Nhóm nguyên tắc riêng cho bồi thường trongtrường họp khôngthu

Một phần của tài liệu Bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất thực tiễn trong công tác đảm bảo an toàn lưới điện nước ta (Trang 36)

không thu hồi

đất

Bồi thường trong trường họp không thu hồi đất có những đặc thù riêng với bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất. Do đó, để đảm bảo nguyên tắc công bằng, hiệu quả và đúng pháp luật thì khi bồi thường, hỗ trợ trong trường họp không thu hồi đất phải tuân theo các nguyên tắc sau:

^ Những nguyên tắc chung trong bồi thường thiệt hại về tài sản:95

+ Bồi thường tài sản khi giải phóng mặt bằng thực hiện quy hoạch xây dựng phải đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của các chủ thể có liên quan. Đối với nhà ở của tổ chức, cá nhân phải giải quyết chỗ ở mới ổn định, có điều kiện chỗ ở bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, hỗ trợ tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho người phải di chuyển, trừ trường họp thỏa thuận khác giữa các bên.

+ Bồi thường tài sản bị thiệt hại khi giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện thông qua một hoặc kết họp các hình thức bằng tiền, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và phải đảm bảo công bằng, công khai đúng pháp luật.

+ Bồi thường tài sản bị thiệt hại để giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình hạ tàng kỹ thuật trong đô thị thì phương án bồi thường giải phóng mặt bằng phải đảm bảo vừa xây dựng được công trình mới, vừa chỉnh trang được công trình

96Điều 18 Nghị định 197/2004/NĐ-CP.

97 Xem lại chương 1, mục 1.3 và 1.4, để

xác định tài sản gắn liền vói đất bị

thiệt hại khi thu hồi đất. Mục

1.2.1 Tài sản và Quyền tài sản,

để xác định chủ sở hữu tài sản gắn

liền trcn đất và tư cách chủ thể

được bồi

thường.

98Điểm b khoản 4 Điều 70 Luật Xây dựng

2003.

99Điểm a khoản 2 Điều 43 Luật Đất đai

2003.

100Xem Điều 32 Luật Xây dựng 2003 về

công bố quy hoạch xây dựng.

101Đứng về phía người bị thiệt hại thì quy

định của luật sẽ gây bất lợi cho

người dân. Tuy nhiên, theo nguyên

tắc của luật thì văn bản luật sẽ có

giá trị pháp lý cao hơn.

Bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất - thực tiễn trong công tác đảm

_________________________________bảo an toàn lưói điện ở nưóc ta__________________________________

tiết được các giá trị chênh lệch về đất sau khi giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng công trình.

^ Nguyên tắc cụ thể đảm bảo cho việc bồi thường thiệt hại về tài sản do thu hồi đất:96

+ Chủ sở hữu tài sản gan liền với đất khi Nhà nước thu hoi đất mà bị thiệt hại thì được bồi thường.

Thiệt hại là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cho nên, khi tài sản gắn liền với đất bị thiệt hại do thu hồi đất thì chủ sở hữu tài sản đó được bồi thường. Có nghĩa là, thiệt hại được tính trên bản thân tài sản và người được bồi thường là chủ sở hữu chính tài sản đó.97

Như vậy, tài sản được xem xét bồi thường phải là tài sản gắn liền với đất bị thiệt hại. Người được bồi thường phải là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất bị thiệt hại.

+ Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khỉ có quyết định thu hoi được công bo thì không được bồi thường.

Trong khi đó, Luật Xây dựng 2003 quy định: “Công trình xây dựng trái phép, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu và tài sản khác xuất hiện hoặc phát sinh trong phạm vi mặt bằng quy hoạch xây dựng sau then điểm quy hoạch xây dựng được công bố thì không được bồi thường.”98

Luật Đất đai 2003 cũng quy định tương tự: “Tài sản gan liền với đất được tạo ra tại khu vực đất bị thu hoi sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn đã được công bổ mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì không được bồi thường.”99

Sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng, UBND cấp tỉnh phải công bố rộng rãi quy hoạch chi tiết xây dựng trong phạm vi địa phương.100

