Phương pháp sắc ký

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần hóa học phân đoạn phân cực của trái quách (limonia acidissima l ), họ cam (rutaceae) ở tỉnh trà vinh (Trang 30)

c. Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài:

1.3.1.2 Phương pháp sắc ký

Sắc ký là một phƣơng pháp vật lý để tách một hỗn hợp gồm nhiều loại chất ra riêng thành từng loại chất tinh khiết.

 Sắc ký bản mỏng

Sắc ký bản mỏng (TLC-Thin Layer Chromatography) hay còn đƣợc gọi là sắc ký phẳng dựa chủ yếu vào hiện tƣợng hấp phụ và lôi kéo trong đó pha động là một dung môi hoặc hỗn hợp các dung môi, di chuyển ngang qua một pha tĩnh là một chất hấp phụ trơ.

Bình sắc ký là chậu, hũ, lọ... bằng thủy tinh, hình dạng đa dạng, có nắp đậy. Pha tĩnh là một lớp mỏng silica gel khoảng 25 nm phủ lên bề mặt một tấm nhôm phẳng.

Mẫu cần phân tích thƣờng là hỗn hợp gồm nhiều chất với độ phân cực khác

nhau. Sử dụng khoảng 1 l dung dịch mẫu với nồng độ loãng 2 - 5%, nhờ một vi

quản để chấm mẫu thành một điểm gọn trên pha tĩnh, ở vị trí phía trên cao hơn một chút so với mặt thoáng của chất lỏng đang chứa trong bình.

Pha động là dung môi hoặc hỗn hợp các dung môi di chuyển chầm chậm dọc theo tấm bản mỏng và lôi kéo mẫu chất đi theo nó. Dung môi di chuyển lên cao nhờ vào tính mao quản. Mỗi thành phần của mẫu chất sẽ di chuyển với vận tốc khác nhau, đi phía sau mức dung môi. Vận tốc di chuyển này tùy thuộc vào hiện tƣợng hấp phụ của pha tĩnh và tùy vào độ hòa tan của mẫu chất trong dung môi.

 Sắc ký cột

Sử dụng phƣơng pháp sắc ký cột hấp thu (Absorption chromatography). Pha động là chất lỏng, pha tĩnh là chất rắn. Ở phƣơng pháp sắc ký này, các chất của hỗn hợp sẽ hấp thu hoặc dính lên bề mặt của pha tĩnh. Các chất khác nhau sẽ có những mức độ hấp thu khác nhau lên pha tĩnh và chúng cũng phụ thuộc vào tính chất của pha động. Kết quả là trong quá trình pha động di chuyển qua pha tĩnh, chúng sẽ tách nhau ra.

Sự hấp thu xảy ra là do sự tƣơng tác lẫn nhau giữa các phân tử phân cực, do sự tƣơng tác giữa những phân tử có mang những nhóm phân cực đối với pha rắn là chất rất phân cực. Trong sắc ký cột hấp thu pha rắn thƣờng là những hạt silica gel. Trên bề mặt những hạt này có mang nhiều nhóm –OH nên đây là pha tĩnh có tính rất phân cực.

1.3.2.1 Phương pháp đo các chỉ số vật lý

- Đo Rf trong phép sắc ký bản mỏng

- Đo điểm chảy

- Đo độ quay cực riêng…

1.3.2.2 Phương pháp phổ [3]

Sử dụng các phƣơng pháp phổ để có thể xác định cấu trúc của một hợp chất hữu cơ.

 PHỔ MS

Cho thông tin về khối lƣợng phân tử và sự phân mảnh khi bắn phá cấu trúc

 PHỔ IR

Cho thông tin về sự hiện diện của các nhóm chức, nối kép

 PHỔ UV-VIS

Cho thông tin về sự hiện của các cấu trúc chứa nối đôi liên hợp

 PHỔ 1

H-NMR

Cho thông tin về các proton 1H có trong phân tử. Các thông số của phổ 1

H- NMR cho biết độ dịch chuyển hóa học, hình dạng tín hiệu và hằng số tƣơng tác (J) spin – spin giữa các proton không tƣơng đƣơng kế cận nhau sẽ cho các kiểu ghép vân phổ (tín hiệu bội), cƣờng độ tích phân của tín hiệu thể hiện số lƣợng proton tƣơng ứng với tín hiệu đó.

