Đánh giá ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân hóa học tới môi trường đất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG sử DỤNG THUỐC bảo vệ THỰC vật, PHÂN bón hóa học và ẢNH HƯỞNG của nó đến môi TRƯỜNG đất TRỒNG CHÈ tại xã MINH lập, HUYỆN ĐỒNG hỷ, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 62 - 66)

trường đất

Bảng 4.15: Đánh giá nồng độ pH, Nts, Ptsđất tại xã Minh Lập theo tiêu chuẩn Việt Nam. Mẫu đất pH Đánh giá Nts Đánh giá Pts Đánh giá MĐ1 4,16 Đạt 0,092 Đạt 0,12 Đạt MĐ2 4,40 Đạt 0,068 Đạt 0,06 Đạt MĐ3 4,59 Đạt 0,12 Đạt 0,14 Đạt MĐ4 4,68 Đạt 0,073 Đạt 0,05 Đạt MĐ5 4,51 Đạt 0,081 Đạt 0,1 Đạt MĐ6 4,70 Đạt 0,066 Đạt 0,06 Đạt MĐ7 4,50 Đạt 0,12 Đạt 0,11 Đạt MĐ8 3,57 Không đạt 0,079 Đạt 0,04 Đạt MĐ9 4,28 Đạt 0,080 Đạt 0,13 Đạt MĐ10 4,70 Đạt 0,073 Đạt 0,05 Đạt MĐ11 4,61 Đạt 0,13 Đạt 0,12 Đạt MĐ12 4,54 Đạt 0,087 Đạt 0,04 Đạt MĐ13 4,54 Đạt 0,35 Đạt 0,10 Đạt MĐ14 4,66 Đạt 0,091 Đạt 0,07 Đạt MĐ15 4,65 Đạt 0,15 Đạt 0,11 Đạt MĐ16 4,73 Đạt 0,078 Đạt 0,09 Đạt MĐ17 4,61 Đạt 0,13 Đạt 0,07 Đạt MĐ18 4,72 Đạt 0,071 Đạt 0,08 Đạt MĐ19 4,77 Đạt 0,069 Đạt 0,07 Đạt MĐ20 4,80 Đạt 0,067 Đạt 0,05 Đạt Tiêu chuẩn so sánh TCVN 7377: 2004 (3,80 đến 8,12) TCVN 7373: 2004 (0,065 đến 0,530) TCVN 7374: 2004 (0,02 đến 1,00)

53

Nhận xét: pH, Nts, Pts đất là chỉ tiêu đánh giá đất quan trọng, vì nó thường ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vi sinh vật đất, vận tốc các phản ứng hoá học và sinh hoá trong đất.

Theo kết quả phân tích hầu hết các mẫu đất đều nằm trong khoảng của TCVN về đất trồng trọt, tuy nhiên đối với hàm lượng tối thích cho cây chè là không đạt.

- Về nồng độ pH: Nồng độ pH của các mẫu đất tại xã Minh Lập từ 3,57 đến 4,80. Có một mẫu đất MĐ8 không đạt TCVN, còn lại tất cả các mẫu đất đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép của TCVN về đất trồng trọt. Tuy nhiên, hàm lượng tối thích của pH cho đất chè là từ 5,0 đến 5,5 cây chè sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Như vậy, người dân cần kịp thời điều chỉnh nếu pH cao cần sử dụng phân bón có chưa lưu huỳnh. Nếu đất trở nên quá chua pH<4 có thể sử dụng vôi vào thời gian đốn lượng 23 tấn/ha. Nếu cây chè sinh trưởng khỏe mạnh và có mặt các cây họ xim, mua ở xung quanh vườn chè thì đó là đất có độ pH thích hợp.

- Về hàm lượng Nts: Theo TCVN 7373: 2004 về chất lượng đất. Giá trị cho phép của Nts trong đất là nằm trong khoảng 0,065 đến 0,530 % . Theo bảng kết quả 4.15, ta thấy tất cả các mẫu đất đều không vượt quá TCMT đất. Nhưng ta xét về mặt dinh dưỡng trong đất các mẫu đất trên có hàm lượng N rất thấp, giá trị trung bình của các mẫu đất chỉ đạt 45,07% so với giá trị trung bình của TCMT, và thấp hơn 54,93%. Điều này cho thấy việc sử dụng không hợp lý hàm lượng phân hữu cơ và phân hóa học đã ảnh hưởng không nhỏ tới hàm lượng Nts trong đất làm cho đất bị “nghèo” dinh dưỡng. Việc bón không cân đối làm cho chất lượng chè giảm và sâu bệnh phát sinh mạnh. Trong thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng có thể phân tích được các yếu tố trong đất để tính toán phân bón cho chè. Do vậy, ánh sáng mặt trời chiếu vào lá chè, tạo ra mầu sắc sẽ là chỉ thị giúp ta nhận biết sự thiếu hụt phân bón: Lá mầu

54

xanh tối, to, dầy, búp chè mọng nước có thể cho thấy lượng đạm sử dụng đã vượt quá mức (thừa N) Ngược lại, lá mầu vàng nhạt, nhỏ, búp chè chè nhỏ, cứng có thể cho thấy lượng đạm sử dụng chưa đủ (thiếu N). Người dân cần phải tính toán liều lượng bón phù hợp với từng loại đất (đất có tầng canh tác dầy, đất dốc…) và khí hậu thời tiết cụ thể của vùng để đạt hiệu quả năng suất cao và không làm ô nhiễm môi trường đất.