Như vậy, thời điểm công bố quy hoạch xây dựng và thời điểm có quyết định thu hồi là hai thời điểm khác nhau về cơ sở pháp lý.101

Nguyên tắc trên cho ra hệ quả: tài sản được bồi thường phải là tài sản được tạo lập trước khi quy hoạch xây dựng chi tiết được công bố. Nguyên tắc này được

102Hỉện nay, do sự tiến bộ của khoa học công nghệ, xuất hiện hiện tượng dòi nhà, mặc dù không thiệt hại do

di chuyển đi nơi khác được nhưng về

mặt bản chất của nhà là không thể di

chuyển được, nhà gắn liền vói đất,

cho nên vẫn bồi thường về nhà.

103Nhà vượt lũ (tỉnh Long An).

Bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất - thực tiễn trong công tác đảm

_________________________________bảo an toàn lưói điện ở nưóc ta__________________________________

xây dựng để tránh tình trạng một số người dân hám lợi trước mắt mà tạo lập tài sản trên đất sau khi có quyết định thu hồi để được bồi thường nhiều hon. Nguyên tắc này còn đảm bảo cho mọi người dân được bồi thường một cách công bằng và tưong ứng với những thiệt hại tài sản thật sự của họ.

Tuy nhiên, về mặt pháp lý để đảm bảo nguyên tắc này thì các nhà làm luật phải có cái nhìn thực tế để nhận ra và sửa đổi kịp thời những quy định trái luật để tạo ra một cơ sở thống nhất.

+ Chủ sở hữu tài sản gan liền với đất khi Nhà nước thu hoi mà đất đó không được bồi thường thì tuỳ trường hợp cụ thể được bồi thường hoặc hỗ trợ tài sản.

Bồi thường thiệt hại đối với tài sản do đất bị thu hồi hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ, tính họp pháp của đất và tài sản gắn liền với đất.

Nếu đất được bồi thường thì tài sản gắn liền trên đất được bồi thường. Tuy nhiên, tài sản gắn liền trên đất phải được tạo lập trước khi có quyết định công bố quy hoạch xây dựng chi tiết. Ngược lại, nếu đất không được bồi thường thì xem xét: được bồi thường hoặc hỗ trợ thì tùy trường hợp cụ thể.

+ Hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất cỏ thể di dời được thì không được bồi thường thiệt hại, mà chỉ được bồi thường chỉ phi thảo dỡ, vận chuyển, lẳp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lẳp đặt.

Theo đó, hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất không thể tháo dỡ, di chuyển được thì được bồi thường. Việc tháo dỡ, di chuyển này xét về bản chất tự nhiên của tài sản, tức là tháo dỡ, di chuyển mà không làm ảnh hưởng đến giá trị của tài sản.102

Trên thực tế có trường hợp “cất nhà lắp ráp”103, chủ sở hữu xây nền tương ứng với diện tích thiết kế của nhà, sau đó nhà được ráp vào nền với vật liệu chủ yếu là thiết, ván, vật liệu nhẹ... Khi cần thiết thì có thể di chuyển, tháo rời từng bộ phận rời ra di chuyến đi nơi khác lắp ráp trở lại. Như vậy, trong trường họp này thiệt hại cho ngôi nhà này chỉ được bồi thường chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp ráp và những thiệt hại do vận chuyển, tháo dỡ và lắp đặt lại.

+ Tính hợp pháp của đấttài sản gắn liền trên đất:

- Công trình xây dựng sau quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được công bố mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép xây dựng, (tức là xây dựng không phép, trái phép) thì sẽ không được bồi thường.

Bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất - thực tiễn trong công tác đảm

_________________________________bảo an toàn lưói điện ở nưóc ta__________________________________

Theo đó, công trình được phép xây dựng là công trình được cấp giấy phép xây dựng (trước khi khởi công) và chủ đầu tư công trình (trong quá trình xây dựng) đã tuân theo nội dung giấy phép xây dựng cũng như pháp luật về xây dựng. Công trình xây dựng được phép xây dựng đỏ mà xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường theo quy định thì sẽ được bồi thường theo quy định.

