Ngôn ngữ tự thoại

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thánh tông di thảo (Trang 44 - 54)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2.3.3.2. Ngôn ngữ tự thoại

Đời sống tâm hồn của con người là thế giới tinh thần vô cùng phong phú và phức tạp, khó có thể nắm bắt và khám phá hết được. Đây là những vấn đề chủ yếu mà văn học rất quan tâm và chú ý xây dựng nhân vật.

Độc thoại nội tâm là một trong những thủ pháp độc đáo để thể hiện chiều sâu tâm lí nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật, thể hiện cái nhìn bên trong của nhà văn. Độc thoại xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Đó là độc thoại trực tiếp mà ta có thể nhận thấy qua những lời nói, ý nghĩ thầm kín bên trong của nhân vật. Đó cũng có thể là lời đối thoại của nhân vật tự nói với chính mình hoặc nhân vật tự phân thân thành người khác để đối thoại với mình. Độc thoại nội tâm sẽ có tác dụng làm hiện rõ hình ảnh, tính cách của nhân vật. Nhờ độc thoại nội tâm mà nhà văn giúp người đọc tìm hiểu, khám phá đời sống bên trong vô cùng tường tận và sâu sắc của nhân vật.

Nhân vật trong văn học trung đại chủ yếu là nhân vật hành động. Khi muốn thể hiện tâm trạng của nhân vật các tác giả thường mượn lời ngoại hóa để biểu hiện ra bên ngoài bằng những hành động cụ thể.

Trong Thánh tông di thảo chưa xuất hiện lời độc thoại nội tâm mà chủ yếu là những lời tự thoại. Đó là những suy nghĩ diễn ra trong đầu nhân vật. Tuy chưa đạt đến mức là những lời độc thoại nội tâm nhưng nó đã phần nào thể hiện được sự quan tâm của tác giả trong việc thể hiện những tâm tư, tình cảm, các trạng thái tâm lí phức tạp của nhân vật. Thế giới tâm hồn phong phú đầy bí ẩn của nhân vật được mở ra qua lời bộc bạch, tâm sự của chính nhân vật đó. Nhờ đó nhà văn có thể khắc họa những diễn biến tâm lí khác nhau của nhân vật trong chiều sâu khôn cùng, làm cho hình tượng nhân vật trở nên sâu sắc hơn, có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với người đọc.

Trong rất nhiều thiên truyện trong Thánh Tông di thảo các nhân vật thường tự đối thoại với chính mình qua những bài thơ, câu hát. Yêu nữ trong

Truyện yêu nữ Châu Mai biến hình, tác oai tác quái làm nhiều việc hại người. Những đêm trăng sáng, thường ở trên không ngâm rằng:

“Muốn mặc văn bào chơi đế đô Lương nhân có biết cho?

Ngư ông khắp đất một sông hồ, Mai thưa thớt, liễu gầy gò,

Lục giáp, lục giáp, gặp chồng xưa”

Tiếng hát của nó trong như vàng ngọc, ai cũng nghe rõ nhưng không hiểu ý tứ của bài ra sao. Yêu nữ ngâm về hoàn cảnh của mình, tâm sự mà nó không biết thổ lộ với ai đành phải gửi gắm trong lời hát. Đó là quá trình mà yêu nữ đi tìm chồng xưa “khắp đất”, khắp sông hồ đến tiều tụy, nhưng vẫn đau đáu một niềm mong mỏi được “gặp chồng xưa”. Tuy là yêu tinh nhưng nó vẫn

mang những tâm sự như con người, muốn hướng tới hạnh phúc, luôn kiếm tìm hạnh phúc dù quá trình đó có gian nan, hiểm nguy.

