27
Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được công nhận liên quan đến đề tài thực hiện.
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các tài liệu liên quan tới các nội dung nghiên cứu từ các số liệu sẵn có tại khu vực thực hiện, tham khảo các tài liệu trên sách, báo, internet, các nghiên cứu khoa học...
- Điều tra các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội theo phương pháp thu thập số liệu từ nguồn: Phòng Tài Nguyên & Môi Trường huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên; UBND xã Minh Lập – Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên.
- Điều tra kết hợp theo dõi trực tiếp tình hình sử dụng thuốc BVTV, phân hóa học và các vấn đề do thuốc BVTV, phân hóa học gây ra.
3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Tiến hành khảo sát trực tiếp bằng cách quan sát. Ghi chép cách người dân sử dụng thuốc BVTV, phân hóa học; xử lý bao bì sau sử dụng và số lượng bao bì thuốc BVTV phân hóa học còn lại trên đồng ruộng, đường làng, ngõ xóm...tại khu vực nghiên cứu.
3.4.4. Phương pháp điều tra xã hội học
Thu thập thông tin qua phiếu điều tra, phỏng vấn ( 90 phiếu)
Tiến hành đi khảo sát trực tiếp bằng cách sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn để hỏi trực tiếp người dân tại 3 xóm đại diện cho 3 vùng: vùng Đông, vùng Trung tâm, vùng Tây thuộc Xã Minh Lập – Huyện Đồng Hỷ – Tỉnh Thái Nguyên vì đó là những xóm có hiệu quả kinh tế và năng suất cao nhất trong vùng.
+ Xóm Ao Sơn(Đại diện vùng Đông): 30 phiếu. + Xóm Cà Phê I(Đại diện vùng Trung tâm): 30 phiếu. + Xóm Trại Cài(Đại diện vùng Tây): 30 phiếu.
28
Lập phiếu điều tra, phỏng vấn gồm 2 phần: + Phần 1: Thông tin chung
+ Phần 2: Các vấn đề liên quan tới thuốc BVTV và phân hóa học Đối tượng phỏng vấn:
+ Người dân trực tiếp sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học. + Cơ sở buôn bán thuốc BVTV và phân hóa học huyện Đồng Hỷ.
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đối tượng đã được nêu trên để thu thập các thông tin cần thiết theo phiếu điều tra đã xây dựng.
3.4.5. Phương pháp lấy mẫu phân tích
- Sử dụng phương pháp lấy mẫu đất: Mỗi địa điểm nghiên cứu tôi tiến hành lấy 3-5 mẫu ở tầng đất 0 - 20 cm và 20 - 40cm cách mặt đất.
-Vận chuyển, đưa mẫu về phòng thí nghiệm phân tích. [4]
3.4.6. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
- Vị trí lấy mẫu: Lấy 30 mẫu đất ở tầng 0 – 20cm, 30 mẫu đất ở tầng 20 – 40cm.(PHỤ LỤC 1)
29
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm so sánh STT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp
phân tích Tiêu chuẩn so sánh 1 Nts Phương pháp phân tích kjeldahl TCVN 7373: 2004 2 Pts Phương pháp so màu TCVN 7374: 2004 3 Mùn tổng số Phương pháp phân tích tiurin
Theo thang đánh giá mùn cho đất đồi núi Việt Nam
4 pH Đo trên máy pH
Meter
TCVN 7377: 2004
5 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Theo TCCSC/PTHH
14:2014
- Địa điểm phân tích: Phòng thí nghiệm bộ môn khoa học đất.
3.4.7. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu
Sử dụng các phần mềm Microsoft như: Word và Excel để tổng hợp và phân tích các số liệu thu thập được.
Tiến hành phân tích, xử lý căn cứ vào những tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành, sau đó so sánh, nhận xét, đánh giá để từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của khu vực.
3.4.8. Phương pháp so sánh
Số liệu sau khi đã được tổng hợp thành các bảng thông tin, bảng số liệu tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá căn cứ vào những tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành, từ đó so sánh với các tiêu chuẩn môi trường cho phép hiện hành và rút ra nhận xét, đánh giá để từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của người dân khu vực nghiên cứu.