- Công trình xây dựng sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 (Luật Xây dựng có hiệu lực) mà tại thời điểm xây dựng đã trái với mục đích sử dụng đất đã được xét duyệt thì không được bồi thường.

^ Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, ảnh hưởng sinh hoạt do nằm trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện

Đối với đất trong hành lang an toàn lưới điện:

+ Đất thiệt hại phải đủ điều kiện bồi thường và nằm trong hành lang an toàn lưới điện cao áp được luật thừa nhận có người đang sử dụng thì chủ sử dụng đất sẽ được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất.

+ Đất ở không đủ điều kiện bồi thường thì xem xét hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế tại địa phương.

+ Mức bồi thường, hỗ trợ cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định dựa trên tình hình địa phương mình quản lý.

Đối với tài sản gắn liền với đất trong hành lang an toàn lưới điện:

+ Tài sản trên đất bị thiệt hại phải được xây dựng, tạo lập trên đất đủ điều kiện bồi thường và có trước ngày thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Tài sản được tạo lập ừên đất không đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật thì được xem xét, hỗ trợ trên thực tế từng địa phương.

2.3. Điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ đối vói tài sản trong trường họp không thu hồi đất

2.3.1. Nhóm điều kiện về hành vi, hậu quả, mối quan hệ

Ngoài điều kiện đất được bồi thường thì pháp luật hiện hành chưa có quy đỊnh điều kiện cụ thể để được bồi thường thiệt hại về tài sản khi thu hồi đất. Tuy nhiên, xét về bản chất của mối quan hệ đất đai, căn cứ vào các nguyên tắc chung của pháp luật để suy ra những điều kiện để được bồi thường thiệt hại trong trường họp không thu hồi đất.

Xét từ góc độ của người bị thiệt hại, bị ảnh hưởng thì đây là một quá trình không tự nguyện, mang tính mệnh lệnh hành chính. Tuy nhiên, đây không phải là hoạt động mang tính hành chính đơn thuần. Để đảm bảo nguyên tắc: “Bồi thường

Bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất - thực tiễn trong công tác đảm

_________________________________bảo an toàn lưói điện ở nưóc ta__________________________________

thu hồi đất”, nhà nước cho phép có sự hao đổi, thỏa thuận khi định giá tài sản để xây dựng phương án bồi thường. Đồng nghĩa với việc Nhà nước chấp nhận cho áp dụng những nguyên tắc của dân sự, cụ thể là trong việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Như vậy, ta có thể áp dụng các điều kiện để được bồi thường thiệt hại về tài sản trong dân sự để xác định điều kiện bồi thường thiệt hại về tài sản khi không thu hồi đất.

Điều 604 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ỷ xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phấm, uy tin, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhăn... mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Theo đó, có hành vi xâm phạm mà gây thiệt hại thì phải bồi thường bất kể là có thu hồi hay không. Có nghĩa là vấn đề bồi thường thiệt hại đặt ra khi có cả ba yếu tố: hành vi xâm phạm dẫn đến hậu quả của hành vi xâm phạm và mối quan hệ giữa nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

2.3.1.1. Hành vi

Phải có người thực hiện hành vi cụ thể xâm phạm thì vấn đề bồi thường mới đặt ra, hành vi trong trường hợp thu hồi đất là một hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cụ thể là quyết định hành chính: quyết định thu hồi đất.

Mặc dù mang tư cách đại diện chủ sở hữu nhưng Nhà nước không được dùng quyền lực của mình một cách tuỳ tiện để thu hồi lại đất đã giao cho người dân sử dụng. Nhà nước chỉ thực hiện hành vi ra quyết định thu hồi đất khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và công bố. Mục đích của việc thu hồi lại đất đã giao trong nhân dân phải trên cơ sở luật định, tức là pháp luật cho phép thu hồi đất vì mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế. Cho nên, khi thực hiện hành vi thu hồi đất, đế đảm bảo nguyên tắc dung hoà lợi ích chung và lợi ích riêng Nhà nước tiến hành bồi thường cho dân.

