a) Chính sách sản phẩm
Trong chiến lược sản phẩm hàng may mặc, công ty sản xuất xuất nhập khẩu Việt An phải xác định những mặt hàng may mặc chủ lực và có tính chất lâu dài như : áo sơ mi, áo jacket và một số mặt hàng khác nên được xác định là mặt hàng chính.Vì những sản phẩm này luôn chiếm tỷ trọng lớn phù hợp với nhu cầu thị trường khác nhau.
Chất lượng sản phẩm là đòi hỏi khách quan của thị trường đối với mỗi loại sản phẩm, điều đó rất quan trọng trong việc phát triển kinh doanh của công ty may Việt An.Bởi trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt nhất là sau năm 2005 khi hạn ngạch và các hàng rào phi thuế quan khác được bãi bỏ, thị phần của công ty sẽ phụ thuộc phần lớn vào khả năng cạnh tranh “ phi giá cả” trong đó cạnh tranh về chất lượng hàng hoá trở thành yếu tố quyết định trong cạnh tranh….Do vậy tạo cho sản phẩm may xuất khẩu một chất lượng cao luôn là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ một doanh nghiệp may xuất khẩu nào
Để nâng cao chất lượng sản phẩm công ty có thể áp dụng các biện pháp:
+ Tăng cường kiểm tra chặt chẽ nguyên phụ liệu đầu vào. Đồng thời hoàn thiện công tác bảo quản tốt nguyên phụ liệu, sản phẩm.
+ áp dụng tốt đúng quy trình của hệ thống tiêu chuẩn đo lường chất lượng như: ISO 9000, ISO 14000, SA 8000….
+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ phòng quản lý chất lượng.
+ Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, xuất khẩu theo đúng yêu cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó, cũng cần sự đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến mẫu mã,thay đổi một số chất liệu, gam màu phong phú dần thay thế những sản phẩm không được ưa chuộng nữa.Trong thời gian đầu, khi công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế mẫu mã, chưa tạo ra nhiều kiểu mẫu sáng tạo thì có thể học hỏi từ đối thủ cạnh tranh.Khi đã nắm rõ được xu hướng tiêu dùng của thị trường xuất khảu , công ty nên dần dần sáng tạo sản phẩm mới riêng cho công ty nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh và hình ảnh của công ty trên thị trường quốc tế.
Để phát triển sản phẩm mới công ty cần có những nguồn thông tin sau: - Nghiên cứu thị trường, chú ý đến thị hiếu tiêu dùng thay đổi của khách
hàng, từ đó có thể cho ra đời những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu đó.
- Chú ý đến các sản phẩm mới của đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Tăng cường công tác đào tạo và tuyển dụng đội ngũ cán bộ thiết kế thời trang.
- Các thông tin phản ánh từ phía khách hàng, nhà phân phối trung gian thương mại quốc tế.Sau khi đã thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết công ty cần tiến hành xây dựng và phát triển sản phẩm mới theo một quy trình sau:
Nghiên cứu nhu cầu thị trường về sản phẩm mới Xây dựng ý tưởng về sản phẩm mới
Phát triển mẫu sản phẩm mới Tiến hành các kiểm nghiệm
Giới thiệu sản phẩm mới
Hoàn thiện các đặc tính của sản phẩm Chưa đạt
Sơ đồ quy trình phát triển sản phẩm mới cho công ty sẩn xuất Việt An
.
Trong chính sách sản phẩm, công ty cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề nhãn mác của sản phẩm.
Trong gia công hàng xuất khẩu, công ty cần tăng cường thương lượng với chủ hàng quyền được gắn nhãn mác và địa điểm gia công trên sản phẩm gia công. Bên cạnh đó, công ty cần phải đẩy nhanh quá trình củng cố tạo dựng thương hiệu. Đây là mục tiêu dài hạn của các doanh nghiệp dệt may Việt nam nói chung và của công ty may Việt An nói riêng trong thời gian tới. Nếu công ty Việt An làm được điều này thì sản phẩm của công ty sẽ có vị trí tốt hơn trên thị trường Mỹ. Trước mắt, công ty cần triển khai các hoạt động như:
+ Công ty cần tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu nhãn hiệu, công tác tiếp thị và đăng ký nhãn hiệu
+ Cần đầu tư tốt việc thiết kế sản phẩm mới, nghiên cứu đưa ra ý tưởng mới phù hợp nhu cầu của người tiêu dùng.
