Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngoại hình

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thánh tông di thảo (Trang 32)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2.3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngoại hình

Ngoại hình được hiểu là diện mạo, bề ngoài của nhân vật. Khi xây dựng nhân vật, hầu hết các nhà văn đều cho nhân vật của mình một ngoại hình, diện mạo góp phần thể hiện tính cách. Ngoại hình có thể chỉ giúp người đọc hiểu được phần nào tính cách của nhân vật, nhưng đó là yếu tố quan trọng, không thể thiếu để bước đầu nắm bắt được nhân vật.

Có nhiều cách miêu tả ngoại hình nhân vật. Có khi ngoại hình nhân vật được khắc họa thông qua lời miêu tả trực tiếp của tác giả, có khi được hiện lên qua lời miêu tả của nhân vật khác.

Khảo sát các thiên truyện của Thánh Tông di thảo, ta nhận thấy tác giả tập trung xây dựng 3 loại nhân vật chủ yếu: nhân vật là loài vật, đồ vật; nhân vật là những con người đời thường và nhân vật kì ảo.

Đối với những nhân vật là những con vật như cóc và ếch (Bài kídòng dõi con thiền thừ), con hổ (Phả kí sơn quân), con muỗi (Bức thư của con muỗi), cua, ếch, lươn, trạch, cá rô, tôm, cá chép (Trận cười ở núi vũ môn) tác giả không đi sâu miêu tả ngoại hình của chúng. Những nhân vật này xuất hiện với hình dạng là những loài vật và qua câu chuyện về những loài vật này tác giả đưa ra những bài học ngụ ngôn quý báu.

Đối với những nhân vật là những con người đời thường cũng ít được tác giả miêu tả ngoại hình. Họ là những nhân vật chỉ được giới thiệu đến tên tuổi, nghề nghiệp như anh chàng Chu Sinh trong Duyên lạ nước Hoa vốn là đứa trẻ

mồ côi cha mẹ, được chú ruột nuôi nấng; Thúc Ngư trong Chuyện lạ nhà thuyền chài, vốn là con trai nhà thuyền chài, không chực bỏ nghiệp nhà để theo học đạo nho; Nguyễn Tử Khanh trong Truyện hai thần hiếu đễ nhà nghèo túng, cha mẹ mất sớm, chỉ còn một người anh, anh mất thì thay anh nuôi dạy cháu… Thậm chí đó còn là những con người không xác định rõ tên họ, được tác giả gọi một cách chung chung. Đó là người đàn bà góa trong

Truyện người hành khất giàu, anh điếc và anh mù trong Lời phân xử cho anh điếc và anh mù, người chị trong Truyện chồng dê, hai thần nữ trong Truyện hai thần nữ và anh đồ nghèo trong Một dòng chữ lấy được gái thần.

Nếu như đối với các nhân vật là loài vật và con người đời thường tác giả ít đi sâu vào miêu tả ngoại hình, diện mạo thì các nhân vật kì ảo lại được tác giả chú trọng. Ngoại hình, diện mạo của những nhân vật này gây được nhiều ấn tượng đối với bạn đọc đặc biệt là yêu nữ, thần nữ. Họ đều là những nhân vật có sắc đẹp tuyệt trần.

Ngư Nương trong Truyệnyêu nữ Châu Mai vốn là một yêu tinh biến hóa khôn lường. Khi biến thành người thì nó hiện thành “một người con gái đẹp tuyệt trần, trạc mười sáu tuổi, mắt long lanh như nước mùa thu, môi đỏ như

son vẽ, tóc mây mặt hoa, cười nói duyên dáng khiến cho người ta phải động lòng”.

Mộng Trang trong Duyên lạ nước Hoa và Ngọa Vân trong Chuyện lạnhà thuyền chài thực chất là loài bướm và loài cá. Khi biến thành người họ cũng

mang hình dáng vô cùng xinh đẹp. Mộng Trang có vẻ đẹp nghiêng thành: “tuyết hờn thua trắng, ngọc thẹn kém trong, ngón tay búp măng thon thon, hàm răng hạt bầu nho nhỏ…”. Còn Ngọa Vân cũng được cha mẹ Thúc Ngư khen ngợi “con gái nhà giàu sang, người lại đẹp”.

Hai thần nữ trong truyện Truyện hai thần nữ cũng được miêu tả hết sức xinh đẹp: “một người ước ngoài bốn mươi, tóc xanh đã điểm sương trắng, mặt ngọc đã nhạt màu hồng, nhưng cái vẻ phương phi thùy mị còn đủ làm cho thiên hạ xiêu lòng. Còn cô gái trẻ thì đương tuổi cập kê, mặt hoa da tuyết… gương mặt sáng sủa ưa nhìn”.

