Những khó khăn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 83 - 85)

I Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3) 1 5.991,

1 Thiệu Toán 40 34 23 2Thiệu Chính35

3.4.2. Những khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì công tác đăng ký và cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc đó là:

*Về tổ chức bộ máy cấp giấy chứng nhận

- Hiện nay đối với Tỉnh Thanh Hóa nói chung, huyện Thiệu Hóa nói riêng thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất vẫn trực thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường chưa được tách thành Chi nhánh Văn Phòng đăng ký đất đai. Nên nhiệm vụ của các cán bộ trong văn phòng đăng ký đất đai còn chưa rõ ràng, đối với giám đốc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có 50% nhiệm vụ quản lý nhà nước và 50% nhiệm vụ thuộc văn phòng đăng ký đất đai, dẫn đến kết quả thu được trong công tác chưa đạt kết quả cao như mong muốn.

*Hiện trạng thực thi công việc của các cơ quan có liên quan

- Việc chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước đối với đất đai ở chính quyền địa phương chưa nghiêm, tình trạng xã cấp đất trái thẩm quyền nhiều và ở hầu hết tất cả các địa phương. Diện tích đất cấp trái thẩm quyền vượt hạn mức theo quy định quá cao, đặc biệt như xã Thiệu Hòa; ở một số địa phương bán đất trái thẩm quyền, thu tiền của nhân dân nhưng không có phiếu thu mà chỉ bằng giấy biên nhận tiền do thủ quỹ hoặc kế toán viết tay (Thiệu Công, Thiệu Vũ). Việc áp dụng Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật vào giải quyết dối với các trường hợp tồn đọng này là tương đối hạn chế. Số tiền nhân dân phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nhiều hơn so với khả năng của hộ. Vì vậy nhiều hộ không thực hiện được. Đa số các hộ gia đình, cá nhân ở Thiệu Công không đồng ý thực hiện với lý do, các hộ đã nộp đủ tiền cho xã, nhưng xã không hề viết phiếu thu theo quy định gây nên những ý kiến thắc mắc, không đồng tình…..;

- Tình hình quản lý nhà nước về đất đai ở các địa phương chưa nghiêm minh, tình trạng lấn chiếm còn nhiều (Thiệu Thịnh, Thiệu Giao)

- Công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật của nhà nước về đất đai ở một số địa phương chưa rộng rãi đến với người dân, việc vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật chưa thực sự thuyết phục, chưa được sự đồng tình, hưởng ứng cao của nhân dân…

- Tham mưu của Công chức Địa chính- XD ở địa phương trong thực thi pháp luật về đất đai chưa chặt chẽ, chưa bám sát thực tế.

*Nhận thức, Ý thức của mỗi cá nhân, hộ gia đình ở địa phương

Việc chấp hành các quy định của pháp luật trong đăng ký, cấp GCN đất của một số hộ gia đình, cá nhân còn chưa tốt; chưa tạo điều kiện phối hợp trong thực hiện các trình tự, thủ tục theo đúng quy định của pháp luật; nhiều hộ gia đình đi làm ăn xa quê lâu ngày nên không nắm bắt được chủ trương của địa phương, không kê khai hồ sơ kịp thời….

*Căn cứ pháp lý

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai là tương đối nhiều và phức tạp; việc áp dụng vào tình hình thực tế đối với một số trường hợp tồn đọng phức tạp như: giao đất không đúng thẩm quyền; đất do lấn, chiếm… còn nhiều khó khăn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 83 - 85)

w