Thiệt hại vô hình ảnh hưởng đến tài sản

Một phần của tài liệu Bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất thực tiễn trong công tác đảm bảo an toàn lưới điện nước ta (Trang 25)

I.4.2.I. Vị trí chia cắt đất

Vị trí bất động sản là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng hay giảm giá trị tài sản đất. Thiệt hại vô hình ảnh hưởng đến tài sản của người sử dụng trước

66 Bên canh hệ thống lưới điện cao áp thì hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải lý nước thải cũng

được sự quan tâm của Đảng và Nhà

nước, bòi đó là một trong những

nhân tố gớp phần giảm thiểu sự ô

nhiễm

môi trường đang trong tình trạng báo

động như hiện nay.

67Khoản 19 Điêu 3 Luật Xây dựng 2003.

Bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất - thực tiễn trong công tác đảm

_________________________________bảo an toàn lưói điện ở nưóc ta__________________________________

tiên là phải nói đến vị trí chia cắt đất, làm đất trở nên manh mún, không đủ diện tích tối thiểu. Thiệt hại này không chỉ làm hại đến giá trị tài sản là đất mà còn ảnh hưởng đến mỹ quan kiến trúc công trình còn lại trên đất.

1.4.2.2. Độ rung, độ lún

Ảnh hưởng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là do công trình đang thi công, từ hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp, tạo nên một độ rung nhất định, nó trực tiếp tác động làm ảnh hưởng đến các công trình nhà ở của các hộ dân cạnh bên dẫn đến thiệt hại tài sản. Do thi công các công trình lớn, quá trình đóng cừ đã làm cho các nhà lân cận, liền kề bị nghiêng, bị lún... nguy hiểm đe dọa, tuổi thọ công trình trên đất bị suy giảm. Những ảnh hưởng này suy cho cùng có nguồn gốc từ hoạt động xây dựng và giải phóng mặt bằng, tuy chỉ là những ảnh hưởng gián tiếp, song nó cần được đặt ra xem xét một cách nghiêm túc.

Ngoài ra, một số tài sản do việc di chuyển đã không còn nguyên giá trị ban đầu... những trường hợp này đã làm thay đổi giá trị, công dụng của tài sản.

Tóm lại, vẩn đề tài sản và thiệt hại về tài sản khi Nhà nước không thu hồi đất nói riêng và trong bồi thường thiệt hại nói chung là rất quan trọng, bởi nó liên quan đến việc giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và tài sản của người dân. Nhận thức được tầm quan trong đó, cho nên tài sản và thiệt hại về tài sản luôn được Nhà nước quan tâm. Song Nhà nước cần đặc biệt quan tâm hon nữa những thiệt hại về giá trị vô hình, bởi nó là một trong hai yếu tổ quan trọng làm căn cứ để xác định mức bồi thường thiệt hại.

1.5. Một số khái niệm về quy chuẩn có liên quan khi giải phóng mặtbằng bằng

Công trình điện lực luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, không chỉ tàm quan trọng từ vai trò thiết yếu của điện mang đến cho con người như ngày nay, mà nó còn là một phần của pháp luật bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do lưới điện chứng minh cho việc Nhà nước có quan tâm và bù đắp những thiệt hại vô hình khi giải phóng mặt bằng, từ đó khẳng định rằng “bồi thường thiệt hại vô hình” không dừng lại chỉ là “ý tưởng”, mà nó vẫn đang được điều chỉnh, tuy nhiên cần sự liên kết cùng một chuyên ngành khác.66 67

Quy chuấn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành.61

68Tuy nhiên, người viết có trình bày các quy chuẩn này ở phần phụ lục 2.

69Khoản 2 Điều 1 Nghị định

106/2005/NĐ-CP.

70Xem phụ lục phần 2 về các khoảng

cách, hành lang giói hạn an toàn lưới

điện cao áp.

71Xem thêm Điều 51 Luật Điện lực 2004.

Bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất - thực tiễn trong công tác đảm

_________________________________bảo an toàn lưói điện ở nưóc ta__________________________________

Chính vì hạn chế kiến thức, trong việc xem xét và phân tích các quy chuẩn của một chuyên ngành khác nên trong phạm vi của đề tài, người viết chỉ trình bày những quy định cơ bản làm cơ sở chứng minh cho đề tài: Bồi thường, hỗ trợ trong trường họp không thu hồi đất khi giải phóng mặt bằng thực hiện quy hoạch xây dựng các công trình lưới điện cao áp.68

Công trình lưới điện cao áp bắt buộc bao gồm: lưới điện cao áp và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.69

1.5.1. Lưói điện cao áp

Lưới điện là hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện. Lưới điện, theo mục đích sử dụng và quản lý vận hành, được phân biệt thành lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối.

Lưới điện cao áp là hệ thống các công trình đường dây dẫn điện trên không, đường cáp điện ngầm, đường cáp điện đi nổi, trạm điện có điện áp danh định từ 1000V trở lên.

