Các nguyên tắc khi vận dụng phương pháp kể chuyện dạy học phần Lịch

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học phần lịch sử môn lịch sử và địa lý lớp 5 (Trang 34 - 38)

CHUYỆN TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 5

1.1. Đảm bảo yêu cầu trực quan

Để câu chuyện thêm hấp dẫn và duy trì dược sự chú ý của học sinh, người kể chuyện cần thể hiện được tính hình ảnh, tính truyền cảm và sử dụng tốt phương tiện trực quan (tranh ảnh, sách báo, phim, đèn chiếu…).

Cần chuẩn bị tốt đồ dùng nhất là phương tiện nghe nhìn (máy chiếu, phim, ảnh). Ưu thế của phương tiện là giúp học sinh có những biểu tượng đầy đủ và đa dạng về thế giới đặc biệt là với những chuyện kể về quá trình có nội dung lịch sử.

Hơn nữa nhận thức lịch sử phải thông qua những dấu tích của quá khứ (di tích, đồ vật, hiện vật, tranh) bởi vậy trong dạy học lịch sử không thể không cho học sinh quan sát những hình ảnh đó. Vì vậy đồ dùng trực quan khi kể chuyện rất quan trọng bởi nó không chỉ góp phần tái tạo biểu tượng lịch sử mà còn đem lại cho học sinh những hình ảnh cụ thể, rõ ràng. Đồ dùng trực không chỉ hỗ trợ quá trình dạy học mà tự nó là nguồn kiến thức, tư liệu giúp giáo viên tổ chức cho học sinh học tập một cách chủ động, thông minh, sáng tạo cũng là phương tiện giúp cho việc rèn luyện các kỹ năng cần có khi sử dụng chúng.

Để đạt được các mục tiêu dạy học của phần Lịch sử, giáo viên cần thiết phải tự tạo ra các đồ dùng dạy học bằng cách: sưu tầm tranh ảnh và tư liệu lịch sử minh họa truyện kể. Chẳng hạn, bài 26: Tiến vào Dinh Độc Lập giáo viên cần sưu tầm các hình ảnh, tranh ảnh cảnh quân giải phóng tiến vào Dinh

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Độc Lập (nếu dùng máy chiếu giáo viên có thể chuẩn bị trên máy những hình ảnh này).

Kể chuyện về những cuộc khởi nghĩa, những trận đánh giáo viên cần sử dụng lược đồ lịch sử. Ngoài loại lược đồ bài tập thông thường theo lối truyền thống (có các thông tin in sẵn), còn có lược đồ trống (lược đồ câm). Do tính chất kỹ thuật của sản phẩm mà giáo viên có thể dụng bút dạ nhiều màu để viết, vẽ trên lược đồ. Chẳng hạn, khi kể về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, giáo viên giới thiệu ta lần lượt tiêu diệt các vị trí phòng ngự của địch ở phía Bắc như: Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo.

Sử dụng lược đồ câm giúp giáo viên kể về các trận đánh, cuộc khởi nghĩa hay tiến trình lịch sử cụ thể, sinh động, hấp dẫn, mà thông tin giáo viên đưa cho học sinh đến đâu (theo quá trình diễn biến lịch sử) được thể hiện trên lược đồ đến đấy. Mặt khác, việc học sinh sử dụng lược đồ không những giúp các em chủ động nắm diễn biến của lịch sử mà còn tạo cho các em kỹ năng trình bày và sử dụng lược đồ trong dạy học lịch sử.

Tóm lại đồ dùng trực quan trong kể chuyện lịch sử không chỉ giúp học sinh học tập lịch sử một các chủ động sáng tạo thích thú mà hơn nữa còn giúp học sinh hình thành các kỹ năng cần thiết và góp phần giáo dục nhân cách học sinh: học sinh yêu quý các nhân vật lịch sử, quý trọng những giá trị lao động của tổ tiên, thấy được công lao dựng nước, giữ nước của các thế hệ đi trước; học sinh sẽ biết tôn trọng, bảo vệ các di tích lịch sử.

1.2. Phân phối thời gian hợp lý

Một trong những nhược điểm của phương pháp kể chuyện là không kiểm soát được thời gian. Đối với kiến thức lịch sử, thời gian dành cho giáo viên hoặc học sinh kể chuyện không nên kéo dài quá 15 - 20 phút. Hơn nữa sự chú ý của học sinh Tiểu học không bền vững vì thế truyện kể không nên quá dài sẽ không đảm bảo được mục tiêu của bài học.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Cần chú ý không nên sa đà vào kể chuyện mà cần dành nhiều thời gian cho học sinh tiếp xúc với sử liệu qua đó tự hình thành các biểu tượng lịch sử. 1.3. Nguyên tắc tôn trọng tính chân thực của lịch sử đồng thời kể chuyện được coi là sự sao chép có sáng tạo

Khi sử dụng phương pháp kể chuyện, giáo viên cần tái hiện quá khứ đúng như nó đã tồn tại, tức là cần tôn trọng tính chân thực của lịch sử, tránh “hiện đại hóa” lịch sử.

