Hướng phát triển của đề tài :

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phần Thuyết động học phân tử vật chất (Trang 134 - 137)

- Hàng số = Điểm Max Điểm Min = 30 14 =

3/Hướng phát triển của đề tài :

- Sửa lại những câu có độ phân cách không tốt, những mồi nhử chưa hấp dẫn. - Tiếp tục thực nghiệm các câu trắc nghiệm còn lại và những câu đã sửa chữa.

- Tiếp tục soạn thảo thêm các câu trắc nghiệm loại điền khuyết, ghép đôi...

- Tìm hiểu thêm các sách trắc nghiệm liên quan đến trắc nghiệm khách quan, cũng như các câu trắc nghiệm tốt đã được kiểm chứng để bổ sung thêm.

II/ Đề xuất :

- Các câu trắc nghiệm đã soạn cần được sự đóng góp quý giá của các thầy cô.

- Hiện nay phương pháp đo lường và đánh giá kết quả học tập bằng hình thức trắc nghiệm khách quan đang được áp dụng rộng rãi trong cả nước, tính hiệu quả và ưu điểm của nó đã được kiểm chứng. Với 25 câu trắc nghiệm khách quan khá tốt trong tổng số 40 câu đã thực nghiệm ( chiếm 62,5% ) , tuy chưa nhiều lắm nhưng với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của khoa Vật lý, người nghiên cứu hy vọng nó sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên khoa Vật Lý, trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Hình thức thi trắc nghiệm khách quan với nhiều ưu điểm như vậy nhưng cũng có những mặt hạn chế riêng. Hình thức thi này cần phải được kết hợp với các hình thức thi khác để đạt hiệu quả nhiều hơn.

- Với đặc thù của trường đại học Sư Phạm TP.HCM là đào tạo ra những thầy cô giáo, những người cần có chuyên môn vững vàng, hệ thống kiến thức phải chuyên sâu và phải có khả năng diễn đạt, trình bày tốt, thì hình thức thi vấn đáp và tự luận là rất hiệu quả.

- Hình thức thi trắc nghiệm khách quan nên được áp dụng ở các kỳ thi giữa kỳ, vì khả năng bao quát chương trình của nó sẽ giúp cho giáo viên kiểm tra xem sinh viên có nắm được những kiến thức hay không.

- Còn ở những kỳ thi cuối kỳ nếu có điều kiện Khoa Vật Lý có thể áp dụng hình thức thi vấn đáp, và tự luận để kiểm tra được khả năng tư duy, nắm bắt vấn đề và diễn đạt của sinh viên.

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan tuy được thực nghiệm và chỉnh sửa nhưng nhìn chung hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan này chỉ dùng để kiểm tra kiến thức của sinh viên trong môn Nhiệt Học sau khi sinh viên đã học xong phần “ Thuyết Động Học Phân Tử Của Vật Chất ”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Trường Đại Học Tổng Hợp TP.HCM.

2/ Lý Minh Tiên, Đoàn Văn Điều, Trần Thị Thu Mai, Võ Văn Nam, Đỗ Hạnh Nga, Kiểm tra và đánh giá thành quả học tập của học sinh bằng trắc nghiệm khách quan, Nxb Giáo Dục.

3/ Lê Trung Chính, Đoàn Văn Điều, Võ Văn Nam, Ngô Đình Qua, Lý Minh Tiên (2004), Đo lường và đánh giá kết quả học tập, TP.HCM.

4/ Lê Văn (1977), Vật lý phân tử và nhiệt học, Nxb Giáo Dục.

5/ Lương Duyên Bình, Vật lý đại cương- Tập 1- Cơ Nhiệt, Nxb Giáo Dục. 6/ Phạm Doãn Hân, Vật lý phân tử, Nxb đại học quốc gia Tp.HCM.

7/ Lương Duyên Bình, Nguyễn Hữu Hồ, Lê Văn Nghĩa, Nguyễn Tụng, Bài tập vật lý đại cương- Tập 1- Cơ Nhiệt, Nxb Giáo Dục.

8/ Bùi Quang Hân, Nguyễn Duy Hiền, Nguyễn Tuyến, Giải toán và trắc nghiệm vật lý-Tập 2-Nhiệt Học, Nxb Giáo Dục.

9/ Vũ Thanh Khiết, Mai Trọng Ý, Vũ Thị Thanh Mai, Nguyễn Hoàng Kim, Các bài toán chọn lọc vật lý 10, Nxb Giáo Dục.

10/ Dương Trọng Bái, Đàm Trung Đồn, Bài tập vật lý phân tử và nhiệt học, Nxb Giáo Dục.

11/ Lương Duyên Bình, Nguyễn Quang Hậu dịch từ bản tiếng Nga ( 1994 ), Tuyển tập các bài tập vật lý đại cương, Nxb giáo dục.

12/ David Halliday, Robert Resnick, Jearl Walker, Cơ sở vật lý-Tập 3- Nhiệt Học, Nxb Giáo Dục.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phần Thuyết động học phân tử vật chất (Trang 134 - 137)