KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 87 - 90)

I Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3) 1 5.991,

1 Thiệu Toán 40 34 23 2Thiệu Chính35

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa “và những vấn đề lý luận tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào vấn đề này. Thông qua việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, có thể đi đến một số kết luận chung như sau:

Điều kiện kinh tế- xã hội của Huyện Thiệu Hóa cũng là một huyện phát triển của tỉnh Thanh Hóa. Trong diện là các huyện đồng bằng, gần trung tâm Thành phố của tỉnh Thanh Hóa thuận lợi về giao thương, dịch vụ góp phần phát triển chung cho huyện. Địa hình địa mạo bằng phẳng không có khó khăn chắc trở gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Ngoài ra về tài nguyên đất đai được bồi đắp con sông Chu là lợi thế cho ngành nông nghiệp của huyện.

Thực tế về công tác đăng ký đấtđai, cấp giấy chứng nhận của huyện Thiệu Hóa nằm trong top đầu của tỉnh Thanh Hóa tính đến năm 2016. Kết quả đạt được trong giai đoạn năm 2014-2016, đối với đất ở cấp được 45.751 giấy chứng nhận đạt 96,42 %, đối với đất nông nghiệp cấp được 47.860 giấy chiếm 94,56 %. Kết quả đăng ký biến động đối với đất ở trên địa bàn toàn huyện thực trong giai đoạn 2014-2016 thực hiện được 2.700 hồ sơ chuyển nhượng; 2.413 hồ sơ tặng cho, thừa kế; 2.320 hồ sơ thế chấp, bảo lãnh; 660 hồ sơ xóa thế chấp; 2.104 hồ sơ cấp đổi GCN, 18 hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận. Qua đó ta thấy được huyện Thiệu Hóa đưa công tác cấp giấy chứng nhận là một trong những vấn đề quan trọng nhất để phát triển huyện Thiệu Hóa ngày càng đi lên, tiếp cận với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện Thiệu Hóa nói riêng, cả nước Việt Nam nói chung.Ngoài kết quả đạt

được, Huyện Thiệu Hóa cần nổ lực cố gắng để nâng cao hiệu quả công việc hơn nữa, chú trọng vấn đề nâng cao sự hiểu biết luật pháp về đất đai cho người dân trong huyện để giảm thiểu những tồn đọng hay kiện cáo, hay hành vi gây khó dễ không có căn cứ từ phía nhân dân. Đào tạo đội ngũ địa chính trong toàn huyện nắm bắt rõ về các chính sách đất đai đổi mới, kinh nghiệm làm việc cao, tinh thần trách nhiệm trong làm việc cao để phục vụ nhân dân một cách hiệu quả, tận tình.

Về phương án cải cách nâng cao hiệu quả cho công tác đất đai của huyện. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có hậu thuẫn với UBND huyện lấy chỉ thi công chức tuyển thêm nhân lực cho Văn phòng để năng cao hiệu quả làm việc. Ngoài ra thành lập văn bản gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa về những đóng góp ý kiến cho việc tách Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành Văn phòng đăng ký đất đai trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

2. Kiến nghị

Từ những khó khăn, tồn tại, nguyên nhân vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận được nghiên cứu, đề tài có những kiến nghị sau:

- Với Uỷ ban nhân dân huyện Thiệu Hóa:

+ Đề nghị UBND huyện thường xuyên tổ chức đào tạo cho đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về mọi mặt để đáp ứng cho yêu cầu công việc trong thời đại đổi mới, để áp dụng được những thành tựu khoa học vào trong công việc.

+ Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và kịp thời xem xét chỉ đạo tháo gỡ các trường hợp vướng mắc.

+ Thường xuyên tuyên truyền, vận động các chủ sử dụng đất về chính sách đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trên hệ thống truyền thanh của xã, thị trấn.

- Với Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn:

+ Chủ động thực hiện tuyên truyền các chính sách, pháp luật của nhà nước về đăng ký đất đai tại các thôn, xóm, cụm dân cư dưới nhiều hình thức như: truyền thanh, bảng tin, công khai tại nhà văn hoá các thôn, xóm.

+ Đôn đốc, giám sát ban địa chính xã, bộ phận một cửa của UBND xã thực hiện tốt nhiệm vụ, có trách nhiệm trong việc tham mưu cho Chủ tịch UBND xã kiểm tra, xác nhận về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai, sự phù hợp quy hoạch để phục vụ công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận..

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 87 - 90)