Vấn đề hai hay nhiều quốc tịch

Một phần của tài liệu Quốc tịch và những chế định về quốc tịch (Trang 53 - 55)

13 Khoản 1 Điều 35 Luật Quốc tịch năm 2008 14 Khoản 3 Điều 35 Luật Quốc tịch năm

3.1.5. Vấn đề hai hay nhiều quốc tịch

Bên cạnh các nước theo nguyên tắc một quốc tịch thì có một số nước cho phép công dân của nước họ có quyền mang hai hay nhiều quốc tịch. Luật Quốc tịch Ôxtrâylia không bắt buộc người nước ngoài từ bỏ quốc tịch nước ngoài khi nhập quốc tịch Ôxtrâylia. Trong trường họp kết hôn, công dân Ôxtrâylia có quyền mang cả hai quốc tịch. Luật Quốc tịch Canada cũng có điểm tương đồng cơ bản nhất đó là cho phép công dân Canada có quốc tịch nước ngoài mà không bị mất quốc tịch Canada hoặc nhập quốc tịch Canada mà không phải thôi quốc tịch cũ của họ.16

Theo nghiên cứu của một số nước thì việc có nhiều quốc tịch đem lại lợi ích thực tế cho bản thân như đảm bảo việc tìm kiếm việc làm hoặc lợi ích xã hội của từng cá nhân. Việc cho phép có hai quốc tịch có thế làm cho các cá nhân cảm thấy họ được gắn kết nhiều hơn vì họ có quan hệ chặt chẽ với nhiều quốc gia, họ thấy bản thân được tạo điều kiện hơn trong rất nhiều các lĩnh vực. Tuy nhiên, vấn đề có

Quốc tịch và những chế định về quốc tịch

nhiều quốc tịch cũng được một số nhà lập pháp dự liệu có thể đem lại bất lợi cho công dân

của nước họ trong việc xung đột pháp luật giữa các nước và khó khăn đối với Nhà nước trong quan hệ quốc tế như tranh chấp về bảo hộ ngoại giao.

Nguyên nhân của tình trạng hai hay nhiều quốc tịch thì có khá nhiều nguyên nhân có thể kể đến như sau:

Thứ nhất, trường họp xin nhập quốc tịch mới nhưng chưa thôi quốc tịch cũ đây là vấn đề khá phổ biến đối với thực trạng hai hay nhiều quốc tịch, khi một cá nhân đang mang quốc tịch của một quốc gia nhất định, nhưng cá nhân này lại muốn nhập quốc tịch của một hay nhiều quốc gia khác sẽ dẫn đến tình trạng hai hay nhiều quốc tịch. Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 cũng không quy định người Việt Nam nhập quốc tịch nước ngoài thì phải thôi quốc tịch Việt Nam trong các trường họp đặc biệt, việc không quy định như vậy sẽ dẫn đến trường họp khi công dan Việc Nam nhập quốc tịch nước ngoài thì sẽ trở thành hai quốc tịch, về mặt pháp lý nhưng người này vẫn được xem là còn quốc tịch Việt Nam.

Thứ hai, khi cá nhân được hưởng quốc tịch mới do kết hôn hoặc được nhận làm con nuôi người nước ngoài. Chẳng hạn, một người phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, theo pháp luật nước mình thì người đó vẫn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 9 Luật quốc tịch năm 2008 ‘Việc kết hôn, ly hôn và huỷ việc kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của đương sự và con chưa thành niên của họ (nếu có)”, trong khi đó pháp luật của nước mà người chồng hoặc vợ có quốc tịch lại quy định vợ hoặc chồng của họ đương nhiên mang quốc tịch của quốc gia họ (pháp luật Braxin, Anh) và họ sẽ trở thành người hai quốc tịch.

Thủ ba, xuất phát từ chủ quyền quốc gia đối với dân cư đồng thời cũng dựa trên các điều kiện chính trị, văn hóa, xã hội đặc thù của mình mà các quốc gia có thể quy định khác nhau về cách thức hưởng và mất quốc tịch, sự khác biệt này là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hai hay nhiều quốc tịch. Chẳng hạn, một đứa trẻ khi sinh ra sẽ có hai quốc tịch nếu như cha mẹ đứa trẻ mang của một quốc gia xác định quốc tịch gốc dựa trên nguyên tắc huyết thống (JusSanguinis) đồng thời đứa trẻ đỏ lại được sinh ra trên lãnh thổ của quốc gia xác định quốc tịch gốc theo nguyên tắc nơi sinh (Jus Soli). Ngoài ra, tình trạng hai hay nhiều quốc tịch còn do một số nguyên nhân khác như: Trong trường họp trẻ em sinh ra có cha và mẹ mang hai quốc tịch khác nhau và luật quốc tịch của cha mẹ đều xác định theo nguyên tắc huyết thống. Neu trong trường họp này, cha mẹ của đứa trẻ không thoả thuận được

Quốc tịch và những chế định về quốc tịch

với nhau về việc đứa trẻ sẽ mang quốc tịch của ai và cả hai đều muốn đứa con mang quốc tịch của mình. Như vậy, trong trường hợp này nếu mỗi người tự đãng kí khai sinh cho con mình thì đứa trẻ sẽ có nguy cơ sẽ mang hai quốc tịch. Ngoài ra có những trường hợp mà cá nhân mang quốc tịch của nhiều quốc gia khác nhau nhưng không phụ thuộc vào ý chí của cá nhân mà phụ thuộc vào quy định pháp luật của nước mà quy định họ cỏ quốc tịch, mà đôi khi việc có quốc tịch của các nước đó là hoàn toàn ngoài ý muốn. Ví dụ như: “Một phụ nữ Pháp kết hôn với công dân Venezuela, trong chuyến đi du lịch, họ sinh một bé gái. Theo quy định của pháp luật hai nước thì lấy quốc tịch theo huyết thống của cha mẹ, tất nhiên con gái của họ mang quốc tịch của hai nước. Nhưng cháu bé lại ra đời hên một chiếc máy bay của công ty hàng không Mexico, theo quy định của Luật quốc tịch Mexico, bất kể đứa trẻ nào ra đời trên máy bay, tàu thuyền của họ, đều được coi là công dân Mexico. Và đồng thời chiếc máy bay này đang bay trên bầu trời nước Anh, cũng theo quy định của Luật quốc tịch Anh, bất kể ai ra đời trên nước Anh hay các khu vực khác thuộc lãnh thổ của Anh, đều là công dân của Anh”17. Do vậy, đứa trẻ này sẽ mang quốc tịch của 4 nước từ những vấn đề hên, ta thấy vấn đề hai hay nhiều quốc tịch gây ra những khó khăn nhất định, về phía cá nhân mang quốc tịch thì việc xác định vấn đề thực hiện nghĩa vụ của mình đối với những quốc gia mà mình mang quốc tịch là rất khó khăn, vì theo quy định mỗi một công dân phải thực hiện nghĩa vụ với quốc gia mình như: nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ đóng thuế... do đó nếu một cá nhân mang nhiều quốc tịch thì phải thực hiện rất nhiều nghĩa vụ đối với các quốc gia mà mình mang quốc tịch, về phía Nhà nước có công dân mang hai hay nhiều quốc tịch thì việc xác định cá nhân này là công dân của mình hay công dân của quốc gia khác trong mối quan hệ ngoại giao là rất phức tạp. Ngoài ra vấn đề hai hay nhiều quốc tịch cũng một phàn nào đó gây khó khăn cho việc bảo hộ đối với công dân của nước mình.

Một phần của tài liệu Quốc tịch và những chế định về quốc tịch (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w