Các cách bón phân hợp lý cho cây chè

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG sử DỤNG THUỐC bảo vệ THỰC vật, PHÂN bón hóa học và ẢNH HƯỞNG của nó đến môi TRƯỜNG đất TRỒNG CHÈ tại xã MINH lập, HUYỆN ĐỒNG hỷ, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 71)

Chè là cây công nghiệp dài ngày, sản phẩm là búp chè chỉ chiếm 8 - 13% sinh khối của cây, lại phải thu hái nhiều lần trong 1 năm, mặt khác năng suất chè của ta chưa cao, cho nên so với những cây công nghiệp dài ngày khác như cà phê, cao su...nhu cầu dinh dưỡng của cây chè không lớn. Với năng suất 2 tấn búp khô trên 1ha/năm, chè lấy đi từ đất trung bình là 80kg N, 23 kg P2O5, 48kg K2O và 16 kg CaO. Tuy nhiên ngoài hàm lượng búp chè được hái hàng năm, chè còn được đốn cành, chặt cây và mang đi khỏi vườn, cho nên tổng lượng các chất dinh dưỡng chè lấy đi khỏi đất là 144 kg N, 71 kgP2O5, 62kg K2O, 24kg MgO và 40 kg CaO.

Lượng phân đạm bón cho chè ở những năm trồng đầu tiên thường cao hơn, thay đổi trong khoảng 120-240kg N/ha. Tỷ lệ N: K2O vào lúc này là 1:0,5. Vào thời kỳ thu hoạch , tỷ lệ này là 1:1, với lượng bón là 240-300kg N và 240-300kg K2O.

62

Liều lượng lân thường không cao như đạm và kali. Mức bón vào khoảng 60-80 kg P2O5 cho 1 ha chè.

Bón phân cân đối, đúng tỷ lệ và liều lượng làm cho năng suất chè tăng 14-20%, với hệ số lãi là 2,8-3,9 lần. Bón phân đúng còn làm tăng hàm lượng tanin thêm 2,0-6,5%, chất hoà tan tăng 1,5-3,5%, hương vị chè được cải thiện. Bón magiê với lượng 10-20kg MgO/ha làm tăng năng suất và phẩm chất búp chè.Phân tecmô phôtphat có thể xem như một nguồn cung cấp magiê cho chè.

Ngoài các nguyên tố đa lượng và trung lượng, kẽm có tác dụng tốt đối với chè.Phun dung dịch sunphat kẽm lên lá có tác dụng làm tăng năng suất và phẩm chất búp chè.

Nếu năng suất búp chè cao hơn 3 tấn/ha búp khô thì cần bón thêm cả Bo và Molipđen.

Quy trình bón phân cho chè được thực hiện như sau: Bón lót:

Rạch hàng sâu 40-50cm, bón 20-30tấn phân chuồng hoặc phân xanh, phân hữu cơ + 500 kg supe lân. Lấp đất lại, để vài tuần rồi gieo hạt.

Bón cho chè giâm cành:

+ Sau khi cắm hom 2 tháng: bón 5 g urê + 4 g supe lân + 7 g KCl cho 1 hom. + Sau khi cắm hom 4 tháng: bón 14 g urê + 4 g supe lân + 10 g KCl cho 1 hôm.

+ Sau khi cắm hom 6 tháng: bón 18 g urê + 8 g supe lân + 14 g KCl Bón cho chè con:

+ Chè 1 tuổi: bón 30 kg N+ 30kg K2O cho 1 ha. Bón một lần vào tháng 6 hoặc 7. Phân trộn đầu vào nhau, bón sâu 6-8 cm cách gốc cây 20-30cm. Bón phân xong lấp kín đất.

+ Chè 2 tuổi, đốn tạo hình lần 1: bón 15-20 tấn phân hữu cơ + 100 kg P2O5. Bón một lần vào tháng 11 hoặc 12. Phân trộn đều bón vào rãnh cuốc sâu 15 cm, cách gốc cây 20-30cm. Bón phân xong lấp đất kín.

63

+ Chè 2-3 tuổi: bón 60 kg N + 60kg K2O. Bón thành 2 lần vào tháng 3- 4 và 8-9. Phân trộn đều bón vào rãnh như ở chè 2 tuổi.

+ Bón cho chè sản xuất:

Đối với chè sản xuất, lượng phân tuỳ thuộc vào năng suất búp chè thu hái hàng năm.

- Năng suất chè dưới 6 tấn /ha bón 80-120kg N + 40-60kg K2O cho 1 ha. Chia thành 3-5 lần để bón trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9.

- Năng suất chè từ 6-10 lần búp/ha, bón 120-160 kg N + 60-80 K2O cho 1 ha. Chia làm 3-5 lần để bón trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10. Phân kali có thể chia thành 2 lần để bón tập trung vào thời gian từ tháng 1 đến tháng 7.

