13 Khoản 1 Điều 35 Luật Quốc tịch năm 2008 14 Khoản 3 Điều 35 Luật Quốc tịch năm
3.1.2. Vấn đề quốc tịch của con chưa thành niên
Mặc dù Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 đã áp dụng được khoản 3 năm, nhưng có lẽ, trên thực tiễn chưa xảy ra những khó khăn nhiều mà về mặt pháp lý có thể xảy ra, nên chúng ta vẫn còn giữ nguyên một số quy định xem ra không phù họp lắm với tính cách và truyền thống tương trợ, đùm bọc của người Việt Nam.
Cũng theo quy định tại Điều 18 của Luật Quốc tịch năm 2008 “1 .Trẻ em sinh ra bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thay trên lãnh tho Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
2.Trẻ em quy định tại khoản lĐiểu này chưa đủ 15 tuối không còn quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau: Tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài; Chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đỏ chỉ có quốc tịch nước ngoài”.
Trong quy định này, chúng ta có thể hình dung ngay được trước mắt là đứa trẻ này tự nhiên mất hết tất cả các quyền của một công dân Việt Nam mà mình đang hưởng với lý do rất đơn giản là tìm được cha mẹ của mình có quốc tịch nước ngoài, vẫn biết rằng hiện tại, pháp luật Việt Nam đã thừa nhận công dân Việt Nam có nhiều quốc tịch nhưng chỉ đối với những trường hợp rất đặc biệt mà thôi, những quy định nêu trên có thể tạo ra nhiều tình huống khó khăn và thể hiện tính bất cập của quy phạm pháp luật này. Nếu nói về sự khó khăn, thì đứa trẻ sẽ gặp bất lợi, nếu quốc gia mà cha mẹ đứa trẻ có quốc tịch, xác định quốc tịch của trẻ em theo nguyên tắc nơi sinh. Có nghĩa là đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ quốc gia nào thì phải có quốc tịch của quốc gia đó. Như vậy, mặc dù đứa trẻ đã mang quốc tịch Việt Nam suốt gần 15 năm, nhưng khi tìm được cha mẹ của mình có quốc tịch nước ngoài thì vẫn
15 Thông tin pháp luật dân sự, Ths.Cao Nhất Linh, khoa Luật, trường Đại học cần Thơ.Pested on 01/06/2008by Civlawinfor Quốc tịch và những chế định về quốc tịch by Civlawinfor Quốc tịch và những chế định về quốc tịch
phải không còn quốc tịch Việt Nam bất kể đứa trẻ có nhận được quốc tịch của quốc gia khác hay không. Như vậy, trong trường hợp khi nhìn nhận cha mẹ mà đứa trẻ vẫn không có quốc tịch của quốc gia khác, thì đứa trẻ sẽ trở thành người không quốc tịch. Bởi vì lúc đó, quốc tịch Việt Nam đã bị thu hồi. Do đó, nếu muốn giữ quốc tịch Việt Nam, hay nói cách khác, nếu muốn còn là công dân Việt Nam, thì đứa trẻ phải chấp nhận chịu cảnh mồ côi về mặt pháp lý, bằng cách xem như chưa bao giờ tìm được cha mẹ. Bởi vì nếu làm thủ tục nhìn nhận cha, mẹ có quốc tịch nước ngoài thì chắc chắn sẽ không còn quốc tịch Việt Nam trong mọi trường hợp, kể cả trường họp không được nhận quốc tịch nước ngoài. Điều này không phù họp với chủ trương, chính sách hạn chế tình trạng không quốc tịch theo điều 8 của Luật Quốc tịch Việt Nam: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch và những người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này”15.