CHUYỆN:
Giáo viên kể chuyện cần phải có giọng nói hấp dẫn, lôi cuốn có ngữ điệu to nhỏ, cao thấp phù hợp với nội dung, tình tiết, sự kiện hoặc nhân vật của câu chuyện.
Khi kể sử dụng nhiều từ ngữ giàu hình ảnh, âm thanh phù hợp với thời gian xảy ra câu chuyện. Các từ ngữ phải trong sáng, mạch lạc, dễ hiểu với học sinh, sử dụng các điệu bộ cử chỉ phải phù hợp, tự nhiên tuy nhiên không nên quá cường điệu. Có thể kết hợp kể với các phương tiện trực quan để minh họa.
Thời gian dành cho học sinh hoặc giáo viên không nên kéo dài quá 15- 20 phút. Cần chú ý dành nhiều thời gian để học sinh tiếp xúc với sử liệu, qua đó tự hình thành các biểu tượng lịch sử.
Cần kết hợp phương pháp kể chuyện với phương pháp trực quan, đóng vai, thảo luận nhóm, nêu vấn đề... để chuyển tải có hiệu quả kiến thức bài học tới học sinh trên cơ sở đó tái hiện được sự thật lịch sử.
Đối với bất kỳ hình thức kể chuyện nào, giáo viên cũng là người giúp đỡ học sinh trong quá trình chuẩn bị, tổ chức, khích lệ học sinh kể chuyện trong nhóm, trước lớp và tổ chức đánh giá kết quả. Bí quyết làm nảy sinh hứng thú và niềm say mê học tập của đứa trẻ là phải làm cho các em đạt được thành công. Khi kể chuyện, giáo viên cần phải giúp đỡ cả những học sinh yếu kém có cơ hội được rèn luyện và thành công để các em có niềm tin vào bản thân, tạo đà cho những cố gắng tiếp theo. Nếu không đạt được thành công trong giờ học cần làm tốt khâu chuẩn bị tinh thần cho học sinh, làm mỗi em khi đến lớp đều muốn kể, muốn nói. Động viên, khuyến khích các em kể tự nhiên như kể với bạn. Nếu các em quên chuyện khi kể có thể nhắc nhẹ nhàng cho các em nhớ lại mà không lo lắng, lũng túng hoặc mất bình tĩnh.
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
4. MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 5 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN
- Bao gồm 26 bài:
Bài 1: “Bình Tây đại nguyên soái” Trương Định. Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế.
Bài 5: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước Bài 8: Xô viết Nghệ - Tĩnh
Bài 9: Cách mạng mùa thu
Bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo
Bài 13: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước” Bài 14: Thu đông 1947, Việt Bắc “ mồ chôn giặc pháp”
Bài 15: Chiến thắng biên giới thu – đông 1950
Bài 16: Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Bài 20: Bến Tre đồng khởi Bài 22: Đường Trường Sơn Bài 23: Sấm sét đêm giao thừa
Bài 24: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” Bài 26: Tiến vào dinh Độc Lập
5. THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG PHẦN LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 5 BẰNG PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN. 5.1. Kế hoạch bài học
Bài 6: Quyết trí ra đi tìm đường cứu nước I. Mục tiêu
- Về kiến thức: Học sinh biết:
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
+ Sơ lược về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. + Những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài. + Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài do lòng yêu nước, thương dân, mong muốn tìm con đường cứu nước mới.
- Về kĩ năng:
Học sinh hình thành và phát triển kĩ năng;
+ Tìm kiếm, thu thập tư liệu lịch sử từ các nguồn khác, biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và lựa chọn thông tin để giải đáp.
+ Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết… - Về thái độ:
Học sinh hình thành và phát triển các tình cảm:
+ Kính yêu, khâm phục người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành. + Có ý thức học tập theo tấm gương đạo đức Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy học
* Chân dung Nguyễn Tất Thành.
* Các ảnh minh họa trong sách giáo khoa.
* Truyện “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng và
yêu cầu trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu những điều em biết về Phan Bội Châu.
+ Hãy thuật lại phong trào Đông Du.
+ Vì sao phong trào Đông Du thất
- 3 học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi.
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
bại?
- Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
- Giáo viên hỏi: Hãy nêu một số phong trào chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Giáo viên hỏi: Nêu kết quả của các phong trào nêu trên. Theo em vì sao các phong trào chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều thất bại?