Ngọc Tỷ con gái Ngọc Hoàng cũng là một người con gái “mặt hoa da tuyết, thợ giỏi khó vẽ hết tinh thần, nét hoa cung đàn, tài giỏi không chỉ riêng nghề mọn. Nếu là một gã râu màu, thì quyết đứng đầu khoa giáp”.

Không chỉ các thần nữ, yêu nữ được miêu tả ngoại hình xinh đẹp khác thường mà tác giả còn chú trọng miêu tả ngoại hình của các nhân vật kì ảo khác. Đó là ông tiên trong Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc: “trạc hai mươi tuổi, tóc xõa chấm vai, môi son mắt phượng, thoang thoảng có mùi hương chi lan”, “đầu đội khăn vuông, mặc áo xanh, vận quần đỏ, ngang thắt lưng đeo mộtống địch bằng trúc”. Đó là con chuột thành tinh ngũ sắc “râu trắng như tuyết, bốn chân huyền đề, nặng chừng ba mươi cân…” trong Truyện tinh chuột. Hay trong Truyện chồng dê, con dê khi biến thành người cũng là một chàng trai “người đẹp vô cùng, dù Tống Ngọc vin hoa, Phan Lang ném quả cũng không sánh kịp”.

Xây dựng ngoại hình các nhân vật, đặc biệt là các nhân vật kì ảo, yếu tố kì ảo đã chi phối rõ nét. Nhân vật không chỉ mang diện mạo đẹp đẽ lạ thường, mà còn có thể biến hóa thành nhiều hình dạng khác nhau. Trong Truyện yêu nữ Châu Mai nhân vật là loài yêu tinh có thể thay hình đổi dạng đến mức khó

lường. “Khi nó hiện ra người đầu to bằng cái bánh xe, hoặc hai đầu sáu mình ai trông thấy cũng chết khiếp. Khi nó biến thành gái đẹp hoặc nhẹ như Phi Yến hoặc béo tốt như Dương Phi, ai say mê tất phải thiệt mạng”. Có những nhân vật tuy đã biến thành hình dạng người nhưng trên cơ thể vẫn mang những đặc điểm kì lạ, qua đó mà người đọc có thể đoán được nguồn gốc của nhân vật. Trong Truyện lạ nhà thuyềnchài, vợ chồng nhà thuyền chài lạc vào thế giới thủy cung, các nhân vật ở đây là loài cá nên mặc dù đã biến thành người nhưng những dấu vết của loai vẫn còn. Long Vương trong vai chủ nhà thì “dưới cằm có hai cái dâu rất dài” hai gã bán kinh đưa khách về thi “tựa người nhưng không phải người, vảy rồng mồm dải, mắt thú thân xà, nổi chìm lên xuống, nhanh như mây bay”. Mộng Trang trong Duyên lạ nước Hoa có vẻ

đẹp tuyệt trần nhưng “nhìn kĩ sau lần áo lót mình… có nhiều ngấn ngang”, đó là đặc điểm của loài bướm. Sơn thần Đông ngu được nhắc đến trong Truyện hai gái thần cũng mang những nét hình dạng đặc trưng: “thân cao, đầu nhọn,

vành tai có chấm đỏ, sắc rất sáng tươi”. Ngoại hình biến hóa kì lạ khác thường của nhân vật làm cho nhân vật hiện lên một cách hấp dẫn thu hút trí tò mò, tưởng tượng của người đọc.

Như vậy Lê Thánh Tông đã khéo léo vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc để tạo lên một thế giới nhân vật đa dạng, phong phú. Trong đó ta bắt gặp đủ các dạng nhân vật như thần, tiên, phật, ma quỷ, loài vật, đồ vật…, nhân vật nào cũng sinh động, đầy sức hấp dẫn.

2.2.3.2. Nghệ thuât xây dựng nhân vật thông qua hành động

Nếu ở thể loại trữ tình, cảm xúc của nhân vật giữ vai trò chủ đạo thì trong kịch và văn xuôi tự sự, hành động của nhân vật lại giữ vai trò chủ đạo. Thông qua hành động, nhà văn có thể phần nào khái quát được tính cách, số phận của nhân vật.

Nhân vật trong văn học trung đại là nhân vật hành động là chủ yếu. Các nhân vật trong Thánh Tông di thảo cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Thông

qua một loạt hành động của nhân vật, tâm tư, tình cảm và số phận của nhân vật sẽ hiện lên.

Nhân vật trong các thiên truyện có tính chất đời thường và những truyện có tính chất ngụ ngôn trong Thánh Tông di thảo thường ít hành động mà chủ

yếu là đối thoại với nhau về một vấn đề nào đó. Từ đó tác giả đưa ra tư tưởng, chủ đề của truyện, bởi vậy tính cách của những nhân vật này khá mơ hồ và thậm chí là không có.