30
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Minh Lập –Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Minh Lập nằm ở phía tây của huyện Đồng Hỷ, cách trung tâm huyện khoảng 10km.
+ Phía Đông giáp: xã Hóa Trung – Huyện Đồng Hỷ;
+ Phía Tây giáp : xã Vô Tranh, Tức Tranh – Huyện Phú Lương; + Phía Nam giáp : xã Hóa Thượng – Huyện Đồng Hỷ;
+ Phái Bắc giáp : xã Tân Long, xã Hòa Bình – Huyện Đồng Hỷ.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã Minh Lập là xã thuộc vùng trung du miền núi, với địa hình nhiều đồi núi nằm giải trên toàn bộ đại giới của xã, tạo nên một địa hình không bằng phẳng và tương đối phức tạp. Vì có những đồi núi cao bao bọc nên xen kẽ là những chỗ trũng và tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm xã, những chỗ trũng này có độ dốc từ 0 - 40 độ. Địa hình xã nói chung cao về phía bắc thấp dâng về phía nam - đông nam. Độ cao trung bình 49,8 - 236,8 m so với mặt nước biển.
4.1.1.3. Khí hậu
Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên qua một số năm gần đây cho thấy xã Minh Lập nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông.
+ Nhiệt độ không khí: Trung bình năm 22 độ C. + Độ ẩm không khí: Trung bình 82%.
+ Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 2.097 mm, trong đó mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, nhiều khi xảy ra lũ.
31
+ Đặc điểm gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là gió Đông Nam, vào mùa khô là gió Đông Bắc.
+ Số ngày có sương mù trong năm khoảng 4 - 5 ngày.
4.1.1.4. Thủy văn, nguồn nước
Trên địa bàn xã Minh Lập có sông Cầu chảy dọc theo ranh giới phía Tây và phía Bắc của xã với diện tích 87,66 ha và các phai đập, ao nhỏ với diện tích là 15,22 ha. Nhìn chung hệ thống sông và ao nhỏ của xã Minh Lập là nơi cung cấp nguồn nước dồi dào để phát triển sản xuất và phục vụ sinh hoạt của người dân, các ao nhỏ ngoài tác dụng để giữ nước để phục vụ sản xuất cong được sử dụng vào nuôi cá nước ngọt.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên của khu vực
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất đai toàn xã theo địa giới hành chính là 1830.19 ha. So với mặt bằng chung trên toàn huyện thì tài nguyên đất của xã Minh Lập là không nhiều. Ở đay chủ yếu là đất rừng, đất đồi núi cao và đất gò đồi, đồi thấp trồng cây lâu năm, đất ở và đất có khả năng tập trung sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ ít. Vì vậy đất đai cần được sử dụng hợp lý, hiệu quả và tránh lãng phí. Bảng 4.1: Tài nguyên đất STT Nhóm đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 1830,19 100 1 Đất nông nghiệp 1513,38 82,7
2 Đất phi nông nghiệp 224,4 12,3
3 Đất chưa sử dụng 35,14 1,9
4 Đất ở trong khu dân cư nông thôn 57,27 3,1
32
Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt của xã có các hệ thống suối kết hợp với nguồn nước mưa cùng các nguồn nước ở ao hồ chứa nước và trạm bơm từ sông cầu đã góp phần nào đáp ứng đủ nhu cầu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của xã.
Nguồn nước ngầm: Có dộ sâu từ 5m – 35m với chất lượng nước được coi là hợp vệ sinh.
Tài nguyên rừng: Xã có 489,28 ha đất rừng sản xuất chiếm 26,7% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã (1.830,19 ha) rừng của xã chủ yếu là rừng trồng cơ cấu loài cây chủ yếu là cây Keo tai tượng, ngoài ra còn có một số diện tích nhỏ là rừng tái sinh nghèo không hiệu quả. Vì vậy không phát huy được hiệu quả phòng hộ và trữ nước phục vụ SX và đời sống dân sinh.