2. Giới thiệu bài
- Giáo viên giới thiệu bài: Vào đầu thế kỷ XX, nước ta chưa có con đường đúng đắn để cứu nước. Lúc đó Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta mới là một thanh niên 21 tuổi quyết chí ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Người.
- Học sinh nêu theo trí nhớ của mình: + Khởi nghĩa của nhân dân Nam Kì mà tiêu biểu là khởi nghĩa của Trương Định.
+ Phong trào cần vương. + Phong trào Đông Du.
- Học sinh trả lời: Các phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều thất bại là do chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn.
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Hoạt động 1:
Quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành * Mục tiêu:
+ Học sinh biết sơ lược về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
+ Học sinh biết sưu tầm các mẩu chuyện về thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành và có kỹ năng kể lại các mẩu chuyện này.
* Các bước tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị
- Sau tiết học trước, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm các mẩu chuyện, tư liệu về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. - Giáo viên gợi ý cho học sinh đọc tập truyện “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng.
- Học sinh về nhà sưu tầm các mẩu chuyện, tư liệu về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
Bước 2: Kể về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành
- Giáo viên tổ chức cho học sinh kể lại trước lớp những mẩu chuyện, tư liệu đã tìm hiểu được về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
- Sau mỗi học sinh kể, giáo viên theo dõi và gọi học sinh khác nhận xét. - Sau đó, giáo viên đưa ra nhận xét về tính đúng đắn của thông tin, cách kể
- Lần lượt từng học sinh kể lại những mẩu chuyện, tư liệu đã tìm hiểu được về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
- Học sinh khác nhận xét bạn kể.
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
của học sinh. Cần khen ngợi, động viên để học sinh phấn khởi, tự tin vào bản thân.
Bước 3: Một số nét chính về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
- Giáo viên hỏi: Nguyễn Tất Thành sinh ngày bao nhiêu? Ở đâu?
- Tên lúc nhỏ của người là gì? Sau này còn đổi tên là gì?
- Cha mẹ của Người là ai? Đó là những con người như thế nào?
- Em hãy nêu khái quát về gia đình, hoàn cảnh đất nước đã ảnh hưởng thế nào tới người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành?
- Học sinh trả lời:
+ Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/05/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
+ Nguyễn Tất Thành lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau này là Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. + Cha của người là Nguyễn Sinh Sắc (1863 - 1929) đỗ Phó Bảng, bị ép ra làm quan, sau bị cách chức chuyển sang làm nghề thầy thuốc. Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Loan (1868 - 1900) một phụ nữ có học, đảm đang, chăm lo chồng con hết mực.
+ Sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước, lớn lên giữa lúc mất nước, nhà tan, lại được chứng kiến nhiều nỗi thống khổ của nhân dân dưới ách thống trị của đế quốc phong kiến, Người đã sớm nuôi ý trí đuổi thực dân
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
+ Người đã chọn con đường đi tới đâu để tìm đường cứu nước?
- Giáo viên khái quát lại các nét chính về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
* Kết luận:
Tóm lại: Gia đình, quê hương giàu truyền thống yêu nước và hoàn cảnh đau thương của dân tộc đã nuôi dưỡng lòng yêu nước và ý chi ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
- Giáo viên giới thiệu qua tập truyện “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng.
Pháp, giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ.
+ Xuất phát từ lòng yêu nước, rút kinh nghiệm từ thất bại từ các sĩ phu yêu nước đương thời. Người không đi về phương Đông mà đi sang Phương Tây. Người muốn được đến tìm xem những gì ẩn náu đằng sau các từ “Tự do, Bình đẳng, Bắc ái” và để “xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào”. + Học sinh lắng nghe.
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Hoạt động 2:
Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành * Mục tiêu:
Học sinh hiểu được Nguyễn Tất Thành vì mong muốn tìm con đường cứu nước mới và vì sao Người lại chọn con đường đi về phương Tây.
* Các bước tiến hành: Bước 1: thảo luận nhóm Giáo viên đưa ra hai câu hỏi:
- Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì?
- Nguyễn Tất Thành chọn đường đi về hướng nào? Vì sao ông không đi theo các bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh?
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 trong 4 phút.
Nghe câu hỏi của giáo viên.
Học sinh thảo luận nhóm 4
Bước 2: Báo cáo kết quả thảo luận
- Giáo viên gọi đại diện 2 đến 3 nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Gọi học sinh nhận xét và bổ sung kết quả thảo luận của nhóm bạn. - Giáo viên nhận xét về kết quả bài làm của các nhóm.