 PHỔ 13

C-NMR

Cho thông tin về khung carbon của phân tử. Các tín hiệu phổ 13

C-NMR xuất hiện trong khoảng thang chia độ rộng (0 - 250 ppm) (có thể đến 600 ppm cho trƣờng hợp đặc biệt) nên các tín hiệu tách rõ ràng, mũi đơn dễ quan sát. Mỗi loại carbon trong hợp chất hữu cơ có độ dịch chuyển hóa học khác nhau. Dựa vào độ dịch chuyển hóa học của carbon trong phổ 13

C-NMR, có thể dự đoán đƣợc loại carbon và liên kết của carbon đó.

Phổ 13

C-NMR DEPT cũng là một dạng phổ 13C-NMR, thực hiện đồng thời

cả 2 phổ 1

H-NMR và 13C-NMR. Kỹ thuật này cho các tín hiệu carbon gắn với 1, 2

hoặc 3 hydro.

 PHỔ HSQC VÀ HMBC

Khảo sát hạt nhân 1H ghép cặp với 13

C.

Phổ HSQC cho tín hiệu của carbon gắn trực tiếp vào proton, nghĩa là tƣơng tác ngang qua 1 nối hóa trị.

Phổ HMBC cho biết tƣơng tác xa, ngang qua 2 hoặc 3 nối hóa trị và không xuất hiện tín hiệu tƣơng tác ngang qua 1 nối hóa trị.

 PHỔ COSY

THỰC NGHIỆM 2.1 NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ 2.1.1 Nguyên liệu

2.1.1.1 Thu hái nguyên liệu

Mẫu thực vật đƣợc dùng trong đề tài là trái quách già và chín(khoảng 5 đến 6 tháng tuổi) đƣợc thu hái tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.

Thời gian thu hái: tháng 5 năm 2014.

2.1.1.2 Xử lý mẫu nguyên liệu

Mẫu nguyên liệu đƣợc rửa sạch, loại bỏ phần sâu bệnh. Toàn bộ trái quách đƣợc tách ra, phơi khô trong bóng râm rồi sấy lại ở 50°C. Sau khi sấy khô rồi đƣợc xay thành bột mịn. Đây là nguyên liệu dùng trong đề tài.

2.1.2 Hóa chất

- Ethanol 96°, Việt Nam

- Silica gel 60 F254, Scharlau, đƣờng kính hạt 0.04 - 0.06 mm

- n-hexan, Trung Quốc

- Methanol, Trung Quốc

- Chloroform, Trung Quốc

- Ethyl acetate, Trung Quốc

- Petroleum ether, Trung Quốc

- Na2SO4 khan, Trung Quốc

- H2SO4 98%, d = 1,84 g/mL, Trung Quốc

- DPPH, Merck

- Ethanol tuyệt đối, Merck

2.1.3 Thiết bị

- Máy cô quay chân không BUCHI Ratavapor R – 200

- Bản silica gel 60 F254, MERCK tráng sẵn

- Đèn UV: MINERALIGHT® LAMP, U.S.A Bƣớc sóng 254, 365 nm

- Bình phun xịt thuốc thử

- Tủ hút MEMMERT

- Máy sấy

- Máy đánh siêu âm

- Cân phân tích AB 265-S và cân kỹ thuật PB 602-S

- Bếp điện dùng để nƣớng bản mỏng Blacker®

- Các loại cột sắc ký

- Các máy đo phổ IR, UV, MS, NMR

- Dụng cụ thủy tinh:

 Phễu lọc

 Bình sắc ký

 Ống nghiệm, đũa thủy tinh

 Cốc 100mL, 250mL, 500mL

 Bình lóng 1000 mL

 Ống đong 10 mL, 100 mL, 500 mL

 Erlen 100mL, 250mL, 500mL

 Bình cô quay loại 50, 100, 250, 500, 1000 Ml

2.2 QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM

2.2.1 Định tính sơ bộ thành phần hóa học của trái quách [4]

2.2.1.1 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất steroid

Cân 1g bột khô, cho vào 20 mL CHCl3 và ngâm trong 2 giờ. Sau đó lọc lấy dịch trong là mẫu thử.

