Mất quốc tịch do đương nhiên mất quốc tịch

Một phần của tài liệu Quốc tịch và những chế định về quốc tịch (Trang 46 - 47)

Đương nhiên mất quốc tịch là trường hợp một cá nhân sẽ tự động mất quốc tịch của quốc gia nào đó mà không phụ thuộc vào ý chí của cá nhân đó, cũng như không càn phải tiến hành các thủ tục xin thôi quốc tịch, hầu hết pháp luật các nước điều có quy định trường hợp này, nếu một các nhân rơi vào trường hợp này thì quốc tịch của cá nhân đó sẽ mất đi một cách đương nhiên.

Theo pháp Luật Việt Nam thì ở Luật Quốc tịch 2008 quy định vấn đề này ở khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 18, Điều 33 và Điều 35 của luật này.

Tại khoản 2 Điều 13 quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vấn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kế từ ngày luật này có hiệu lực, phải đăng kí với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam. Het thời hạn này, người nói trên không đăng kí giữ quốc tịch Việt Nam thì đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam. Xuất phát từ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cộng động người Việt Nam ở nước ngoài cũng như xu hướng hội nhập hiện nay. Việc khẳng định người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam là quyền lợi của họ, nhưng để được hưởng quyền lợi này, họ phải thực hiện nghĩa vụ đăng kí giữ quốc tịch Việt Nam tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Với quy định này thì trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Luật Quốc tịch năm 2008 có hiệu lực (từ ngày 1/7/2009) người có quốc tịch Việt Nam phải đăng kí giữ lại quốc tịch Việt Nam nếu không họ sẽ đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam, quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công đồng người Việt định cư ở nước ngoài ngày càng gắn bó với quê hương, đất nước Việt Nam.

Còn tại khoản 1 Điều 18 Luật Quốc tịch năm 2008 quy định đối với trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy ừên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha, mẹ là ai thì sẽ được mang quốc tịch Việt Nam. Thế nhưng tại khoản 2 Điều này cũng quy định khi những đứa trẻ được quy định ở khoản 1 này chưa đủ 15 tuổi mà tìm thấy cha, mẹ hoặc chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ là người có quốc tịch nước ngoài thì những đứa trẻ này không còn quốc tịch Việt Nam nữa. Lúc này đứa trẻ mất quốc tịch Việt Nam một cách đương nhiên mà không cần có sự đồng ý của đứa trẻ đó. Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đứa trẻ trong việc hòa nhập cuộc sống mới với cha mẹ đồng thời đứa trẻ cũng sẽ được hưởng những quyền lợi mới ở nơi sống mới, nhưng nhìn chung ta thấy đứa trẻ sẽ mất quyền chọn lựa khi đứa trẻ muốn có quốc tịch Việt Nam thì cũng không thể chọn được.

Ngoài ra tại Điều 33 luật này quy định “Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này, dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh tho Việt Nam mà co ỷ khai bảo không đủng sự thật hoặc giả mạo giấy tờ khi sinh nhập quốc tịch Việt Nam thì quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có thể bị huỷ bỏ, nếu

Một phần của tài liệu Quốc tịch và những chế định về quốc tịch (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w