- Những năm tiến hành đốn đầu chè, cần bón thêm phân hữu cơ vào cuối năm.

+ Bón phân cho chè trồng hạt:

Đối với giống chè trung du, được khuyến nghị như sau: Bón lót: Phân hữu cơ 20-30tấn/ha + 100kg P2O5. Bón thúc hàng năm: 100 kg N+ 50kg K2O.

Không nên bón N đơn thuần kéo dài quá 5 năm. (Nguồn : cục trồng trọt)

64

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Trên cơ sở điều tra, khảo sát và nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài, tôi xin đưa ra một số kết luận cơ bản sau:

- Xã Minh Lập là một xã thuần nông, chịu ảnh hưởng của khối khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển. Do đó việc sử dụng thuốc BVTV là rất phổ biến.

- Thuốc BVTV người dân sử dụng rất nhiều chủng loại. Qua điều tra thì hầu như 100% các hộ dân đều sử dụng thuốc BVTV cho quá trình sản xuất nông nghiệp và cho cây chè.

- Điều tra cho thấy lượng phân bón chủ yếu của người dân Minh Lập là phân hóa học chiếm tới 92,5% tổng lượng phân bón được sử dụng.

- Hầu hết người dân sử dụng thuốc BVTV đều nhận thấy những ảnh hưởng của nó tới sức khỏe bản thân với một số triệu chứng cơ năng( hoa mắt chóng mặt, đau đầu, da mẩn ngứa…) ở một số cơ quan( mắt, mũi họng, cơ xương khớp, thần kinh…) và sự ô nhiễm môi trường( đất, nước, không khí) tại khu vực thường xuyên sử dụng thuốc BVTV.

Để đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường đất chè do quá trình phân phối và sử dụng thuốc BVTV tại xã Minh Lập, nghiên cứu đã tiến hành phân tích mẫu đất tại xã Minh Lập, kết quả phân tích được tóm tắt như sau:

- Về nồng độ pH: Nồng độ pH của các mẫu đất tại xã Minh Lập từ 3,57 đến 4,80. Có một mẫu đất MĐ8 không đạt TCVN, còn lại tất cả các mẫu đất đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép của TCVN về đất trồng trọt.

- Về hàm lượng Nts: Theo TCVN 7373: 2004 về chất lượng đất. Giá trị cho phép của Nts trong đất là nằm trong khoảng 0,065 đến 0,530 % .

65

- Về hàm lượng Pts: Đánh giá theo TCVN 7374: 2004 hàm lượng Pts

trong đất nằm trong khoảng 0,02 đến 1,00%, giá trị trung bình của Pts là 0,15%. Các mẫu đất mang phân tích có giá trị Pts từ 0,04-0,14% so với giá trị trung bình theo TCMT là thấp hơn từ 90-97%.

- Về mùn: Đánh giá một cách tổng quan hàm lượng mùn trung bình trong đất của xã Minh Lập là đất hơi nghèo mùn.

- Về dư lượng thuốc BVTV: Các mẫu đất phân tích dều không phát hiện dư lượng thuốc BVTV.

Như vậy, với việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ngày càng tăng cùng với hiện trạng thu gom, quản lý chất thải chưa tốt cũng như sự lạm dụng thuốc của người dân xã Minh Lập hiện nay ít nhiều cũng đã gây ô nhiễm đến môi trường và sức khỏe của người dân. Vì thế, các cấp chính quyền cần sớm triển khai các biện pháp quản lý, cải tạo, ngăn ngừa cũng như kiểm soát các nguy cơ gây ô nhiễm trong quá trình phân phối, sử dụng thuốc BVTV và phân bón hóa học.

5.2. Kiến nghị

- Thuốc BVTV và phân hóa học luôn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại, rủi ro cho con người, môi trường và hệ sinh thái. Do vậy, chính quyền địa phương cần khuyến khích người dân sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và phân bón hữu cơ để hạn chế tối đa nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

- Bên cạnh công tác vận động, tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc trừ sâu vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa an toàn đối với môi trường, thì các ngành chức năng tại mỗi địa phương đề ra biện pháp, giải pháp cụ thể như áp dụng việc hỗ trợ nông dân thu gom xử lý chai, lọ thuốc trừ sâu đúng quy trình, bảo đảm vệ sinh môi trường.

66

- Đầu tư xây dựng hệ thống bể thu gom đặt tại mỗi cánh đồng sản xuất nông nghiệp và hợp tác với các cơ sở thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV và phân hóa học.

- Người dân cần tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền về sử dụng và an toàn sức khỏe do chính quyền tổ chức. Tự nâng cao kiến thức thông qua sách báo, tivi… để tự bảo vệ bản thân, gia đình, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường.

