Giao thức SSL, giống như bất kỳ công nghệ nào, cũng có những hạn chế. Vì SSL cung cấp các dịch vụ bảo mật, ta cần quan tâm tới các giới hạn của nó. Giới hạn của SSL thường nằm trong ba trường hợp sau:
Đầu tiên là do những ràng buộc cơ bản của bản thân giao thức SSL. Đây là hệ quả của việc thiết kế SSL và ứng dụng chịu sự tác động của nó. Thứ hai là giao thức SSL cũng thừa kế một vài điểm yếu từ các công cụ mà nó sử dụng, cụ thể là các thuật toán ký và mã hoá. Nếu các thuật toán này sẵn có điểm yếu, SSL cũng không thể khắc phục chúng. Thứ ba là các môi trường, trong đó SSL được triển khai cũng có những thiếu sót và giới hạn.
Mặc dù trong thiết kế của nó đã xét đến mối quan hệ với rất nhiều ứng dụng khác nhau, SSL rõ ràng được tập trung vào việc bảo mật các giao dịch Web. SSL yêu cầu một giao thức vận chuyển tin cậy như TCP. Đó là yêu cầu hoàn toàn hợp lý trong các giao dịch Web, vì bản thân HTTP cũng yêu cầu TCP. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là SSL không thể thực thi mà sử dụng một giao thức vận chuyển không kết nối
như UDP. Vì vậy, giao thức SSL có thể hoạt động hiệu quả với phần lớn các ứng dụng thông thường. Và thực tế là hiện nay SSL đang được sử dụng cho rất nhiều ứng dụng bảo mật, bao gồm truyền file, đọc tin trên mạng, điều khiển truy cập từ xa...
SSL bị lỗi khi hỗ trợ dịch vụ bảo mật đặc biệt là “non-repudiation” (không thể chối bỏ). Non-repudiation kết hợp chữ ký số tương ứng với dữ liệu, khi được sử dụng một cách hợp lý, nó ngăn ngừa bên tạo và ký dữ liệu từ chối hay phủ nhận điều đó. Giao
thức SSL không cung cấp các dịch vụ “non-repudiation”, do đó sẽ không phù hợp với các ứng dụng yêu cầu dịch vụ này.
SSL có phiên làm việc tồn tại quá lâu trong quá trình “Bắt tay”, khoá phiên được khởi tạo giữa Client và Server sử dụng trong suốt quá trình kết nối. Khi khoá này còn tồn tại, mỗi khi thông điệp được gửi, xuất hiện lỗ hổng bảo mật trong kết nối, cho phép kẻ lạ xâm nhập. Giao thức TLS khắc phục được lỗi này bằng cách thay đổi khoá cho mỗi phiên làm việc. [3],[4].
2.2.4.3. Giao thức truyền tin an toàn tầng liên kết dữ liệu (Data Link).
Trong mô hình OSI, tầng liên kết dữ liệu là tầng đầu tiên có thể can thiệp vào được bằng phần mềm (thông qua trình điểu khiển thiết bị của hệ điều hành). Vì vậy, nó đáng được khảo sát trước tiên - để đảm bảo an toàn thông tin ở mức thấp nhất. Tất nhiên tầng vật lý trong mô hình OSI còn thấp hơn, nhưng nhìn chung nó nằm ngoài phạm trù của mật mã học, vì mật mã học với mục đích đảm bảo an toàn thông tin trong trường hợp thông tin đã bị truy cập trái phép ở mức vật lý.
Trong mạng riêng của một tổ chức, đại đa số kết nối ở tầng liên kết dữ liệu đều dùng chuẩn Ethernet, hoặc tương thích Ethernet, nên chuyên đề này tập trung vào Ethernet như đại diện của tầng liên kết dữ liệu.
1/. Các nguy cơ đe dọa an toàn truyền tin trên mạng Ethernet.