị thất thoát làm cho thị trường bất động sản phát triển thiếu lành mạnh. Việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về đất đai được chính quyền thành phố quan tâm nhưng kết quả thực tế mang lại còn nhiều vấn đề cần phải xem xét, sự quản lý của chính quyền còn lỏng lẻo, chưa nghiêm khắc dẫn đến vi phạm đất đai càng nhiều.
Những hạn chế này có thể tác động xấu trực tiếp tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị của thành phố Quy Nhơn, trước hết là tạo ra thách thức lớn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn.
1.3.1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai của thành phố Đà Nẵng
Kỳ họp thứ 11, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Đà Nẵng khóa 8 (2014) vừa kết thúc. Tình trạng nợ đất tái định cư không còn "nóng" như trong các kỳ họp trước bởi hơn 1.500 hộ dân bị nợ đất tái định cư cơ bản đã được giải quyết. Tuy nhiên, HĐND thành phố Đà Nẵng cũng đã rút ra bài học vô cùng đắt giá - các Ban Quản lý dự án của thành phố cũng cần được quản lý và giám sát chặt chẽ.
Trong nhiều năm qua, các ban quản lý, Ban Đền bù giải tỏa tại Đà Nẵng đã giấu đi gần 3.000 lô đất tái định cư khiến ngân sách của thành phố phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng hỗ trợ người dân thuê nhà ở tạm.
Vấn đề đất đai lại được "xới" lên trong kỳ họp HĐND lần này của thành phố Đà Nẵng nhưng lại ở một khía cạnh khác - nhìn nhận về nguyên nhân và hướng xử lý cho một câu chuyện khiến chính quyền phải nhận lỗi trước dân khi để thừa đến 14.500 lô đất mà không giải quyết món “nợ” 1.500 lô đất của dân, làm cho ngân sách thành phố phải bỏ ra 36,2 tỷ đồng để hỗ trợ người dân thuê nhà tạm… chờ đất.
29
Theo lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, trung bình mỗi năm, Đà Nẵng triển khai đến 200 dự án, vì thế, 17 Ban Quản lý dự án, Ban Đền bù giải tỏa, các công ty được hình thành để điều hành dự án và bố trí tái định cư. Hơn 100.000 hộ dân bị giải tỏa, áp lực an sinh xã hội rất lớn, nhưng việc điều hành lại thiếu một đầu mối tập trung nên công tác quản lý bị buông lỏng từ cấp thành phố.2