+ Khắc phục khó khăn về thiếu nguồn tài chính và nhân lực có trình độ trong khâu thiết kế mẫu mã, phát triển sản phẩm thông qua việc trao đổi bản quyền giữa các công ty và tranh thủ sự hỗ trợ từ phía các nhà nhập khẩu.
Ngoài ra khâu đóng gói bao bì chưa được chú trọng do hạn chế trong sản xuất gia công.Nhưng khi đã xuất khẩu trực tiếp thì cần có đầu tư thích đáng. Vì bao bì sản phẩm không chỉ có chức năng bảo vệ sản phẩm mà còn có chức năng thông tin quảng cáo cho công ty. Bao bì sản phẩm khẳng định một phần giá trị sản phẩm nếu bao bì được thiết kế đẹp đẽ sẽ hấp dẫn khách hàng hơn.Và yếu tố quan trọng nũa là bao bì của công ty nên được làm từ những nguyên liệu dễ tái sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường- đây là vấn đề mà các quốc gia phát triển như Nhật Bản và các nước thuộc khối EU quan tâm
b) Chính sách giá sản phẩm
Trong tình hình quốc tế hiện nay, việc định giá cho một sản phẩm xuất khảu là rất khó khăn và phức tạp. Đối với công ty , khi xâm nhập vào các thị trường khác nhau, việc áp dụng chính sách giá không nên giống nhau và dựa trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng mối quan hệ giữa các yếu tố chi phí, các điều kiện thị trường cạnh tranh và chính sách chung của công ty .
Các nhân tố trong nước:
-Giá mua nguyên vật liệu -Các chi phí khác
- Các mục tiêu, chiến lược marketing của công ty -Tình hình cạnh tranh trong nước
- Các yếu tố về bản thân sản phẩm
- Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của nhà nước
Các quy định giá xuất khẩu:
-Các mục tiêu định giá -Các chiến lược định giá - Phương pháp định giá -Các mức giá
Các nhân tố nước ngoài:
-Nhu cầu về sản phẩm ở thị trường nước ngoài.
-Giá và các chiến lược marketing của các đối thủ cạnh tranh - Các ảnh hưởng về luật pháp, chính trị
-Thu nhập bình quân
Qua mô hình định giá trên mà công ty có thể áp dụng chiến lược định giá cao hay thấp tuỳ vào từng loại thị trường.
*) Với thị trường các nước phát triển: có độ co giãn của cầu với giá không cao nên giá cả đôi khi không ảnh hưởng tới việc tiêu thụ hàng hoá mà là chất lượng sản phẩm, sự độc đáo, hấp dẫn người tiêu dùng hơn.Do đó, với các thị trường mới xâm nhập như Mỹ, Đức……….thì công ty nên chú trọng nhiều váo chính sách sản phẩm. Còn các thị trường như EU, Nhật Bản……. có thể đẩy giá cao hơn để tạo vị thế cho sản phẩm may mặc của công ty
*) Với thị trường các nước đang phát triển: công ty nên định giá thấp để nhanh chóng tạo uy tín, chiếm lĩnh thị phần giúp tăng sản lượng tiêu thụ hơn
Bên cạnh việc xác định giá cả theo cách phân chia thị trường như trên, công ty có thể định giá ưu đãi, áp dụng chính sách chiết khấu, giảm giá cho khách hàng để duy trì mối quan hệ hợp tác với họ. Ngoài ra, với những khách hàng nhập khẩu với số lượng lớn, công ty cũng có thể định mức giá ưu đãi cho họ Tóm lại ,chính sách giá sản phẩm xuất khẩu rất linh hoạt áp dụng khác nhau tại mỗi thị trường khác nhau. Chính sách này có ý nghĩa rất quan trọng vì tác động trực tiếp tới lợi nhuận của công ty.Do vậy, công ty nên sử dụng chính sách giá này thật khôn ngoan, linh hoat và khéo léo.