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng việt

1. Báo cáo tổng kết của Tổng công ty chè VN 2005.

2. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2006), Bài giảng hóa BVTV, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3. Trần Văn Hải (2008), hiểu biết cơ bản về thuốc BVTV, Bộ môn BVTV, Khoa Nông nghiệp ứng dụng sinh học, Trường Đại học Cần thơ.

4. Nguyễn Thế Hùng, Tài liệu thực hành thổ nhưỡng, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

5. Nguyễn Văn Minh. Xác định ngưỡng đánh giá chất lượng đất trong sản xuất chè bền vững. Tạp chí khoa học đất 20/2004.

6. Nguyễn Trần Oánh(2007), Giáo trình sử dụng thuốc BVTV, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Luật bảo vệ Môi trường, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam(2005).

8. Nguyễn Đức Thạnh - Nguyễn Thị Mão - Nguyễn Thị Phương Oanh, Giáo trình bảo vệ thực vật (2010).

9. LÊ MINH UY(2008).. Hóa chất trừ sâu và sức khỏe. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh An Giang.

10. Vũ Hữu Yêm, Phùng Quốc Tuấn, Ngô Thị Đào, 2005. Trồng trọt tập một về đất trồng - phân bón - giống. Nhà xuất bản Giáo dục.

Tài liệu web

11.http://www.nomafsi.com.vn/Images/ContentImages/Giong%20che%20ky

%20thuat%20trong%20va%20cham%20soc.pdf

68

13.http://www.hoinongdanhungyen.org.vn/index.php?option=com_content&v

iew=article&id=4963:tac-hi-ca-thuc-bo-v-thc-vt-ti-moi-trng- &catid=60:moi-trng-nong-thon&Itemid=94

14. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ PHÂN BÓN THẾ GIỚI -Lê Quốc Phong

http://iasvn.org/upload/files/J8FO5WA77S2.%20LeQuocPhong-ok.pdf

15. http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/hoidapmt

16. http://ngobatung.blogspot.com/

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Các vị trí lấy mẫu đất phân tích Mẫu KHM Tầng Địa điểm lấy mẫu

1 TC 1 0-20 Đỉnh đồi chè nhà bà Nguyễn Thị Lụa, xóm Trại Cài, xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

2 TC 2 20-40

3 TC 1 0-20 Chân đồi chè nhà bà Nguyễn Thị Lụa, xóm Trại Cài, xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

4 TC 2 20-40

5 TC 1 0-20 Sườn đồi chè nhà ông Lê Văn Lương, xóm Cà Phê 1, xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

6 TC 2 20-40

7 TC 1 0-20 Chân đồi chè nhà ông Lê Văn Lương, xóm Cà Phê 1, xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

8 TC 2 20-40

9 TC 1 0-20 Đỉnh đồi chè nhà ông Phan Văn Hải, xóm Sông Cầu, xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

10 TC 2 20-40

11 TC 1 0-20 Sườn đồi chè nhà ông Phan Văn Hải, xóm Sông Cầu, xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

12 TC 2 20-40

13 TC 1 0-20 Đỉnh đồi chè nhà ông Nguyễn Tiến Đạt, xóm Ao Sơn, xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

14 TC 2 20-40

15 TC 1 0-20 Chân đồi chè nhà ông Nguyễn Tiến Đạt, xóm Ao Sơn, xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

16 TC 2 20-40

17 TC 1 0-20 Sườn đồi chè nhà bà Nguyễn Thị Viện, xóm Bà Đanh, xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

18 TC 2 20-40

19 TC 1 0-20 Chân đồi chè nhà bà Nguyễn Thị Viện, xóm Bà Đanh, xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

PHỤ LỤC 2 Phiếu điều tra

Tình hình sử dụng và ảnh hưởng của thuốc BVTV (dành cho người dân địa phương)

Để phục vụ cho học phần khóa luận tốt nghiệp , tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ông (bà). Ông (bà) vui lòng cho biết một số thông tin về các vấn đề dưới đây.

Xin chân thành cảm ơn!

Phần I: thông tin cá nhân

1. Họ tên người cung cấp thông tin:... 2. Nghề Nghiệp:...Tuổi:...Giới tính: Nam/Nữ Trình độ văn hóa:...Dân tộc:...

3. Địa chỉ: Thôn(xóm)...Xã... Huyện Đồng Hỷ ,Tỉnh Thái Nguyên.