1.5.2. Hành lang bảo vệ an toàn lưói điện cao áp

Hành lang an toàn lưới điện cao áp là khoảng không gian giới hạn dọc theo đường dây tải điện hoặc bao quanh trạm điện và được quy định cụ thể theo từng cấp điện áp. Chủ đầu tư xây dựng công trình này phải đảm bảo các tiêu chuẩn của công trình để công trình được phép tồn tại trong khu dân cư.

Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp bao gồm: Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không; Hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm; Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện.70

Chủ sở hữu hoặc người sử dụng nhà ở, công trình đã được phép tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không không được sử dụng mái hoặc bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình vào những mục đích có thể vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp và phải tuân thủ các quy định về bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện ừên không khi sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình.71

Theo Nghị định 81/2009/NĐ-CP thì nếu như nhà ở, công trình trên đất đáp ứng những điều kiện về những quy định của pháp luật thì được phép tồn tại trong giới hạn hành lang an toàn lưới điện cao áp và sẽ được bồi thường, hỗ trợ theo quy

72Xem thêm phần phụ lục 2, mục 1.2 về các tiêu chuẩn để nhà ờ, công trình tồn tại trong, ngoài hành lang an toàn lưới điện cao áp. Bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất - thực tiễn trong công tác đảm

_________________________________bảo an toàn lưói điện ở nưóc ta__________________________________

định của Pháp luật về bồi thường thiệt hại về đất và tài sản trên đất do bị hạn chế quyền sử dụng, quyền khai thác tài sản, ảnh hưởng trong sinh hoạt.72

Chẳng hạn, theo Điều 1 NĐ 81/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ106/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Điện lực 2004: Nhà ở, công trình khác phục vụ sinh hoạt của gia đình, cá nhân nếu thỏa mãn những điều kiện tồn tại hoặc phải phá dỡ một phần nằm trong hành lang an toàn lưới điện, không phải di dời khỏi hành lang an toàn lưới điện thì được bồi thường, hỗ trợ phần diện tích trong hành lang an toàn. Mức bồi thường do UBND cấp tỉnh quy định.

Đối với trường hợp nhà ở, công trình xây dựng trước khi có quyết định công bố xây dựng công trình đường dây dẫn điện trên không mà chưa đủ điều kiện nhà ở, công trình tồn tại trong, ngoài hành lang an toàn lưới điện thì chủ đầu tư xây dựng công trình lưới điện cao áp chịu kinh phí và tổ chức thực hiện cải tạo nhằm thỏa mãn những điều kiện trên. Trường hợp phá dỡ một phần nhưng vẫn còn tồn tại, sử dụng được và đáp ứng những điều kiện trên thì được bồi thường phần giá trị nhà, công trình bị phá dỡ và chi phí cải tạo, hoàn thiện lại nhà, công trình theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ.

Nghị định còn xem xét đến trường hợp cá nhân, hộ gia đình nhà ở, công trình phục vụ có khoảng cách thỏa mãn điều kiện ngoài hành lang nhưng cường độ điện trường lại đảm bảo theo điều kiện trong hành lang mà có nguyện vọng ở lại thì được phép ở lại và được bồi thường, hỗ trợ đối với toàn bộ diện tích đất ở, diện tích nhà ở và các công trình phục vụ sinh hoạt trong hành lang an toàn lưới điện.

Chính sự qua lại hữu cơ của hai ngành khoa học độc lập này đã góp phần hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bồi thường thiệt hại khi giải phóng mặt bằng. Qua đó cũng có thể khẳng định, sự hoàn thiện ừong một lĩnh vực khoa học độc lập cần phải có sự tương hỗ của các lĩnh vực khoa học khác trong chừng mực nhất định và ngược lại “bởi con người là tong hòa cấc moi quan hệ xã hộĩ\

Như vậy, pháp luật bồi thường thiệt hại khi giải phóng mặt bằng suy cho cùng chính là công cụ để Nhà nước thực hiện vai trò bảo hộ của mình. Công cụ này ngày càng được hoàn thiện hon trong giai đoạn hiện nay, tuy nhiên, pháp luật thừa nhận quyền của người bị thiệt hại tài sản là điều kiện cần còn người bị thiệt hại có được hưởng các quyền đó hay không thì phụ thuộc vào chủ thể áp dụng pháp luật.

73Điều 46 Nghị định 197/2004/NĐ-CP.

74Giáo trình Luật Đất đai, Truờng Đại học luật Hà Nội, Nxb. Tu pháp, Hà Nội 2007, tr. 105.

Bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất - thực tiễn trong công tác đảm

_________________________________bảo an toàn lưói điện ở nưóc ta__________________________________

CHƯƠNG 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG,

HỖ TRỢ TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG THU HỒI ĐẤT

Chính sách bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất là một mảng đặc biệt quan trọng trong chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng. Trong giới hạn nhất định, chính sách này còn minh chứng cho những giá trị thiệt hại vô hình. Cho nên, trên cơ sở xem xét tài sản thiệt hại ở chương 1, chương 2 người viết trình bày về những quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất. Trong đó, tài sản bị thiệt hại được bồi thường chủ yếu là: ảnh hưởng về quyền sử dụng đất và thiệt hại về tài sản gắn liền với đất thuộc diện Nhà nước không thu hồi nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp. Qua đó, người viết mong muốn đóng góp ý kiến hoàn thiện chính sách bồi thường thiệt hại trong trường hợp không thu hồi đất.