- Salkowsky: H2SO4đđ (1 mL)

- Libermann-Burchard: (CH3CO)2O (20 mL), H2SO4đđ (1 mL)

Tiến hành: Cho vào ống nghiệm 1 mL dịch mẫu, nghiêng ống và nhỏ từ từ từng giọt đến hết 1 mL các thuốc thử theo thành ống nghiệm. Để yên quan sát.

- Thuốc thử Salkowsky: Nếu dung dịch có màu đỏ đến nâu đỏ là dƣơng

tính.

- Thuốc thử Libermann-Burchard: Nếu thấy xuất hiện một vòng ngăn cách giữa hai lớp chất lỏng có màu từ hồng đến xanh lá là dƣơng tính.

2.2.1.2 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất flavonoid

Đun hoàn lƣu 5g bột mẫu trong 50 mL EtOH 95% trong 30 phút. Lọc lấy dịch trong làm mẫu thử.

Thuốc thử: HClđđ + Mgbột + alcol isoamylic, dung dịch (CH3COO)2Pb bão hòa, dung dịch FeCl3 1%.

Tiến hành: Cho vào ống nghiệm 1 mL dịch mẫu, thêm vài giọt HClđđ, sau đó cho một ít bột Mg vào và lắc. Thêm từ từ từng giọt alcol isoamylic, để yên quan sát nếu thấy xuất hiện vòng màu hồng hay dung dịch có màu tím thì có flavonoid trong mẫu.

Dung dịch mẫu tạo kết tủa màu xanh lục đen với dung dịch FeCl3 1%, kết tủa trắng với dung dịch (CH3COO)2Pb bão hòa.

2.2.1.3 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất alcaloid

Cân 5g bột khô ngâm với 80 mL HCl 1% trong 4-6 giờ. Lọc lấy dịch trong làm thuốc thử.

Thuốc thử:

- Wasicky: p-dimethyl amino benzaldehyde (20g), H2SO4đđ (60g), H2O (10 mL).

Tiến hành: Cho vào ống nghiệm 1 mL dịch mẫu, nghiêng ống và nhỏ từ từ từng giọt đến hết 1 mL các thuốc thử theo thành ống nghiệm, lắc đều, để yên, quan sát.

- Thuốc thử Wasicky: Có kết tủa hình bông sao là dƣơng tính.

- Thuốc thử Bouchardat: Cho kết tủa màu nâu hoặc vàng đậm là dƣơng

tính.

2.2.1.4 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất saponin

 Dựa vào chỉ số tạo bọt để xác định sự hiện diện của saponin

Cơ sở của phƣơng pháp: Dƣợc điển của Pháp định nghĩa chỉ số tạo bọt của saponin là độ loãng của nguyên liệu bằng nƣớc để có chiều cao bọt 1cm sau khi lắc trong ống nghiệm có kích thƣớc xác định, tiến hành trong điều kiện quy định.

Cách tiến hành: Cân 1g bột dƣợc liệu cho vào erlen 500 mL chứa sẵn 100 mL nƣớc sôi. Tiếp tục cho nƣớc trong erlen sôi trong 30 phút nữa. Lọc, để nguội, thêm nƣớc cất cho đến 100 mL. Lấy 10 ống nghiệm có chiều cao 16cm, đƣờng kính 16mm. Cho vào các ống nghiệm lần lƣợt 1, 2, 3, 4, 5,..., 10 mL dịch lọc. Thêm nƣớc cất vào mỗi ống cho đủ 10 mL. Bịt miệng ống nghiệm rồi lắc theo chiều dọc của ống trong 15 giây. Mỗi giây lắc 2 lần. Để yên trong 15 phút. Sau đó đo chiều cao các cột bọt.

Chỉ số bọt đƣợc tính theo công thức:

CSB = 100.(10/i)

Trong đó: CSB: Chỉ số tạo bọt.

i: ống nghiệm thứ i có cột bọt cao 1cm.

Nếu cột bọt trong các ống nghiệm thấp dƣới 1cm (tức chỉ số tạo bọt dƣới 100) thì coi nhƣ không có saponin.

 Dựa vào các phản ứng đặc trƣng

Cân 5g bột khô, thêm vào 50 mL EtOH 70° và đun cách thủy sôi trong 5 phút rồi lọc. Cô cạn dƣới áp suất kém đến cặn khô. Cặn khô này dùng làm mẫu thử.