4. Số thành viên trong gia đình:...người

5. Thu nhập bình quân của gia đình Ông(bà):...(vnđ/tháng). Nguồn thu nhập chính của gia đình

□ Làm ruộng □ chăn nuôi □ sản xuất kinh doanh □ trồng chè □ khoản thu khác

Phần II: Hiện trạng quản lý và sử dụng thuốc BVTV và phân bón hóa học:

1. Tổng diện tích đất trồng chè của gia đình:...m2

2. Năng suất sản phẩm:...

3. Năng suất mỗi năm tăng hay giảm :……….. 4. Ông bà bắt đầu trồng chè từ năm :……..

5. Trong quá trình sản xuất Ông(bà) có thường xuyên sử dụng thuốc BVTV và phân bón hóa học không?

□ Không sử dụng □ Sử dụng khi cần thiết □ Thường xuyên sử dụng

6. Khi ông bà thường dung những loại thuốc bảo vệ thực vật nào ? Liều lượng mỗi loại trong 1 lần ?

………

………

7. Ông (bà) sử dụng phân bón cho cây chè như thế nào? a) NPK:...%

b) N:...%

c) P:...%

8. Khi sử dụng Ông(bà) có chú ý tới nguồn gốc thuốc BVTV và phân bón hóa học không?

□ Có □ Không

9. Theo Ông(bà) thuốc BVTV có vai trò như thế nào trong trồng cây chè □ Rất quan trọng □ Binh thường □ Không quan trọng

10. Theo Ông(bà) phân hóa học có vai trò như thế nào trong trồng cây

chè

□ Rất quan trọng □ Binh thường □ Không quan trọng 11. Ông bà có chú ý thời tiết và hướng gió khi đi phun thuốc BVTV?

□ Chọn trời mát □ Đi giật lùi □ Xuôi chiều gió □ Biết đầy đủ

12. Ông(bà) có biết các điều kiện đảm bảo sức khỏe khi đi phun thuốc

BVTV?

□ Không phun khi có bệnh, mang thai và cho con bú □ Người già, trẻ em không được đi phun

□ Khám sức khỏe định kỳ

□ Kkhông phun quá thời gian 2h/ngày, 2 tuần/đợt □ Biết đầy đủ

13. Khi sử dụng thuốc BVTV Ông(bà)sử dụng bảo hộ lao động thế nào ? □ Sử dụng đầy đủ □ Quần áo bảo hộ lao động □ Găng tay

□ Khẩu trang □ Mũ,nón □ Kính mắt

14. Các loại thuốc BVTV và phân bón hóa học Ông(bà) sử dụng do ai giới thiệu?

□ Cán bộ khuyến nông hướng dẫn □ Tham khảo sách, báo, tivi... □ Tự ý mua thêm

15. Ông(bà) sử dụng thuốc BVTV bao nhiêu lần trong một năm? ………..

16. Ông(bà) pha thuốc BVTV và sử dụng phân bón như thế nào?

□ Theo chỉ dẫn của cán bộ khuyến nông

□ Sử dụng theo hướng dẫn của cán bộ và mua thêm một số thuốc BVTV khác

□ Sử dụng tùy theo lượng sâu bệnh hại

17. Sau khi sử dụng Ông(bà) xử lý bao bì thuốc BVTV như thế nào? □ Bỏ tại nơi sử dụng □ Vứt ra sông, ao, hồ, kênh, mương □ Bỏ vào nơi đổ rác trên đường về □ Tự chôn, đốt trong vườn

□ Bỏ vào bể thu gom đặt ngoài đồng

18. Thái độ của ông(bà) khi bắt gặp bao bì thuốc BVTV trên cánh đồng, đường đi hay khi bắt gặp người khác đang vứt bao bì thuốc BVTV một cách bừa bãi?

□ Không quan tâm □ Khấy khó chịu nhưng không nhắc nhở □ Thấy khó chịu và nhắc nhở

19. Theo ông(bà) nguyên nhân nào dẫn tới việc người dân vứt bao bì thuốc BVTV bừa bãi sau khi sử dụng?

□ Do ý thức □ Do không có thùng rác □ Do quản lý không tốt □ ý kiến khác)

20. Theo ông(bà) việc sử dụng thuốc BVTV này có độc hại không? □ Rất độc hại □ Độc hại □ Bình thường

21. Các triệu chứng cơ năng mà ông(bà) hay gặp khi thường xuyên tiếp xúc với thuốc BVTV(khi phun thuốc)?

a) Hoa mắt, chóng mặt □ Có □ Không b) Mệt mỏi, khó chịu □ Có □ Không c) Đau đầu □ Có □ Không d) Uể oải □ Có □ Không e) Chảy nước mắt □ Có □ Không f) Run chân, tay

□ Có □ Không g) Khô họng □ Có □ Không h) Tiết nước bọt □ Có □ Không i) Ho □ Có □ Không

22. Một số bệnh mà ông(bà) gặp phải do thuốc BVTV?

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG sử DỤNG THUỐC bảo vệ THỰC vật, PHÂN bón hóa học và ẢNH HƯỞNG của nó đến môi TRƯỜNG đất TRỒNG CHÈ tại xã MINH lập, HUYỆN ĐỒNG hỷ, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)