Chủ thể đặc biệt vừa bị thiệt hại về đất do ảnh hưởng quyền sử dụng vừa bị thiệt hại về tài sản trên đất nhưng không phải là đối tượng của quyết định thu hồi đất. Theo đó, Nhà nước không hề có hành vi cụ thể bằng hành động xâm phạm lên tài sản của các chủ thể này thông qua quyết định thu hồi đất. Tuy nhiên, không có hành vi xâm phạm cụ thể bằng quyết định thu hồi đất nhưng từ việc thu hồi đất để thực hiện quy hoạch đàu tư xây dựng các công trình lưới điện phục vụ cho xã hội đã gây thiệt hại đến tài sản hợp pháp (quyền tài sản) của các chủ sở hữu tài sản nằm trong hành lang an toàn lưới điện cao áp. Chính vì thế, pháp luật bồi thường thiệt

104 Xem lại chương 1 mục: tài sản và thiệt hại tài sản.

Bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất - thực tiễn trong công tác đảm

_________________________________bảo an toàn lưói điện ở nưóc ta__________________________________

Như vậy, pháp luật thừa nhận trường họp không thu hồi đất nhưng vẫn bồi thường thiệt hại, đồng nghĩa với việc trong quan hệ đất đai đã phát sinh trường họp không cần có hành vi xâm phạm cụ thể bằng quyết định thu hồi đất mà chỉ cần tài sản họp pháp của người dân “bị thiệt hại” do thực hiện các dự án của Nhà nước thì trên nguyên tắc Nhà nước phải tiền hành bồi thường, không cần phải có hành vi cụ thể bằng quyết định thu hồi hay không thu hồi đất.

2.3.1.2. Hậu quả

Hậu quả là yếu tố quan trọng đế xem xét bồi thường thiệt hại. Neu có hành vi xâm hại nhưng hành vi đó không gây ra hậu quả thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường. Theo đó, nếu không có thiệt hại thì không có vấn đề bồi thường thiệt hại mặc dù có hành vi xâm phạm.

Nhà nước thực hiện hành vi thu hồi đất nhưng không gây thiệt hại về tài sản thì vẫn không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản. Mặc dù, có hành vi xâm phạm như bồi thường chỉ đặt ra khi có hậu quả - thiệt hại xảy ra.

Vấn đề đặt ra là, không phải mọi hành vi xâm phạm đến tài sản đều gây ra thiệt hại về tài sản và mọi thiệt hại về tài sản đều được bồi thường.

Tài sản để được xem xét bồi thường phải là tài sản gắn liền với đất bị thiệt hại do thu hồi. Đó là những tài sản gắn liền không thể tách rời khỏi đất, nó được liên kết định vị với đất; đất là cơ sở, nền tảng để tài sản đó tồn tại, phát huy công dụng hoặc phát triển được.104

Thiệt hại là những tổn thất, hư hao tài sản mà người thu hồi đất phải gánh chịu. Đe được bồi thường tài sản thì thiệt hại phải chắc chắn, phải trực tiếp và chính đáng.

Thiệt hại chắc chắn tức là thiệt hại phải hiện hữu trên thực tế, phải xác định được, chứ không phải là thiệt hại giả định hoặc thiệt hại dự kiến trong những hoàn cảnh không chắc chắn xảy ra ở tương lai.

Thiệt hại phải chính đáng là nhằm tránh việc tạo lập tài sản sau khi có quyết định thu hồi đất, mặc dù thiệt hại là có thật nhưng không được bồi thường do không chính đáng.

2.3.1.3. Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả

Mọi thiệt hại phải xuất phát từ một hay nhiều hành vi cụ thể nào đó, hay nói cách khác, là phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại, hành vi này gây hậu quả cho thiệt hại này, hành vi khác gây hậu quả cho một thiệt hại khác. Người bị thiệt hại theo nguyên tắc phải chứng minh phần hậu quả này xuất phát từ

105 Khoản 1 Điều 79 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2003. Điều 5 Nghị quyết 03/2006/NQ - HĐTP.

Bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất - thực tiễn trong công tác đảm

_________________________________bảo an toàn lưói điện ở nưóc ta__________________________________

Một phần của tài liệu Bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất thực tiễn trong công tác đảm bảo an toàn lưới điện nước ta (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w