0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (Trang 26 -27 )

Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000, mặc dù xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997 1998) nhưng nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh, trung bình tăng khoảng 9%/năm. Tuy nhiên, nợ quá hạn và nợ xấu trong giai đoạn này cũng tăng cao. Từ một số nguyên nhân chính gây ra các khoản nợ xấu tại Trung Quốc, là một nước gần gũi và có các điều kiện tương tự - Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm để hạn chếđược những nguy cơ tiềm ẩn gây ra rủi ro tín dụng.

 Dư nợ tín dụng tăng quá nhanh trong khi trình độ chuyên môn của cán bộ

tín dụng chưa đạt tiêu chuẩn.

 Tài sản thế chấp: Cho vay dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng mà không đánh giá nguồn trả nợ chính. Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế

chấp quá cao; Cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị

cao, tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng gần đây đã làm cho trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trảđược nợ là rất lớn.

 Thông tin khách hàng: Không thu thập đầy đủ thông tin KH vay, hồ sơ

pháp lý không đầy đủ; không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt thời hạn hiệu lực khoản vay.

 Không văn bản hóa thỏa thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.

 Giám sát sau giải ngân kém: không giám sát các khoản cho vay xây dựng như kiểm tra tình hình thực tế, tiến độ rút vốn vay, thanh tra,... Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.

• Mua bán nợ xấu:

Từ năm 2001, Chính phủ Trung Quốc đã cho phép hình thành thị trường mua bán nợ xấu ngân hàng với sự tham gia của rất nhiều thành phần quốc doanh, tư nhân, trong nước và quốc tế. Trung Quốc quan niệm rằng, nếu chỉ để cho các thành phần quốc doanh mua bán trên thị trường này, quá trình định giá sẽ

không thực sự cạnh tranh. Vì thế, Chính phủ nước này cho phép Morgan Stanley và sau này là các ngân hàng đầu tư khác của Mỹ không chỉ tham gia mua cổ phần mà còn được phép mua bán nợ xấu các ngân hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (Trang 26 -27 )

×