Tâm sự đó của nữ yêu tinh trong Truyện yêu nữ Châu Mai ta lại bắt gặp trong tâm sự của hai nữ thần trong Truyện hai thần nữ họ xuất hiện trên nhân gian hành nghề bói toán, tung tích bí ẩn, không ai dám đến gần. Trước khi bói họ thường cất tiếng hát:

“Người nhiều tuổi hát rằng:

Ngựa không vẩy! ngựa không vẩy, Con báo thù cha, ai rằng không phải? Thấm thoát giáp hoa gần nửa đấy! Mẹ vậy, mẹ vậy!

Gió cuốn không thể nhờ, Cánh bay không thể cậy.

Mối giận Kim Lân dốc sông ngòi, Đêm ngày tóc bạc lo ngay ngáy. Ngựa không vẩy! Ngựa không vẩy! Cô gái trẻ hát :

Đông Ngu! Đông Ngu Đã trải ba thu,

Ba thu chữ “độc”, nặng căm thù. Núi có cây dâu, thiếp có hiền phu. Thế nào ru? Thế nào ru?

Khua ngọc chơi đế đô,

Chưa thể chừa cơm lên thiên cù Lên thiên cù, cùng hoạn ngu Kia kia đỉnh núi tượng nàng Tô.”

Khúc hát chuyển nghìn vạn đoạn, tiếng rất thảm buồn. Người đi bộ đứng nghe xung quanh, có kẻ phải sa nước mắt. Phải đến cuối truyện ta mới hiểu được nỗi niềm, tâm sự của họ. Thì ra họ đều là thần. Một người là cháu dâu Long Vương. Năm xưa, chồng nàng thích hương sen trắng, bị chàng Kim Lân rủ rê đến hồ Dâm Đàm chơi, bị Vương Thông bắt được đem giết đi. Con trai nàng vì báo thù cho cha đã cưỡi ngựa không vẩy, rẽ nước lên trần hẹn đúng nửa hoa giáp sẽ về phụng dưỡng mẹ. Thù không báo được con trai nàng treo cổ tự sát. Lên chốn trần gian không gặp được con nàng đau khổ cất tiếng hát để nói lên tình cảm của mình. Còn người con gái kia vốn là vợ sơn thần Đông Ngu. Để trả thù cho Sơn Mẫu phu quân nàng đã đầu thai lên nhân gian hẹn ba năm sau trở lại. Nhưng đến nay đã hai mươi bốn năm. Lòng e chồng mắc mối phú quý ở trần gian mà quên lời ước cũ nên mượn cớ bói toán ca hát, tìm khắp nơi nơi, may ra phu quân nghe thấy tiếng ca mà động lòng. Tiếng hát của hai nàng là tiếng thở than cho thân phận, cho nỗi lòng mong ngóng được tìm thấy người xưa. Chính vì nó chứa chất nỗi buồn thương nhung nhớ nên khi cất lên nó thực sự làm động lòng người nghe. Tác giả không chỉ thể hiện được tâm trạng trong lời hát mà còn chú ý tới sự đổi thay tâm lí của nhân vật: “Thốt nhiên một hôm kia, người nhiều tuổi tuy cùng đi với cô gái trẻ, nhưng không hát, cũng không xem bói, đoán số, mà nét mặt buồn rười rượi”.

Ngôn ngữ tự thoại không chỉ được thể hiện qua những bài thơ mà còn được thể hiện qua những suy nghĩ bên trong của nhân vật. Trong Một dòng chữ lấy được gái thần khi xây dựng nhân vật anh đồ làng Thần Khê tác giả đã bước đầu chú ý đến những suy nghĩ của anh. Và, qua những suy nghĩ đó, phần nào nói lên đựợc tính cách, con người nhân vật. Khi bất ngờ được một người con gái đẹp nhiều lần đến tặng quà quý mà chỉ xin có một dòng chữ, anh hết sức ngạc nhiên và quyết không cho chữ khi không được biết rõ sự tình. Nhặt được cái trâm cô gái để lại anh đã trầm ngâm nghĩ bụng rằng:

