Các phương pháp quản lý nhà nước địa phương về đất đai

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai ở Vĩnh Phúc (Trang 30 - 32)

1.2.4.1. Phương pháp hành chính

Là phương pháp tác động mang tính trực tiếp, phương pháp hành chính dựa vào mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý, mà thực chất đó là mối quan hệ giữa quyền uy và sự phục tùng.

Phương pháp quản lý hành chính về đất đai là cách thức tác động trực tiếp của cơ quản quản lý thông qua các quyết định dứt khoát có tính chất bắt buộc bằng các mệnh lệnh hành chính lên các chủ thể quản lý và đối tượng sử dụng đất trong quan hệ đất đai. Nó đòi hỏi người sử dụng đất phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Trong quản lý nhà nước địa phương về đất đai, phương pháp hành chính có vai trò to lớn, xác lập được kỷ cương trật tự trong xã hội, là khâu nối liền hoạt động giữa các bộ phận có liên quan và giải quyết các vấn đề đặt ra trong công tác quản lý một cách nhanh chóng, kịp thời.

Khi sử dụng phương pháp hành chính phải gắn chặt chẽ quyền hạn và trách nhiệm của các cấp quản lý nhà nước về đất đai khi ra quyết định, đồng thời phải làm rõ, cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước tại địa phương và từng cá nhân. Mọi cấp quản lý, mọi tổ chức, mọi cá nhân khi ra quyết định phải hiểu rõ quyền hạn của mình đến đâu và trách nhiệm của mình như thế nào khi sử dụng quyền hạn đó. Các quyết định hành chính do con người đặt ra, muốn có kết quả và hiệu quả cao cần phải có tính khoa học, có đầy đủ thông tin liên quan cần thiết, tuyệt đối không thể là ý kiến chủ quan của con người. [5]

1.2.4.2. Phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế về quản lý đất đai là cách thức tác động gián tiếp của cơ quan nhà nước vào đối tượng sử dụng đất thông qua các lợi ích kinh tế. Mặt mạnh của phương pháp kinh tế ở chỗ nó tác động vào lợi ích của đối

22

tượng bị quản lý làm cho họ phải suy nghĩ, tính toán và lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất vừa đảm bảo lợi ích của mình, vừa đảm bảo lợi ích chung của xã hội. Từ đó, đối tượng chịu sự tác động sẽ tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không cần có sự tác động thường xuyên như phương pháp hành chính.

Chính quyền địa phương tác động lên đối tượng quản lý trên cơ sở các phạm trù kinh tế, các đòn bẩy kinh tế, các định mức kinh tế - kỹ thuật như miễn giảm tiền sử dụng đất, ghi nợ tiền sử dụng đất, hạn mức giao đất. Vì vây, phương pháp kinh tế là phương pháp mềm dẻo nhất, dễ thu hút đối tượng quản lý và ngày càng được sử dụng phổ biến.

Phương pháp kinh tế giúp nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đồng thời giúp cho cơ quan quản lý nhà nước giảm bớt được nhiều công việc hành chính như kiểm tra, đôn đốc có tính chất sự vụ hành chính. Vì vậy, sử dụng phương pháp này vừa tiết kiệm được chi phí quản lý, vừa giảm được tính cứng nhắc hành chính, vừa tăng cường tính sáng tạo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. [5]

1.2.4.3. Phương pháp tuyên truyền, giáo dục

Phương pháp tuyên truyền, giáo dục là cách thức tác động của Nhà nước vào nhận thức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác và lòng nhiệt tình của họ trong quản lý đất đai nói riêng và trong hoạt động kinh kế - xã hội nói chung. Tuyên truyền, giáo dục là một trong các phương pháp không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước bởi vì đối tượng quản lý là con người mà bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội và ở họ có nhiều đặc điểm tâm lý đa dạng. Do đó, cần phải có nhiều phương pháp tác động khác nhau trong đó có phương pháp tuyên truyền, giáo dục.

Trong thực tế, phương pháp tuyên truyền, giáo dục được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác, hỗ trợ cùng phương pháp khác để nâng cao

23

hiệu quả công tác. Nếu tách rời phương pháp giáo dục với các phương pháp khác, tách rời giáo dục với khuyến khích lợi ích vật chất, tách rời giáo dục với cưỡng chế bắt buộc thì hiệu quả của công tác quản lý sẽ không cao, thậm chí không thể thực hiện được. Nhưng nếu kết hợp tốt, kết hợp nhịp nhàng, linh hoạt phương pháp giáo dục với các phương pháp khác thì hiệu quả công tác quản lý sẽ rất cao. [5]

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai ở Vĩnh Phúc (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)