Tiến hành: Hòa mẫu bằng 1 mL (CH3CO)2O, thêm từ từ 0,3-0,5 mL H2SO4đđ. Nếu xuất hiện vòng ngăn cách:

- Có màu hồng đến đỏ tím thì sơ bộ nhận định có saponin triterpenoid.

- Có màu xanh lá cây thì sơ bộ nhận định có saponin steroid.

2.2.1.5 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất tanin

Cân 5g bột khô, thêm vào 100 mL nƣớc cất, đun sôi trong 10 phút. Lọc lấy dịch trong làm mẫu thử.

Thuốc thử:

- Dung dịch (CH3COO)2Pb: Pha đến bão hòa trong nƣớc.

- Dung dịch FeCl3: Pha nồng độ 1% trong nƣớc.

Tiến hành: Lấy 2 mL dung dịch lọc, thêm 2-4 giọt dung dịch thuốc thử.

- Dung dịch (CH3COO)2Pb: Nếu thấy xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt là dấu hiệu dƣơng tính.

- Dung dịch FeCl3: Nếu dung dịch chuyển thành màu xanh đen hoặc lục

đen (do tạo phức) là dấu hiệu dƣơng tính.

2.2.1.6 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất glycoside

Lấy 10g bột khô loại các chất không phân cực bằng PE. Tiếp theo chiết với EtOH 50%. Dịch lọc đƣợc loại tạp chất bằng (CH3COO)2Pb cho đến khi không còn trầm hiện. Sau đó loại (CH3COO)2Pb dƣ bằng Na2SO4 bão hòa. Cô cạn dịch lọc đƣợc cao glycoside thô. Hòa tan cao này bằng EtOH 90% và lấy dung dịch này làm mẫu thử.

Thuốc thử:

- Tollens: dung dịch AgNO3 10% (1 mL) + dung dịch NaOH 10% (1 mL)

+ dung dịch NH4OH 25% từ từ từng giọt.

- Fehling:

- Dung dịch B: KNaC4H4O6.4H2O (200g) + NaOH (150g) + H2O, định mức vừa đủ 1 lít.

Khi sử dụng thì trộn hai dung dịch lại với nhau.

Tiến hành: Lấy 1 mL mẫu thử, cho vào từng giọt cho đến hết 1 mL các thuốc thử.

- Thuốc thử Tollens: Nếu thấy xuất hiện kết tủa màu bạc là dấu hiệu dƣơng tính.

- Thuốc thử Fehling: Đun sôi ống nghiệm trên đèn cồn trong 1 phút. Nếu

thấy xuất hiện kết tủa màu đỏ là dƣơng tính.

2.2.1.7 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất coumarine

Đun hoàn lƣu 5g bột mẫu trong 50 mL EtOH 95% trong 30 phút. Lọc lấy dịch trong làm mẫu thử.

Thuốc thử: dung dịch NaOH 10% (0,5 mL), HClđđ (vài giọt), H2O (12 mL), dung dịch Na2CO3 10% (2 mL).

Tiến hành:

- Phản ứng mở vòng lacton: Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 2 mL dịch

thử, thêm vào 1 trong 2 ống 0,5 mL dung dịch NaOH 10%. Đun cả hai ống trên bếp cách thủy đến sôi, lấy ra để nguội, thêm vào mỗi ống 4 mL H2O. Nếu chất lỏng trong ống có kiềm trong hơn ống không kiềm có thể xem là dƣơng tính. Tiếp tục đem acid hóa ống có kiềm với vài giọt HClđđ, nếu dung dịch đang trong suốt lại xuất hiện vẩn đục hoặc kết tủa thì đó là dấu hiệu dƣơng tính.

- Phản ứng diazo hóa: Lấy 2 mL mẫu vào ống nghiệm, thêm vào 2 mL

dung dịch Na2CO3 10% và 4 mL H2O. Đun cách thủy rồi để nguội, thêm vào dung dịch vài giọt thuốc thử diazo. Có thể dùng thuốc thử diazo của paranitroanilin hoặc của acid sulfanilic. Màu bền và màu thay đổi tùy theo cấu trúc từ vàng, cam, đỏ cam, hồng, đỏ là dƣơng tính.

Bột trái quách (1,8 kg) đƣợc tận trích với ethanol 96° bằng phƣơng pháp ngâm dầm, lọc bỏ bã, phần dịch chiết đƣợc cô loại dung môi dƣới áp suất kém thu đƣợc cao EtOH dạng sệt có khối lƣợng 150 g.