4.1.1.6. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của khu vực
+ Thuận lợi: Khí hậu tự nhiên thuận lợi để trồng cây lúa nước, trồng chè và các cây lâu năm…Tạo điều kiện để nâng cao sản xuất. Có sông Cầu chảy qua nên xã có điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế vườn đồi, kinh tế nông nghiệp đa dạng.
+ Khó khăn: Địa hình đồi núi chiếm tỷ lệ lớn nên không có nhiều những khu đất bằng phẳng để xây dựng và tạo ra những vùng đất chuyên canh để sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp với những sản xuất hàng hóa đặc thù có khả năng cho sản lượng lớn. Kết cấu hạ tầng kênh mương thủy lợi chưa phát triển nên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Là một xã vùng khó khăn của huyện Đồng Hỷ nên đời sống kinh tế của người dân trong xã gặp rất nhiều khó khăn. Địa hình chủ yếu là đồi núi, điểm xuất phát thấp, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật còn nghèo, tốc độ tăng trưởng
33
kinh tế chậm. Vì vậy nền kinh tế của xã là nền kinh tế thuần nông, kinh tế nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong các nghành kinh tế, các nghành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại phát triển còn chậm. Cơ cấu kinh tế của xã năm 2013 như sau:
Tỷ lệ cơ cấu nghành của xã Minh Lập:
- Nghành nông lâm nghiệp – thủy sản: 68%% - Nghành công nghiệp – xây dựng: 11% - Nghành thương mại – dịch vụ: 21%
Người dân trong xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp là chính, đời sống về vật chất còn rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều. Trong những năm qua cơ cấu phát triển kinh tế của xã tập trung phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay xã đang tiến tới phát triển thêm các nghành nghề phụ, các hợp tác xã và các loại hình dịch vụ vừa và nhỏ.
4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo hàng hóa có giá trị cao, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích như góp phần từng bước đưa đời sống của nhân dân trong xã được nâng lên một cách bền vững.
a. Sản xuất nông, lâm nghiệp: - Trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng năm 2011 đạt 537,8ha; giảm 62,9ha. Trong đó:
+ Diện tích gieo trồng lúa 300,69ha.
+ Diện tích gieo trồng hoa màu và các loại cây trồng khác 103,2ha, giảm 44,3ha.
34
+ Sản lượng lương thực năm 2011 đạt 2.792,8 tấn. + Sản lượng chè búp tươi năm 2011 đạt 3.298,1 tấn. - Chăn nuôi gia súc, gia cầm:
+ Tổng đàn trâu, bò năm 2011 đạt 573 con. + Tổng đàn heo năm 2011 đạt 7.290 con.
+ Tổng đàn gia cầm năm 2011 đạt 152.000 con. - Khu vực tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản:
Hiện nay trên địa bàn xã đang hoạt động có các nghành chủ yếu như: Sản xuất gỗ bóc, giường, tủ, bàn ghế, nấu rượu, làm đậu phụ, nhìn chung giá trị sản xuất công nghiệp của xã những năm vừa qua không tăng đáng kể.
Công nghiệp khai thác mỏ: 2 mỏ gồm mỏ khia thác quặng sát Đại Khai, Mỏ đá La Đòa.
- Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ:
Về thương mại, dịch vụ, giá cả: Các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt trong kinh doanh, việc vận chuyển gia súc, gia cầm được thực hiện đảm bảo đúng quy định.
Nhưng trong thời gian gần đây giá cả các mặt hàng tăng làm ảnh hưởng đến sức mua của người dân, ví dụ như: phân bón , giống cây trồng….
Tổng giá trị nền dịch vụ trong năm đạt 1,95 tỷ đồng - Số làng nghề truyền thống 4.
-Tổng số kinh doanh hiện kinh doanh trên địa bàn gồm 135. - Thương mại- dịch vụ 95 cơ sở.
- Xã có 4 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến nông lâm sản, có 2 HTX hoạt động trong lĩnh vực điện và thủy lợi. Có 4 HTX hoạt động có hiệu quả là HTX dịch vụ điện, HTX dịch vụ Minh Sơn, HTX chè Hà Phương và HTX chè Hương Trà.