c) Chính sách phân phối
Công ty hoàn thiện chính sách phân phối vì đây là cách thức xâm nhập và mở rộng thị trường xuất khảu , là một yếu tố quyết định đến sự tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty .Do vậy, với chính sách này, công ty nên chú ý các vấn đề sau:
- Khi phát triển thị trường xuất khảu hiện tại, công ty nên tiêu thụ sản phẩm trực tiếp với khách hàng thông qua việc thiết lập các chi nhánh công ty ở thị trường đó.Để thực hiện được vấn đề đó cần quan tâm tới trình độ năng lực của cán bộ công nhân viên xem có khả năng nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích chính xác các thông tin trên thị trường không? Sự đánh giá thông tin một cách chân xác sẽ giúp các nhà quẩn trị của công ty đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả.
- Khi xâm nhập vào các thị trường mới, trong giai đoạn đầu công ty nên thông qua các trung gian xuất khảu ở thị trường xuất khảu đó bởi công ty chưa thực sự có kinh nghiệm và hiểu biết về thị trường đó. Lựa chọn kênh phân phối trung gian trong giai đoạn này nhằm giảm thiểu những rủi ro cho công ty .
- Khi lựa chọn các đại lý xuất khẩu , công ty nên tìm hiểu kỹ càng và có chọn lọc về đại lý đó. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá nhằm có cơ sở để lựa chọn những trung gian có hiệu quả dựa vào những chỉ tiêu sau:
+Khả năng tài chính, mức độ am hiểu thị trường hàng may mặc
+Mức độ thâm niên trong hoạt động phân phối mặt hàng này trên thị trường quốc tế
+ Uy tín của nhà nhập khẩu
+ Tinh thần trách nhiệm, thiện chí trong hợp tác
+Mạng lưới phân phối và quan hệ với khách hàng của nhà nhập khẩu. *) Đối với thị trường trong nước
Công ty cần phải tổ chức được một kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và các đại lý tiêu thụ sản phẩm cho công ty trên thị trường nội địa.
Trong thời gian tới để đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, chiếm lĩnh thị trường một cách vững chắc thì công ty phải nghiên cứu và tổ chức kênh phân phối sản phẩm một cách khoa học và hiệu quả hơn nữa.Cụ thể như:
- Cần mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và đại lý tiêu thụ tại các địa bàn mới.
- Mở thêm các chi nhánh của công ty tại các thành phố, trung tâm, đầu mối giao thông quan trọng nhằm tạo ra một mạng lưới kho hàng để kịp thời cung ứng sản phẩm cho các cửa hàng và đại lý phục vụ tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng.
- Thực hiện xoá bỏ các đại lý hoa hồng, tăng các đại lý bao tiêu sản phẩm nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm cuẩ người bán để nâng cao hiệu
quả tiêu thụ sản phẩm, gánh vác một phần tài chính cho công ty.
- Thường xuyên giáo dục ý thức và kỹ năng bán hàng phù hợp với các yêu cầu của kinh tế thị trường. Nhân viên bán hàng vừa là người giới thiệu về tính năng, chất lượng sản phẩm của công ty vừa là người hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng về thời trang.
- Có các dịch vụ trước và sau bán hàng hấp dẫn như: tổ chức đội xe vận chuyển hàng hoá đến tận nhà, giảm giá hoặc thanh toán sau nếu mua với khối lượng lớn, tạo điều kiện cho khách hàng có thể thử trước khi quyết định mua hàng, có thể đổi sản phẩm nếu không ưng ý.
Tóm lại công ty cố gắng làm sao thiết lập cho mình được càng nhiều cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm cuẩ công ty càng tốt.Tức là công ty cần có mạng lưới qua các kênh bán hàng trực tiếp của chính công ty. Qua đó, công ty có nhiều cơ hội hơn để tiếp xúc với các khách hàng, người tiêu dùng trong và ngoài nước, lắng nghe và hiểu được nhu cầu, mong muốn cuẩ họ về sản phẩm của công ty.Từ đó có thể công ty có những quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh của mình.