Đem cao EtOH chiết lần lƣợt với các dung môi theo thứ tự độ phân cực tăng dần: n-hexane, ethyl acetate, n-butanol.

Lọc lấy phần dịch tan sau khi chiết với 3 lít n-hexane đem cô loại dung môi dƣới áp suất kém thu đƣợc cao n-hexane có khối lƣợng 12,4 g.

Phần không tan trong n-hexane đƣợc chiết với 4 lít ethyl acetate. Lọc lấy phần dịch tan sau khi chiết, đem cô loại dung môi dƣới áp suất kém thu đƣợc cao EtOAc có khối lƣợng 32,7 g.

Phần không tan trong ethyl acetate tiếp tục đƣợc chiết với 4 lít n-butanol. Lọc lấy phần dịch tan sau khi chiết, đem cô loại dung môi dƣới áp suất kém thu đƣợc cao n-butanol có khối lƣợng 25,5 g.

Sơ đồ 1 Quy trình điều chế các cao thô từ nguyên liệu

- Chiết với EtOAc (4 lít)

- Cô cạn dƣới áp suất thấp

- Chiết với n-butanol (4 lít)

- Cô cạn dƣới áp suất thấp

Phần không tan trong n- butanol (34,2 g)

Cao n-butanol (25,5 g) Phần không tan trong

EtOAc (70,8g) g)

Cao EtOAc (32,7 g) Bã chiết EtOH

- Chiết với n-hexane (3 lít)

- Cô cạn dƣới áp suất thấp

Bột trái quách (1,8 kg)

Cao EtOH (150 g)

- Tận trích bằng EtOH 96°

- Lọc bỏ bã, cô cạn dƣới áp suất thấp

Phần không tan trong n-hexane (120,3 g)

Cao n-hexane (12,4 g)

Tiến hành sắc ký cột cao FB (25,5 g) Các thông số cột nhƣ sau:  180g silica gel 0,04 – 0,06  Kích thƣớc cột 40 x 300 (mm x mm)  Khối lƣợng mẫu 25 g  Tốc độ dòng 40 mL / phút

Hệ dung môi giải ly EtOAc:MeOH (E:M) với các tỉ lệ thay đổi theo hƣớng tăng dần độ phân cực

Theo dõi quá trình sắc ký cột bằng sắc ký bản mỏng (TLC), hiện vết bằng cách phun xịt dung dịch axit sunfuric 10% trong EtOH và hơ nóng trên bếp điện.

Các phân đoạn giống nhau trên TLC đƣợc gom chung lại thành 9 phân đoạn (kí hiệu từ FB1 đến FB9). Quá trình thực hiện đƣợc tóm tắt trong Sơ đồ 2 và Bảng 2.

Sơ đồ 2 Quy trình cô lập và tinh chế hợp chất từ cao FB Cao FB (25g) FB1 (0,068g) FB2 (1,223g) FB3 (3,37g) FB4 (1,214g) FB5 (2,113g) FB6 (1,025g) FB7 (0,986g) FB8 (3,057g) FB9 (2,132g) FB3.1 (0,154g) FB3.2 (1,86g) FB3.3 (0,135g) FB3.4 (0,253g) FB3.5 (0,578g) LAFB02 (0,031g) LAFB01 (0,015g) FB3.2.1 (0,583g) FB3.2.2 (0,051g) FB3.2.3 (0,986g) FB8.1 (0,083g) FB8.2 (0,825g) FB8.3 (0,908g) FB8.4 (0,976g)

Bảng 2 Kết quả sắc ký cột MPLC cao FB

2.2.3.1 Phân đoạn FB3

Sắc ký bản mỏng của phân đoạn FB3 nhận thấy có một vết chính màu đen và nhiều vết mờ. Tiếp tục tiến hành sắc ký cột phân đoạn FB3 với máy sắc ký cột MPLC. Các thông số cột: - 80 g silica gel 0.04 - 0.06 - Kích thƣớc cột 40 x 200 (mm x mm) - Khối lƣợng mẫu 3,37g - Tốc độ dòng 5 mL / phút

- Hệ dung môi giải ly: CHCl3 100%

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần hóa học phân đoạn phân cực của trái quách (limonia acidissima l ), họ cam (rutaceae) ở tỉnh trà vinh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)