Nhân vật trong các truyện có yếu tố kì ảo thì khác. Hành động của các nhân vật được thể hiện rõ và qua đó ta thấy được tâm lí cũng như phẩm chất của nhân vật.

Các nhân vật trong truyện đều có những hành động vô cùng kì quái, bí ẩn. Yêu nữ trong Truyện yêu nữ Châu Mai xuất hiện trên trần gian nhiều thế

kỉ, hiện hình thành một cô gái xinh đẹp đến sống ở nhà hát nhưng lại không chịu tiếp khách. Chỉ đến khi xuất hiện một người kì lạ, tuy “áoquần mộc mạc, hình dung tiều tụy” lại được cô gái ra tiếp. Hai nữ thần trong Truyện hai thần nữ thì thường xem bói ở chợ búa tấp lập nơi đô hội. Họ có thói quen trước khi xem bói thì đều cất tiếng hát khiến những người xung quanh nghe cũng phải sa nước mắt. Họ dùng tiền xem bói được cho những người nghèo đói. “Cả chợ chưa ai trông thấy họ ăn uống ra sao. Hễ mặt trời lặn là họ ra về. Có kẻ hiếu kì dò theo, có ý muốn xemhọ trú ngụ nơi đâu, nhưng chỉ vài ba bước là

chóng mặt ngã lăn, khôngtheo được nữa”. Chính những hành động kì quái bí ẩn đó của nhân vật đã thu hút người đọc tò mò tìm hiểu nguyên do. Thì ra yêu nữ xuất hiện nơi trần gian này là muốn tìm lại người chồng xưa của mình. Qua bao nhiêu kiếp họ mấy được đoàn tụ. Còn hai vị nữ thần một người là cháu dâu của Long Vương lên trần tìm con, một người là vợ của Sơn thần Đông Ngu đi tìm chồng. Họ phiêu dạt trên cõi trần là mong sẽ tìm gặp được người thân. Người đọc không chỉ bị cuốn theo những hành động bí ẩn mà còn xúc động khi biết được trọn vẹn kết cục số phận của họ. Họ đều là những con người thủy chung hết mực trong tình yêu, giàu lòng yêu thương, đức hi sinh trong tình mẫu tử. Họ đội lốt hoặc thoát hình, biến dạng để tìm nhau.

Qua những hành động, quyết định của nhân vật, người đọc còn thấy được phẩm chất trung hiếu của họ. Người ông trong Người trần ở thủyphủ rất cảm

phục tài trí của vua Lê Lợi nhưng lại kiên quyết không đi theo mà vẫn ở lại làm quân tướng cho tướng giặc Vương Thông để giữ vững lòng trung của kẻ làm tôi. Đến khi chết, nhờ lòng trung quân đó mà ông được Thượng Đế phong cho làm thần ở thủy cung. Qua đó ta thấy được chữ “trung” của tác giả thể hiện khá độc đáo. Người con gái trong Truyện chồng dê là một người con hiếu thảo. Tin nhạn rất nhiều nhưng cô ta đều khước từ, vì nhà không có ai chông coi hương khói cho cha mẹ già đã mất. Cô “thường mỗi ngày hai buổi cúng cơm, khóc lóc thảm thiết”. Con gái thần núi trong Một dòng chữ lấy được gái thần cũng là một người con hiếu thảo. Để cứu cha nàng, đã không quản khó khăn đến xin bằng được chữ của anh đồ. Ngọa vân trong Chuyện lạ nhà thuyền chài vốn là nữ học sĩ ở Long Cung, lại đi làm dâu nhà thuyền chài,

giúp gia đình chồng ngày một làm ăn khấm khá. Đến khi gặp cơn nguy biến thì đem thân mình cản sóng cho nhà chồng, hiếu nghĩa vẹn cả đôi đường. Trên thế gian hiếm thấy được những người con hiếu thảo, những nàng dâu trung hiếu như vậy.

Trong Thánh tông di thảo tác giả xây dựng nhiều cuộc gặp gỡ, nhân duyên rồi đi đến những mối tình thắm thiết. Nhân vật trong Thánh Tông di

thảo luôn có những hành động bảo vệ tình yêu của mình. Dù nhiều trắc trở họ

vẫn tìm đến nhau để chọn kiếp bên nhau. Chu Sinh trong Duyên lạ nước Hoa

khi biết tin sắp phải xa vợ con thì “khóc rồi ngất lăn xuống đất”. Khi đỗ dạt vẫn luôn tưởng nhớ và chờ đợi Mộng Trang quyết không lập gia thất. Kết thúc truyện Chu Sinh đã rời bỏ trần gian để làm chúa Hoa quốc, cùng Mộng Trang trị vì. Còn người con gái trong Truyệnchồng dê khi biết chồng dê được ngọc Hoàng tha tội sắp phải trở về trời, nàng vô cùng đau khổ “liền gieo mình vào lòng chàng trai”. Họ tìm cách để gặp nhau và cuối truyện cô gái đã hóa thành “một con ngỗng vàng ngậm một cành hoa bay lên trời” để được tiếp tục mối lương duyên với người mình yêu. Trong Một dòng chữ lấy được gái thần