35
4.1.2.3. thực trạng phát triển dân số, lao động, việc làm
Dân cư sinh sống chủ yếu theo tuyến đường liên xã. Toàn xã có 19 xóm, có 14 chi bộ đảng, trong đó có 1 chi bộ cơ quan xã, 4 chi bộ nhà trường và 9 chi bộ nông thôn.
Cả xã có 1.575 hộ với 6.737 nhân khẩu và có 7 dân tộc cùng sinh sống, với 2.624 lao động sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông lâm nghiệp.
Trong đó:
- Dân tộc Kinh chiếm 48% - Dân tộc Nùng chiếm 27% - Dân tộc Sán Dìu chiếm 19% - Các dân tộc khác chiếm 6%
Số lao động trong độ tuổi là 2.614 người chiếm 40,1%. Hàng năm ngoài thời điểm thời vụ gieo cấy, sản xuất thì 1 phần lao động địa phương đi làm thuê tại các tỉnh khác để kiếm thêm thu nhập.
4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a.Giao thông
- Tổng chiều dài các tuyến đường giao thông (đường liên xã, đường liên thôn, đường thôn xóm và đường ngõ xóm, đường nội đồng): 65,07km.
- Đường liên xã: 2 tuyến với tổng chiều dài 10,44km hiện trạng là đường nhựa, cứng hóa đạt 100%.
- Đường liên thôn: 6 tuyến với tổng chiều dài 9,6km đã cứng hóa 10,7kn chiếm 100%.
b. Thủy lợi
- Hệ thống kênh mương: Tổng chiều dài kênh mương trên địa bàn xã là 22km đã được cứng hóa 14,68%. Số kênh mương chưa được cứng hóa là 7,34km.
- Hệ thống hồ đập: Toàn xã có 1 đập thủy lợi là đập Gốc Đa tại xóm Gốc Đa.
36
- Trạm bơm điện: 2 trạm bơm điện đảm bảo nước tưới cho hơn 60% diện tích lúa và hoa màu.
c. Hệ thống điện
- Nguồn điện: Nguồn điện cung cấp cho xã Minh Lập là lưới điện quốc gia. Lưới điện trung thế, cấp điện áp 35kV 3 pha.
- Tuyến 373 từ trạm 220kV Thái Nguyên cung cấp điện cho toàn bộ xã minh Lập và các khu vực lân cận.
- Về chất lượng nguồn điện đã được đảm bảo phục vụ sản xuất và dân sinh.
- Trên toàn xã có tất cả 7 trạm biến áp.
- Lưới chiếu sáng: Hiện tại chưa có mạng luwois chiếu sáng đường giao thông.
- Hiện trạng sử dụng điện: Tổng số hộ dân trên địa bàn xã được sử dụng điện: đạt tỷ lệ 100% so với tổng số hộ dân trên toàn xã.
d.Giáo duc và đào tạo
Cả xã có 4 trường gồm: 1 trường mầm non,2 trường Tiểu học, 1 trường trung học cơ sở. Các em ở độ tuổi đi học được huy động đến lớp học 100%. Có 11 thầy cô giáo phục vụ giảng dạy trong nhà trường. Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, đồ trợ giảng cở bản đáp ứng nhu cầu giảng, dạy tại địa phương. Hàng năm nhà trường tiến hành khai giảng năm học mới theo đúng kế hoạch.
Xã được công nhận đã phổ cập xong giáo dục bậc tiểu học và trong học cơ sở. 4/4 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mực độ 01.
e.Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Cả xã chỉ có 1 trạm y tế được đạt tại trung tâm xã với 6 cán bộ nhân viên trong đó có 01 bác sĩ, 4 y tá, 19 y tế thôn bản. Trạm y tế mới xây dựng và hoàn thiện vào năm 2006 với các trang thiết bị được đầu tư đúng theo hướng chuẩn quốc gia. Năm 2008 xã được công nhận là xã đạt chuẩn quốc gia