Trong khi truyền thụ các kiến thức về lịch sử, giáo viên cần chống lại cách học phổ biến hiện nay là học thuộc lòng từng câu, từng chữ trong sách giáo khoa. Học sinh phải được kể câu chuyện lịch sử bằng chính cảm xúc và ngôn ngữ của mình. Cần coi trọng hình thành kĩ năng kể chuyện cho học sinh. Kể chuyện được coi là sự sao chép có sáng tạo, có tác dụng phát triển khả năng tưởng tượng tái tạo cho học sinh. Vì vậy để chống học thuộc lòng có thể sử dụng 2 biện pháp:

- Học sinh đọc trước sách giáo khoa dựa theo các câu hỏi cho trước của giáo viên.

- Giáo viên đưa ra những câu hỏi đòi hỏi phải tập hợp nhiều chi tiết trong câu chuyện mới trả lời được những câu hỏi mang tính khái quát.

1.4. Kể chuyện cần hấp dẫn, kích thích thú học tập cho học sinh

- Trước hết phải xác định rõ chủ đề câu chuyện nhằm lôi cuốn sự chú ý và gây hứng thú ở học sinh. Sử dụng phương pháp kể chuyện, giáo viên phải có nghệ thuật kể chuyện. Cần dùng ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, gợi cảm có hình ảnh của mình đảm bảo việc kể chuyện được tự nhiên, sinh động, tránh kể chuyện một cách khô khan. Như vậy giáo viên phải thuộc truyện, hiểu truyện làm lời kể của mình khắc sâu trong lòng học sinh. Muốn vậy giáo viên phải đọc truyện, tìm hiểu, thâm nhập truyện vì đọc truyện mới vỡ vạc được câu chuyện, mới nắm vững được các tình tiết, cốt truyện. Từ đó giáo viên tập kể

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

chuyện, đây là quá trình chuyển ngôn ngữ của giáo viên. Khi tập kể giáo viên thoát li sách giáo khoa, kể lại bằng ngôn ngữ của mình, cố gắng truyền đến người nghe nội dung, hình tượng truyện. Tuy nhiên, giáo viên không tự biến mình thành người biểu diễn nghệ thuật và tiết học Lịch sử không thể coi là tiết xem kể chuyện nên việc kể chuyện chỉ dừng ở mức kể có nghệ thuật diễn cảm rành mạch các tình tiết, ngôn ngữ dễ hiểu.

Có thể sử dụng nhiều hình thức kể chuyện để thu hút nhiều học sinh tham gia kể: kể từng đoạn, kể cả câu chuyện, kể trước lớp, kể trước nhóm, kể chuyện sau khi đọc sách giáo khoa, sách tham khảo, kể chuyện qua hình ảnh…

Có thể tổ chức các trò chơi lịch sử như đánh trận, đóng vai. Học sinh tiểu học đôi khi không thể hiểu những kiến thức trừu tượng nếu giáo viên chỉ giảng giải, cắt nghĩa nhưng các em có thể hiểu được thậm chí sâu sắc những kiến thức qua tổ chức các trò chơi lịch sử. Có thể nói học tập bằng hành động là một kiểu học tập cơ bản.

1.5. Nguyên tắc thống nhất giữa vai trò tích cực, tự giác, độc lập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên

Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học đòi hỏi phát huy tích cực, tự giác, độc lập nhận thức của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên. Vận dụng phương pháp kể chuyện vào dạy học Lịch sử cũng yêu cầu đảm bảo nguyên tắc trên.

Trong giờ học Lịch sử, tính tự giác thể hiện ở chỗ: học sinh có ý thức chuẩn bị bài, thu thập tìm kiếm tranh ảnh tư liệu liên quan đến bài học.

Tích cực còn được đánh giá ở việc học sinh tham gia vào các hoạt động kể chuyện: kể chuyện trong nhóm, kể trước lớp, đóng kịch, kể chuyện phân vai; tham gia tích cực vào các hoạt động tìm hiểu truyện như: đàm thoại, hoàn thành sơ đồ, lược đồ câm, xây dựng bảng niên biểu, sắp xếp hệ thống tranh liên hoàn một cách nghiêm túc và hiệu quả.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Tính độc lập nhận thức của học sinh ở chỗ: các em tự ghi nhớ câu chuyện dựa vào các điểm tựa có thể là tranh ảnh, phương tiện trực quan. Đó là năng lực tự tổ chức, tự điều khiển các hoạt động của học sinh trong quá trình kể chuyện, đóng kịch, thảo luận nhóm, phân vai…

Các phẩm chất ấy được hình thành và phát triển dưới vai trò chủ đạo của giáo viên. Vì vậy khi vận dụng phương pháp kể chuyện, giáo viên cần tiến hành một cách rõ ràng, dễ hiểu, khoa học…để kích thích hứng thú học tập của học sinh tạo điều kiện để ba phẩm chất trên phát triển.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học phần lịch sử môn lịch sử và địa lý lớp 5 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)