Nhơn Trạch 1
Hệ thống làm mát sương hóa đến thời điểm này trên thế giới áp dụng vào thực tế khoảng 12 năm, hệ thống này đã chứng tỏ rằng nó là một phương pháp làm mát gío vào trong tua bin khí có hiệu quả và kinh tếđể tăng công suất tổ máy. Công nghệ này hiện nay đã được lắp đặt cho hơn 700 tua bin khí trên khắp thế giới và đã tạo được sự tín nhiệm cao. Các nhà sản xuất hệ thống làm mát gió vào tuabin khí hiện nay trên thế giới như AxEnergy, Braden Manufacturing, Caldwell Energy, Stellar Power, Turbine Air System điều có hàng trăm tổ máy đã được lắp đặt khắp nơi trên thế giới và đang vận hành tin cậy.
Ưu điểm:
Công suất tăng thêm đạt được nhờ làm mát sương hóa lên đến 20% công suất của tải nền, suất tiêu hao nhiên liệu có thể giảm đến 5%, chi phí đầu tư thấp, thời gian xây dựng ngắn và không phụ thuộc vào kế hoạch vận hành, bảo trì của nhà máy. Công nghệ quá phun có thể sản sinh điện năng một cách độc lập không quá phụ thuộc vào điều kiện thời tiết .
Nhược điểm:
Cũng như các công nghệ cải tiến khác, thời gian vận hành thực tế của hệ thống làm mát sương hóa áp dụng cho các tuabin khí thấp, hệ thống làm mát sương hóa bay hơi hoàn toàn không độc lập với điều kiện thời tiết, tuy nhiên công nghệ làm mát bằng phương pháp quá phun khắc phục được hiện tượng này. Và qui mô tăng công suất còn phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước khử khoáng.
Từ những phân tích trên, khả năng lắp đặt hệ thống phun nước vào buồng đốt cho các tuốc bin khí của Nhà máy điện Nhơn Trạch 1 được nhận định là có tính khả thi để thực hiện và mang lại hiệu quả.
KẾT LUẬN
Hiện nay các hệ thống điều khiển tự động trong các nhà máy sản xuất công nghiệp nói chung, các nhà máy nhiệt nhiệt điện nói riêng việc, hệ thống điều khiển quá trình ngày càng hiện đại. Với sự phát triển của công nghệ, quy mô rộng lớn, đòi hỏi chất lượng sản phẩm ngày càng cao, khả năng điều khiển, thu thập dữ liệu và điều khiển quá trình từ những vị trí rất xa trong nhà máy thì hệ thống điều khiển quá trình trong nhà máy ngày càng được các nhà thiết kế tính toán và đưa ra những giải pháp nhằm tối ưu hóa hệ thống.
Kết quả chính đạt được của luận văn là đã phân tích được nguyên lý hoạt động của nhà máy, so sánh, đánh giá ưu nhược điểm về công nghệ sử dụng của nhà máy, ưu nhược điểm của công nghệ sử dụng cho hệ thống điều khiển mức bao hơi của nhà máy.
Luận văn này là sự kết hợp giữa điều khiển quá trình, lý thuyết điều khiển tự động và khả năng ứng dụng của nó trong thực tế đặc biệt là trong điều khiển quá trình, chúng ta chỉ có thông tin, dữ liệu về công nghệ sử dụng, cấu trúc điều khiển, thiết bị nhà máy, thông qua sự hoạt động kết quả thu được của nhà máy ta có thể so sánh được các ưu nhược điểm của thiết bị hệ thống đang sử dụng với các thiết bị hệ thống khác.
Việc nâng cao chất lượng điều khiển, nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, hiệu suất cao, hệ thống đảm bảo an toàn luôn là tiêu chí hàng đầu của các nhà máy. Để làm được việc đó, ngoài những thuật toán điều khiển phù hợp thì vấn đề đặt ra không kém phần quan trọng là sách lược điều khiển, chọn cấu trúc vào-ra và công nghệ sử dụng. Nội dung của luận văn này đã phân tích được và phần nào giải quyết được vấn đề trên. Với các đề xuất như:
- Giảm nhiệt độđầu vào của không khí vào máy nén tuabin khí làm tăng lưu lượng khối lượng (mass flow) và tỉ số nén máy nén, giảm công nén dẫn đến tăng công suất và hiệu suất tua bin khí.
- Thay thế, cải tiến các cơ phận hiện hữu (parts) bằng các cơ phận mới, đã được cải tiến để nâng công suất và đôi khi cả hiệu suất.
- Phun nước hay hơi nước vào buồng đốt t hư ờn g được áp dụng để kiểm soát NOx , nó cũng còn có tác dụng tăng công suất do tăng lưu lượng khí và nâng cao nhiệt dung riêng của sản phẩm cháy đi qua tuabin khí. Phun nước trực tiếp vào buồng đốt cũng dẫn đến giảm hiệu suất.
- Đốt bổ sung tại lò thu hồi nhiệt, tăng nhiệt lượng cấp cho lò dẫn đến tăng sản lượng làm tăng công suất tuabin hơi.
Tuy nhiên do kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn còn có một số hạn chế như sau:
Mặc dù đã phân tích được các chức năng điều khiển quá trình, công nghệ sử dụng của hệ thống, xây dựng được mô hình điều khiển mức bao hơi nhưng chưa thể mô phỏng được cũng như chưa thu được các kết quả bằng phần mềm Matlab.
Hướng phát triển của luận văn:
Từ những tồn tại đó, ta có thể thấy được hướng nghiên cứu trong tương lai: - Ứng dụng phần mềm Matlap Simulink để thiết kế bộ điều khiển mức bao hơi cho hệ thống.
- Từ những kết quả thu được thông qua việc mô phỏng có thể chỉnh định các thông sốđể tối ưu hóa cho bộđiều khiển mức bao hơi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoàng Minh Sơn: Mạng truyền thông công nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 2006.
[2] Phạm Hồng Sơn, Vũ Huy Anh: Một số vấn đề tích hợp hệ thống điều khiển trong các nhà máy công nghiệp. Tạp chí tựđộng hóa ngày nay, tháng 1 năm 2004.
[3] Nguyễn Công Hân, Nguyễn Quốc Trung, Đỗ Anh Tuấn: Nhà máy nhiệt điện, Đại học Bách Khoa Hà Nội – 1994.
[4] Phạm Lê Dần, Nguyễn Công Hân: Công nghệ lò hơi và mạng nhiệt, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật – 2001.
[5] Trương Duy Nghĩa, Nguyễn Sỹ Mão: Thiết bị lò hơi, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật – 1985.
[6] Nguyễn Văn Mạnh: Lý thuyết điều chỉnh tựđộng hóa quá trình nhiệt, Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội.
[7] Nguyễn Văn Mẫn: Cơ sở quá trình buồng lửa, Đại học Bách Khoa Hà Nội – 1988. [8] Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Duy Bình, Phạm Quang Đăng, Phạm Hồng Sơn: Hệ
điều khiển DCS cho nhà máy sản xuất điện năng, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật - 2006.
[9] Nguyễn Doãn Phước & Phan Xuân Minh : Lý thuyết điều khiển mờ, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 2006.
[10] Nguyễn Doãn Phước & Phan Xuân Minh & Vũ Vân Hà: Tự động hóa với SIMATIC S7-300, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật - 2006.
[11] Nguyễn Doãn Phước: Lý thuyết điều khiển tuyến tính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật - 2006.