- “Cành trâm để lại hình như nữ trang của nhà quan. Mặt ngọc xinh xinh chẳng khác người tiên trên thượng giới. Đối với ta tuyệt không có tình họ hàng, quen thuộc, sao lại lễ ý ngày thêm hậu, lời lẽ cũng khẩn khoản hơn. Chắc là có việc gì liên quan đến người khác, không mong tránh vạ thì cũng để cầu danh. Ta đối với nàng, hoặc vì kiếp trước có vấn vương gì đây, nên ngày nay nếu không có ta nhận cho thì việc của nàng nhất định không xong. Cho nên nàng quên cả danh giá của người con gái, đối diện ta bày tỏ như vậy. Chi bằng ta trả hết lễ vật, đòi làm bạn trăm năm với nàng. Nàng đã bí thế, không thể không nghe theo. Có như thế ta mấy được thỏa nguyện. Dẫu có mười thành ta cũng chẳng đổi nào.”

Anh quả là một người thông minh và thận trọng, biết suy tính trước sau, biết tận dụng thời cơ để có được hạnh phúc. Không chỉ vậy, anh không thấy khó mà lui. Khi thấy bà chị gái đưa ra năm lễ mà anh phải có – một việc khó khăn đối với một anh đồ nghèo như anh, anh nghĩ thầm rằng:

- “Nhà nho nghèo kiết, lại chỉ trơ trọi một mình, lấy đâu được vàng, mượn đâu được ngựa? Một bình thuốc thơm cũng chẳng có, huống chi năm mươi bình. Như thế, như thế còn bảo là lễ mọn? Hay là họ đặt ra giá cao để ta phải lùi, thì việc kí tên có thể đòi nhiều tiền được mà thôi. Còn dám bàn đâu đến việc cưới vợ. Chi bằng nín lặng không nói, cáo từ ra về, xem ý họ thế nào, sau sẽ thong thả lập kế.”

Có thể thấy anh đồ đã tỏ ra rất khôn ngoan và khéo léo. Anh biết rõ hoàn cảnh của mình, nhưng không vì thế mà từ chối. Cách nín lặng xin về của anh là một suy nghĩ thông minh. Và, bằng sự thông minh, tài trí của mình anh đã lấy được gái thần. Những suy nghĩ bên trong của anh đồ làng Thần Khê đã chứng tỏ một bước tiến mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Lê Thánh Tông. Nhân vật của ông bước đầu đã có tính cách.

Ngôn ngữ tự thoại chưa được sử dụng nhiều cho các nhân vật trong

Thánh Tông di thảo. Song, chỉ qua vài nét miêu tả như vậy Lê Thánh Tông đã chứng tỏ ngòi bút tiến bộ của mình trong cách xây dựng nhân vật. Tác giả

Thánh Tông di thảo bước đầu đã quan tâm đến tâm lí, suy nghĩ của nhân vật. Đó là một trong những nét tiến bộ của tác phẩm so với các tác phẩm giai đoạn trước đó.

KẾT LUẬN

Tìm hiểu đề tài Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Thánh Tông di thảo là một vấn đề còn mới mẻ, thực sự có vai trò quan trọng trong việc đánh giá những đóng góp về phương diện nghệ thuật của Lê Thánh Tông đối với nền văn học Việt Nam nói chung, văn học trung đại Việt Nam nói riêng. Qua việc nghiên cứu, thực hiện đề tài chúng tôi đi đến những kết luận sau:

1. Thánh Tông di thảo là một tác phẩm nổi bật trong thể loại truyền kì ở Việt Nam. Cùng với Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, tác phẩm đã đánh dấu sự chuyển biến đột khởi cao của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. 2. Vấn đề về tác giả và năm ra đời của tác phẩm còn nhiều nghi vấn. Xoay quanh vấn đề này có rất nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng trong khi chờ đợi những ý kiến đánh giá khoa học chính xác khác, chúng tôi thiên về ý kiến cho rằng: đây là sáng tác của Lê Thánh Tông.

3. Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật Thánh Tông di thảo, Lê Thánh Tông vẫn chịu ảnh hưởng của thi pháp văn học trung đại. Tuy nhiên ông đã có những đóng góp mới mẻ, những tiến bộ hơn hẳn những tác phẩm trong giai đoạn trước. Thế giới nhân vật trong Thánh Tông di thảo được xây dựng khá

phong phú, được tác giả chú trọng miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ. Đặc biệt Lê Thánh Tông đã rất tiến bộ khi lấy con người làm đối tượng và trung tâm phản ánh nghệ thuật. Sức mạnh của con người là vô biên. Khắp thế gian này dù thượng giới hay địa phủ, cõi tiên hay thủy cung… con người đều có thể đặt chân lên được. Một số truyện tuy cốt truyện ít nhiều lấy từ truyện cổ dân gian nhưng nhân vật trong các truyện này lại được Lê Thánh Tông xây dựng đầy sinh động và hấp dẫn. Đặc biệt, tác giả bước đầu đã quan tâm đến

tâm lí, suy nghĩ của nhân vật, đánh dấu một bước chuyển biến mới trong trong văn học giai đoạn này.

Với Thánh Tông di thảo, Lê Thánh Tông đã đem đến cho văn học một cái nhìn mới mẻ về con người, manh nha một hướng đi mới trong văn học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đổng Chi (1958), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam - quyển 2, Nxb Văn sử địa, Hà Nội.

2. Nguyễn Dữ (1971), Truyền kì mạn lục, Nxb Văn học. 3. Hà Minh Đức (2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục. 4. Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Nxb Giáo dục.

5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chib, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá

(đồng chủ biên), (2004), Từ điển văn học, Nxb Thế Giới.

7. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (2001),

Văn học Việt Nam (thế kỉ X – nửa đầu thế kỉ XVIII), Nxb Giáo dục. 8. Vũ Ngọc Khánh (2004), Vua trẻ trong lịch sử Việt Nam, Nxb Thanh

niên, Hà Nội (tái bản).

9. Trần Trọng Kim (2008), Việt Nam sử lược, Nxb Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.

10. Phương Lựu, Trần Đình Sử…(2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

11.Nguyễn Đăng Na (1999), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nxb Giáo dục.

12.Nguyễn Đăng Na (2003), Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại những vấn đề văn xuôi tự sự, Nxb Giáo dục.

13. Nguyễn Đăng Na (2007), Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục.

14. Bùi Văn Nguyên (1989), Văn học Việt Nam (từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII), Nxb Giáo dục.

15. Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 16. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Bùi Duy Tân (1984), Từ điển văn học – tập 2, Nxb Văn học.

18. Lê Thánh Tông (2001), Thánh Tông di thảo, Lê Sĩ Thắng, Hà Thúc Minh giới thiệu, Nxb Văn học.

PHỤ LỤC

Quy ước: 1 – Không gian thực 3 – Không gian thủy cung 2 – Không gian thiên đình 4 – Không gian mộng

5 – Không gian trần thế được kì ảo hóa .

Stt Tên truyện Kiểu không gian

1 2 3 4 5

1 Truyện yêu nữ Châu Mai x

2 Bài kí dòng dõi con thiềm thừ x

3 Bài kí hai phật cãi nhau x

4 Truyện người hành khất giàu x 5 Truyện hai gái thần x

6 Phả kí sơn quân x

7 Bức thư của con muỗi x

8 Duyên lạ nước Hoa x

9 Trận cười ở núi Vũ Môn x

10 Truyện lạ nhà thuyền chài x

11 Lời phân xử cho anh điếc và anh mù x

12 Ngọc nữ về tay chân chủ x

13 Truyện hai thần hiếu đễ x

14 Truyện chồng dê x

15 Người trần ở thủy phủ x

16 Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc x

17 Bài kí một giấc mộng x

18 Truyện tinh chuột x

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thánh tông di thảo (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)