anh đồ kiết và con gái thần tuy mười năm bên nhau hạnh phúc nhưng vì một người cõi trần, một người ở núi nên họ không thể ở mãi bên nhau. Họ đã hẹn chín năm sau khi con cái đã thành tài sẽ lại được nối tiếp duyên phu thê. Ngọa Vân trong Truyện lạ nhà thuyền chài khi để lộ thân phận để cứu gia đình nhà

chồng, nàng phải trở về Long cung chịu tội. Hai vợ chồng quyến luyến chẳng chẳng muốn lìa xa. Nàng nhổ một tí nước bọt trắng trao cho Thúc Ngư để đem hòa với nước mặn mà uống thì xuống nước không chìm, không bao giờ bị nạn chết đuối. Các nhân vật đều hướng tới một tình yêu trọn vẹn. Họ quyết ở bên nhau, dẫu phải lìa bỏ cõi trần. Qua đó tác giả còn muốn thể hiện quan niệm, ước mơ của người xưa, đó là ước mơ hạnh phúc, ước mơ muốn thoát khỏi cõi trần tục - nơi chứa chất bao tai ương có thể chia cắt họ để đến một thế giới khác, mà ở thế giới đó họ có thể được ở bên nhau.

Có thể thấy các nhân vật kì ảo là thần, yêu, tuy không phải là con người thực nhưng họ lại có những hành động, xử sự như con người. Họ sống ơn nghĩa vẹn toàn, mang ơn tất sẽ trả ơn. Ngư Nương và Lương Nhân trong

Truyện yêu nữ Châu Mai khi gặp được nhau mừng vui vô hạn, nhưng họ không quên ơn người đã cưu mang mình. Trước khi ra đi Ngư Nương đã cởi dây lưng lụa lấy ra một đôi ngọc bích và mười lạng vàng đưa cho chủ nhà hát. Gia đình nhà thần núi khi xin được chữ, cứu được cha đã không ngần ngại gả gái thần cho anh đồ nghèo mà không đòi hỏi sính lễ sang trọng.

Qua hành động của các nhân vật, ta thấy được phẩm chất, con người của họ. Xây dựng mỗi nhân vật tác giả đều gửi gắm vào đó những tư tưởng, tình cảm về con người, xã hội.

2.2.3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Ngôn ngữ của nhân vật là một trong những phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm tái hiện cuộc sống và cá tính của nhân vật”. “Trong văn học trung đại, do ý niệm cá nhân chưa phát triển, nó chưa có được sự cá thể hóa sâu sắc và chưa phân biệt với ngôn

ngữ tác giả” [5, tr.214]. Trong Thánh Tông di thảo ngôn ngữ nhân vật chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ tự thoại có được sử dụng nhưng ít hơn.

2.2.3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại

Đối thoại trong văn chương là hình thức nhà văn để nhân vật trò chuyện, trao đổi, thậm chí tranh luận gay gắt về một vấn đề nào đó. Bản chất của đối thoại là đời sống. Sống có nghĩa là tham gia vào đối thoại: đặt câu hỏi, lắng nghe, trả lời,…

Mối quan hệ giữa các nhân vật càng đa dạng, nhân vật càng nhiều thì càng bộc lộ những đặc điểm thuộc về tính cách, cá tính, nghề nghiệp, giai cấp, lứa tuổi. Sự bộc lộ đó qua nội dung lời thoại, qua cả cách nhân vật đối thoại. Biện pháp này giúp bạn đọc lắng nghe được nhân vật nói năng và lối tư duy ứng xử riêng trong những tình huống cụ thể.

Trong Thánh Tông di thảo, ngôn ngữ đối thoại được sử dụng khá phổ biến đặc biệt là trong các truyện có tính chất ngụ ngôn. Trong Trận cười ở núi

Vũ Môn lời đối thoại của các nhân vật cua, ếch, lươn, chạch, cá rô được thể

hiện lần lượt. Trong lời nói của chúng đều chứa đựng sự khoe khoang, tự đắc. Con nào cũng đề cao mình, tự tin mình sẽ vượt qua núi Vũ Môn:

“Con cua tự xưng là “công tử không ruột” huênh hoang nói:

- Người quân tử bảo: “Nhanh chân thì được trước”. Ta đây: trên cất hai đao

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thánh tông di thảo (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)