- Về hàm lượng Pts: Đánh giá theo TCVN 7374: 2004 hàm lượng Pts trong đất nằm trong khoảng 0,02 đến 1,00%, giá trị trung bình của Pts là 0,15%. Các mẫu đất mang phân tích có giá trị Pts từ 0,04-0,14% so với giá trị trung bình theo TCMT là thấp hơn từ 90-97%. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hàm lượng dinh dưỡng trong đất, photpho là một trong những thành phần không thể thiếu trong đất cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cây sinh trưởng và phát triển. Tuy photpho cây chè cần không nhiều bằng đạm, song lại có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng phát triển của cây chè. Photpho xúc tiến phát triển bộ rễ của cây chè từ lúc mới trồng đến khi chè bước vào giai đoạn sản xuất đồng thời photpho cũng tham gia vào quá trình tổng hợp các chất dinh dưỡng để chè sinh trưởng phát triển và cho sản phẩm

55

Bảng 4.16: Đánh giá lượng mùn trong đất tại xã Minh Lập theo thang đánh giá mùn cho đất đồi núi Việt Nam

Mẫu đất Mùn tổng số (%)

Phương pháp so

sánh Đánh giá

MĐ1 1,81

Theo thang đánh giá mùn cho đất đồi núi

Việt Nam Đất hơi nghèo mùn MĐ2 1,03 Đất hơi nghèo mùn MĐ3 2,07 Đất có mùn trung bình MĐ4 0,77 Đất rất nghèo mùn MĐ5 1,55 Đất hơi nghèo mùn MĐ6 1,03 Đất hơi nghèo mùn MĐ7 1,57 Đất hơi nghèo mùn MĐ8 1,40 Đất hơi nghèo mùn MĐ9 2,15 Đất có mùn trung bình MĐ10 1,84 Đất hơi nghèo mùn MĐ11 1.96 Đất hơi nghèo mùn MĐ12 1,56 Đất hơi nghèo mùn MĐ13 1,47 Đất hơi nghèo mùn MĐ14 0,72 Đất rất nghèo mùn MĐ15 1,85 Đất hơi nghèo mùn MĐ16 0,82 Đất rất nghèo mùn MĐ17 1,69 Đất hơi nghèo mùn MĐ18 0,94 Đất rất nghèo mùn MĐ19 1,53 Đất hơi nghèo mùn MĐ20 0,89 Đất rất nghèo mùn

(Nguồn: Phòng thí nghiệm bộ môn khoa học đất.)

Mùn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây, mùn ảnh hưởng đến tính chất lý học, hóa học và sinh học đất. Hàm lượng mùn trong đất nhiều sè là điều kiện tốt để cây trồng sinh trường đồng thời làm cho hệ sinh vật có lợi trong đât tăng cao, tạo cho đất một kết cấu tơi xốp giàu dinh dưỡng.

56

Bảng 4.17: Thang đánh giá mùn cho đồi núi Việt Nam

STT Hàm lượng mùn Đánh giá 1 Dưới 1% Đất rất nghèo mùn. 2 1 – 2% Đất hơi nghèo mùn 3 2 – 4% Đất có mùn trung bình 4 4 – 8% Đất giàu mùn 5 Trên 8% Đất rất giàu mùn

(Nguồn: Tài liệu thực hành thổ nhưỡng, ĐH Nông Lâm Thái Nguyên)

Theo kết quả phân tích ở bảng 4.16 cho thấy hầu như các mẫu các mẫu đất đều có hàm lượng mùn từ 1-2% nằm trong hàm lượng mùn trong đất hơi nghèo mùn. Có hai mẫu đất đó là MĐ3, MĐ9 có hàm lượng mùn lần lượt là 2,07% và 2,15% nằm trong khoảng giá trị đất có mùn trung bình. Có năm mẫu đất đó là MĐ4, MĐ14, MĐ16, MĐ18, MĐ20 có hàm lượng mùn nằm trong khoảng giá trị đất rất nghèo mùn. Đánh giá một cách tổng quan hàm lượng mùn trung bình trong đất của xã Minh Lập là đất hơi nghèo mùn. Cần phải có các biện pháp canh tác cải tạo đất một cách hợp lý để làm tăng lượng mùn cũng như các chất dinh dưỡng trong đất. Sử dụng nguồn phân hữu cơ làm tăng thành phần dinh dưỡng, làm tăng độ xốp của đất và làm cho % mùn trong đất được tăng cao hơn.

Bảng 4.18: Bảng kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV tại xã Minh Lập Tên mẫu Địa điểm lấy mẫu Dư lượng hóa chất

BVTV

ML – ĐT 20 - 1 Vùng Đông Không phát hiện ML – ĐT 20 - 2 Vùng trung tâm Không phát hiện ML – ĐT 20 - 3 Vùng Tây Không phát hiện

Các mẫu phân tích đều không phát hiện dư lượng thuốc BVTV. Điều đó cho thấy người dân địa phương đã có những hiểu biết nhất định về vấn đề độc hại phát sinh từ hóa chất BVTV nên đã có ý thức sử dụng lượng thuốc BVTV hợp lý cho cây chè

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG sử DỤNG THUỐC bảo vệ THỰC vật, PHÂN bón hóa học và ẢNH HƯỞNG của nó đến môi TRƯỜNG đất TRỒNG CHÈ tại xã MINH lập, HUYỆN ĐỒNG hỷ, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 62 - 66)