d) Chính sách xúc tiến thương mại quốc tế
Hiện nay công ty chưa hoàn thiện hệ thống phân phối hàng hoá trên thị trường xuất khẩu. Nên các quan hệ liên kết trong việc thâm nhập thị trường quốc tế chưa được phát triển mạnh .Bên cạnh những nỗ lực xúc tiến thương mại mà công ty sản xuất xuất nhập khẩu Việt An đã thực hiện, em xin đề xuất thêm một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa chính sách xúc tiến thương mại quốc tế của công ty . Đối với thị trường xuất khảu là các nước phương Tây, họ luôn coi trọng vấn đề logic, tính cách của họ thực dụng hơn người châu á. Do vậy, công ty nên lựa chọn kỹ thuật khuyếch trương như sau:
- Thư tín: đây là phương tiện xúc tiến tuyệt vời.Một bức thư được soạn thảo với nội dung xúc tích, dễ hiểu và có kế hoạch chi tiết sẽ thường có sự trả lời tư 5- 10%.Và nên gửi kèm cùng một số tài liệu và hình ảnh công ty để gây ấn tượng tốt với khách hàng
- Hàng mẫu: như là một thư chào hàng sống động và chân thực nhất, phản ánh chân xác nhất màu sắc, kiểu cách, chất liệu của sản phẩm giúp khách hàng cảm nhận thực tế hơn
Khác với cách sống mang tính thực dụng cao tại hầu hết các nước phương Tây thì những người châu á thường chịu sự tác động của tình cảm trước.Vì vậy công ty nên chú trọng vào việc xúc tiến thị trường trước, thực sự quan tâm tới việc thiết lập quan hệ giữa các bên chặt chẽ và thân tình.Công ty có thể tổ chức các pháI đoàn thương mại sang các nước này trực tiếp trao đổi, phỏng vấn các thương nhân và người tiêu dùng các sản phẩm may mặc
Bên cạnh việc xúc tiến thương mại quốc tế với hai loại thị trường trên thì công ty nên tích cực tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và ngoài nước. Những cuộc triển lãm sẽ là dị để công ty tăng cường các mối quan hệ với khách hàng và nắm bắt được nhu cầu thực tế của thị trường .Hoạt động này cần được tiến hành ở tất cả thị trường , không nên tập trung vào một thị trường của một khối kinh tế nhất định nào
3.2.5.Hoàn thiện việc triển khai chiến lược
Nguồn vốn luôn là điều kiện quan trọng hàng đầu để bất cứ công ty nào thực hiện được những mục tiêu, những chiến lược, kế hoạch lâu dài của công ty. Nếu như công ty không đủ mạnh về tài chính thì khó mà thực hiện được việc nghiên cứu thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá mặt hàng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng. Vì vây, công ty phải tìm mọi cách khắc phục khó khăn và coi đây là nhiệm vụ hàng đầu. Để thực hiện được điều này, công ty cần tăng nguồn vay và đầu ty hợp lý để mở rộng các lĩnh vực kinh doanh khác. Như vậy sẽ góp phần làm tăng nguồn thu cho công ty, tạo điều kiện để tích luỹ vốn. Ngoài ra, công ty không ngừng nghiên cứu và phát triển thị trường nội địa. Việc mở rộng thị trường nội địa tiết kiệm được chi phí hơn so voi thị trường nước ngoài, song nó có tác dụng cơ bản trong việc tạo hậu thuẫn cho mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, công ty nên tiết kiệm những khoản
thế nguyên liệu nhập khẩu bằng nguyên liệu sản xuất trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hoá vào sản phẩm may mặc của công ty. Quan trọng nhất là sự tính toán hợp lý để nâng cao lợi nhuận, như vậy sự tiết kiệm nguồn vốn mới có hiệu quả.
Hơn nữa công ty nên có sự đầu tư hợp lý cho hoạt động marketing bằng việc thiết lập một nguồn ngân quỹ cho riêng hoạt động này. Ngân sách dành cho hoạt động là phải đủ cho việc nghiên cứu và thực hiện các hoạt động của phòng marketing . Nguồn ngân sách này là được trích ra từ quỹ đầu tư và phát triển của công ty hàng năm có thể tối thiểu là 30% trong tổng ngân quỹ đầu tư và phát