- Đại diện 2 đến 3 nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Học sinh nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
* Kết luận:
Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài để tìm con đường cứu nước phù hợp, Nguyễn Tất Thành chọn đường đi về phương Tây, Người không đi con đường của các sĩ phu yêu nước vì các con đường này đều thất bại. Người thực sự muốn tìm hiểu các chữ “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” mà người Tây hay nói và muốn xem họ làm như thế nào rồi mới về giúp đồng bào ta.
Kết luận: Với mong muốn tìm ra con đường đúng đắn, Bác Hồ thân yêu của chúng ta đã quyết tâm đi về phương Tây. Bác đã gặp những khó khăn gì? Người đã làm thế nào để vượt qua khó khăn đó? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.
- Học sinh nghe.
Hoạt động 3:
Ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành * Mục tiêu:
Học sinh hiểu được người đã quyết tâm cao, ý chí kiên định về con đường ra đi tìm đường cứu nước và Người rất dũng cảm sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách vì Người có một tấm lòng yêu nước, yêu đồng bào sâu sắc. * Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị
- Giáo viên sau khi dạy xong tiết học trước, dặn học sinh về nhà đọc trước câu chuyện giữa Bác và anh Tư Lê.
- Học sinh đã đọc xong câu chuyện giữa Bác và anh Tư Lê.
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
- Giáo viên yêu cầu học sinh trong nhóm 4 tự phân vai để đóng lại tiểu phẩm giữa Bác và anh Tư Lê.
- Giáo viên gọi các nhóm lên diễn lại câu chuyện giữa Bác và anh Tư Lê.
Học sinh trong nhóm 4 tự phân vai: người dẫn chuyện, bác và anh Tư Lê.
- 2 đến 3 nhóm lên đóng vai diễn diễn lại câu chuyện.
Bước 3: Ý nghĩa của câu chuyện
- Giáo viên hỏi:
+ Nguyễn Tất Thành đã lường trước được những khó khăn nào khi ở nước ngoài?
+ Người đã định hướng giải quyết các khó khăn như thế nào?
+ Những điều đó cho thấy ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Người như thế nào? Theo em vì sao Người có được quyết tâm đó?
Học sinh trả lời:
+ Người đã biết trước khi ở nước ngoài một mình là rất mạo hiểm nhất là lúc ốm đau. Bên cạnh đó, Người cũng không có tiền.
+ Người rủ Tư Lê, một người bạn thân cùng lứa đi cùng, phòng khi ốm đau nhưng Tư Lê không đủ can đảm để đi cùng Người.
+ Người quyết tâm làm bất cứ việc gì để sống và đi ra nước ngoài. Người nhận cả việc phụ bếp, một công việc nặng nhọc, và nguy hiểm để dược đi ra ngoài.
+ Người có quyết tâm cao, ý chí kiên cường ra đi tìm đường cứu nước bởi Người rất dũng cảm sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách và
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
+ Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu, trên con tàu nào, vào ngày nào?
*Kết luận:
- Năm 1911, với lòng yêu nước thương dân, Nguyễn tất Thành đã từ cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
3. Củng cố và dặn dò.
- Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng các ảnh tư liệu trong sách giáo khoa và kể lại sự kiện nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. - Giáo viên hỏi: “Theo em nếu không có việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ” thì đất nước ta sẽ như thế nào?
- Giáo viên: Sau khi rời cảng Nhà Rồng, từ năm 1911 đến 1917 Bác đã bôn ba nhiều năm ở Pháp, Anh, Đức, Châu Phi, Châu Mĩ… làm nhiều nghề như: làm vườn, quyét tuyết, phục vụ khách sạn, chụp ảnh… Và cuối cùng Người đã tìm ra con đường cứu nước
hơn tất cả Người có một tấm lòng yêu nước yêu đồng bào sâu sắc.
+ 5 - 6 - 1911, Người với cái tên mới - Văn Ba - đã ra đi tìm đường cứu nước mới trên con tàu Đô đốc La-tu- sơ Tờ-rê-vin
- 2 học sinh lần lượt trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
+ Học sinh phát biểu suy nghĩ. Ví dụ: Đất nước không có độc lập, nhân dân ta sống trong cảnh áp bức, bóc lột của thực dân Pháp.
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
đúng đắn. Chúng ta sẽ được tìm hiểu con đường của Người qua bài học sau.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
- Học sinh nghe
5.2. Kế hoạch bài học Bài 8: Xô viết Nghệ - Tĩnh