2.1. Chủ thể có thẩm quyền và chủ thể có liên quan trong bồi thường,

hỗ trợ

khi giải phóng mặt bằng

Đe thực hiện phương án bồi thường thiệt hại thì trước tiên phải xác định được những trường hợp được bồi thường thiệt hại và phương án bồi thường được xây dựng trên nguyên tắc nào, để làm được điều đó, mấu chốt quan trọng là xác định trách nhiệm, quyền hạn thiết yếu của các cơ quan hữu quan.

2.1.1. Chủ thể có thẩm quyền

2.1.1.1. Ctf quan nhà nước cấp Trung ương73

75Điệu 10 Luật Điện lực 2004.

76Điều 43 Nghị định 197/2004/NĐ-

CP. _________________________________bảo an toàn lưói điện ở nưóc ta__________________________________Bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất - thực tiễn trong công tác đảm

^ Bộ Xây dựng

Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng, có nhiệm vụ sau:

- Hướng dẫn, kiểm tra việc xác định tính họp pháp của nhà, các công trình xây dựng khác để tính bồi thường.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc xác định giá nhà, công trình xây dựng khác để bồi thường theo phạm vi quyền hạn được giao.

- Phối hợp với Bộ Công nghệ, các cơ quan hữu quan thẩm định, kiểm tra chất lượng của công trình lưới điện cao áp.

^ Bộ Tài chính

Sau khi xem xét về tính họp pháp của đất, thẩm định công trình xây dựng trên đất. Bộ Tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thu chi ngân sách nhà nước có nhiệm vụ như sau:

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại.

- Chủ trì, phối họp với các ngành có liên quan hướng dẫn xử lý những vướng mắc về việc xác định giá tài sản và chính sách sách bồi thường trong việc bồi thường theo đề nghị của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Chủ trì, phối họp với Bộ Công nghiệp ban hành định mức chi để lập, thẩm định, công bố và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực.75

^ Bộ Công nghiệp

- Bộ Công nghiệp tổ chức lập quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quy định cụ thể nội dung, trình tự, thủ tục lập, thấm định quy hoạch phát triển điện lực; công bố và hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã được phê duyệt.

- Bộ Công nghiệp phối họp với UBND cấp tinh công bố danh mục các dự án điện lực để thu hút đầu tư trong từng thời kỳ và các dự án đầu tư đã được cấp phép.

- Phối họp với cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuyên truyền, phổ biến pháp luật điện lực.

2.1.1.2. Ctf quan hành chính nhà nước ở địa phương ^ Cơ quan hành chính có thẩm quyền chung76

- ủy ban nhân dân cẩp Tỉnh:

+ Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ.

77Điều 9 Luật Điện lực 2004.

78Noi có đất bị ảnh hường. Bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất - thực tiễn trong công tác đảm

_________________________________bảo an toàn lưói điện ở nưóc ta__________________________________

+ Chỉ đạo các sở, ban, ngành và ủy ban nhân dân cấp huyện lập phương án bồi thường, hỗ trợ theo thẩm quyền.

+ Phê duyệt, phân cấp cho ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ.

+ Trên nguyên tắc công bằng và thực tiễn khách quan ở địa phương: ban hành bảng giá tài sản tính bồi thường hoặc xem xét và giải quyết việc bồi thường, hỗ trợ trong giới hạn thẩm quyền.

+ Chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, của công dân về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo thẩm quyền luật định.

+ Quyết định hoặc phân cấp cho UBND cấp huyện cưỡng chế đối với trường họp không thực hiện theo các quyết định của Nhà nước khi thực hiện giải phóng mặt bằng.

+ Chỉ đạo, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ.

+ Tổ chức lập quy hoạch phát triển điện lực địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt; chỉ đạo tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; công bố và hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực địa phương đã được phê duyệt.77

+ Căn cứ tình hình ở từng địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp. Thành phần và quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

+ Phối họp, chủ trì với các nhà đầu tư xây dựng các công trình điện lực đưa ra phương án cải thiện và nâng cấp, bồi thường, hỗ trợ, di chuyển... các công trình trên đất tồn tại trong, ngoài hành lang.

- ủy ban nhân dân cẩp Huyện:78

+ Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường.

+ Chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cùng cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường; thực hiện phê duyệt phương án bồi thường theo phân cấp của UBND cấp tỉnh.

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ theo thẩm quyền được giao; ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế đối với các trường

79Điều 44 Nghị định 197/2004/NĐ-CP.

80Trừ nhà và công tình xây Bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất - thực tiễn trong công tác đảm dựng khác.

Một phần của tài liệu Bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp không thu hồi đất thực tiễn trong công tác đảm bảo an toàn lưới điện nước ta (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w