Tuabin khí là một động cơ tuabin trên nguyên lý khí động học, vì vậy công suất của tuabin khí phụ thuộc vào đặc tính của gió vào từ nhà lọc gió tuabin khí. Khi nhiệt độ gió vào máy nén tăng tên, tỉ trọng không khí sẽ giảm và do đó lưu
lượng khối lượng sẽ giảm. Lưu lượng khối lượng giảm sẽ làm cho công suất phát điện của tuabin khí giảm. Một phương pháp cơ bản để tăng công suất tuabin ở một tốc độ cốđịnh như trong nhà máy điện là giảm nhiệt độ không khí đầu vào tuabin khí. Các phương pháp làm mát không khí đầu vào là: (Hệ thống hóa hơi loại trung gian. Làm mát không khí bằng máy lạnh loại nén. Làm mát không khí bằng phương pháp tích trữ lạnh)
Các phương pháp trên đã được áp dụng trên 30 năm hay lâu hơn. Làm mát sương hóa gần giống với phương pháp làm mát loại hóa hơi trung gian, nhưng thay vì áp dụng phương pháp không khí đầu vào tuabin khí đi qua một tầng trung gian nước bão hòa bị động, làm mát sương hóa là hệ thống chủ động phun thành sương các giọt nước rất mịn có độ tinh khiết cao tại các điểm riêng biệt ngang qua hệ thống cấp không khí đầu vào tuabin khí bằng các vòi phun đặc biệt, tại áp suất cao để tạo ra hiệu ứng làm mát. Lượng sương phun vào được điều khiển liên tục bởi một bộ điều khiển kiểm soát thời tiết, bộ điều khiển này kiểm soát các điều kiện nhiệt độ nhiệt kế khô và nhiệt độ nhiệt kế ẩm của môi trường nhằm điều chỉnh lượng sương phun cần thiết.
Một hệ thống làm mát sương hóa điển hình gồm có một trạm bơm cao áp, một tuyến đường ống nước cấp cao áp nối đến ống góp phân phối trên hệ thống đường ống đầu vào máy nén tuabin khí tại một vị trí thích hợp. Trên các ống góp phân phối này có bố trí nhiều vòi phun dọc theo chiều dài của chúng để phun các giọt nước có kích thước rất mịn vào dòng không khí vào máy nén tuabin khí. Mỗi vòi phun có lưu lượng 3 ml/s và sản sinh ra khoảng 3 tỷ giọt nước trong một giây. Các giọt sương rất nhỏ này bay hơi rất nhanh và qua đó làm giảm nhiệt độ không khí cấp vào.
So với các công nghệ làm mát làm mát sương hóa có một sốưu việt sau:
+ Dễ dàng trang bị thêm trên tua bin khí hiện hữu, không cần sự thay đổi / bổ sung lớn hay mở rộng đường ống nạp.
+ Chi phí trên mỗi MW công suất tăng thêm thấp nhất so với các công nghệ khác, khoảng 1/6 so với dùng hệ thống lạnh, 1/3 lần so với của bay hơi trung gian.
+ Thời gian hoàn vốn ngắn nhất, có khi dưới một năm.
+ Tổn thất áp suất trong hệ thống đường ống cấp gió không đáng kể, nhỏ hơn 0.1 mm nước. (so với 1 tới 2 inch cột nước tổn thất ở loại bay hơi trung gian gây một sụt giảm đáng kể công suất phát trong năm )
+ Có khả năng hóa hơi đạt gần 100% các hạt sương phun vào, vì vậy hiệu quả bay hơi cao hơn đáng kể so với khả năng hóa hơi của loại bay hơi trung gian.
+ Có khả năng quá phun (overspray), lượng sương phụ trội được phun có chủđích tại đầu vào máy nén để tăng thêm công suất.
Sự áp dụng làm mát sương hóa không khí cấp vào có chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành thấp, thời gian ngừng lắp đặt ngắn, hiệu quả làm mát cao hơn. Làm mát sương hóa cho phép sử dụng một phương pháp tăng công suất khác với phương pháp làm mát gió vào trước đây, đó là làm mát quá phun. Làm mát sương hóa là một hệ thống chủ động, có thể phun một lượng sương nhiều hơn mức có thể được để sương có thể bay hơi hoàn toàn vào gió cấp vào máy nén tuabin khí. Lượng sương phụ trội này được phun trực tiếp vào máy nén và làm mát không khí bên trong giữa các tầng cánh máy nén qua đó cải thiện hiệu suất tổng thể của tuabin. Phương pháp làm mát các tầng cánh bên trong không hiệu quả như làm mát khí nạp về mặt sử dụng nước nhưng nó có một ưu thế về sự độc lập với các điều kiện của thời tiết và vì thế có thể vận hành liên tục. Hiện nay, hệ thống quá phun đang vận hành tại mức 0.3 % tới 1% quá phun.
Ngoài ra làm mát sương hóa có ưu điểm là tác động có lợi đến suất tiêu hao nhiệt. Do làm mát khí nạp vào máy nén, hiệu suất chu trình tổng cộng của tua bin được cải thiện, làm giảm suất tiêu hao nhiên liệu nhà máy. Theo vận hành một số nhà máy thực tế, lúc làm mát 5 oC bằng sương hóa tại điểm thiết kế là 32 oC và độ ẩm tương đối là 65% công suất phát thêm đạt được thường tiêu thụ ít hơn 25 đến 35% so với sản suất điện theo tải nền.