Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác cấp GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN sử DỤNG đất tại xã THỊNH đức, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI đoạn 2011 – 2013 (Trang 25)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Thịnh Đức được được thành lập ngày 21/09/1953. Trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên 1.612,69 ha và dân số 7.406 người. Xã Thịnh Đức (có 25 xóm), nằm ở phía Tây Nam của thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 10 km, theo đó địa giới hành chính của xã được xác

định như sau:

- Phía Bắc giáp phường Thịnh Đán, xã Quyết Thắng. - Phía Đông giáp xã Tích Lương, phường Tân Lập.

- Phía Nam giáp xã Bá Xuyên, xã Bình Sơn thuộc Thị Xã Sông Công,

- Phía Tây giáp xã Phúc Trìu, xã Tân Cương.

giao thông chính của xã, dài khoảng trên 6 km rộng 6m đã tạo được nhiều thuận lợi để phát triển nền kinh tế - xã hội của xã với những mũi nhọn đặc thù

đồng thời giúp xã tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ.

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

Xã Thịnh Đức thuộc địa hình miền núi trung du với nhiều đồi núi nằm rải rác trên toàn bộ địa hình của xã, tạo nên một địa hình tương đối phức tạp. Với độ cao trung bình từ 49,8 – 236,8m so với mặt nước biển.

Địa hình xã nói chung cao về phía Bắc thấp dần về phía Nam – Đông Nam. Nhìn chung địa hình của xã có những đồi núi cao bao bọc xen kẽ là những thung lũng nhỏ và tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm xã, những thung lũng này có độ dốc từ 0 – 8 độ.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn a. Khí hậu

Thịnh Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Nhiệt độ không khí trung bình năm 220C

- Độẩm không khí trng bình năm 82%

- Mưa: lượng mưa trung bình năm là 2.097 mm, trong đó mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, nhiều khi xảy ra lũ.

- Đặc diểm gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là gió

Đông Nam, vào mùa khô là gió Đông Bắc.

b. Thủy văn

- Với địa hình đồi núi và độ cao trung bình từ 49,8 m – 236,8 m so với mặt nước biển, mạng lưới thủy văn xã gồm suối và kênh đào: suối chảy từ

phía Tây Nam xuống Đông Nam và là địa giới hành chính với huyện Phổ

- Ngoài hai con suối trên xã còn có những khe rạch đầu nguồn và hệ

thống các hồ chứa nước như: Hồ Ao Sen, Hồ Đức Hòa, Hồ Ao Miếu, HồĐầu Phần...và các ao nhỏ.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất:

* Nhóm đất phù sa

Chiếm tỷ lệ ít, có nền địa hình bằng, được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa, do thời gian và địa hình, được chia thành các nhóm sau:

+ Đất phù sa không được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần chủa yếu là thịt trung bình, loại đất này rất thích hợp cho việc trồng lúa.

+ Đất phù sa ít được bồi hàng năm, trung tính ít chua, thành phần cơ

giới cát pha thịt nhẹ, hơi nghèo mùn, đạm tổng số trung bình, lân và kali tổng số nghèo. Tuy nhiên do phân bố ở địa hình vàn cao nên đất tơi xốp, thoát nước tốt, thích hợp với cây màu như khoai tây, rau, ngô, đậu, cây chè...

* Nhóm đất xám bạc màu

+ Đất bạc màu phát triển trên đất phù sa cũ có sản phẩm feralitic trên nền cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị sói mòn, rửa trôi.

+ Đất bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản phẩm feralitic, trên thành phần cơ giới trung bình, đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng các chất dinh dưỡng nghèo.

+ Đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm feralitic và đất dốc tụ bạc màu không có sản phẩm feralitic

* Nhóm đất feralitic

Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên mẫu chất phù sa cổ, cát kết, phiến thạch sét. Đất feralitic biến đổi do trồng lúa, đất feralitic nâu vàng trên phù sa cổ, đất feralitic nâu tím phát triển trên phiến thạch sét,

- Tài nguyên nước:

+ Nguồn nước mặt

Xã Thịnh Đức có sông, Suối chảy từ phía Tây Nam xuống Đông Nam, và có các ao hồ chữa nước, tuy nhiên về mùa khô mực nước xuống thấp ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

+ Nguồn nước ngầm: có độ sâu từ 5m – 15m với chất lượng nước được coi là đảm bảo vệ sinh đáp ứng cho khoảng 95% số hộ.

- Tài nguyên rừng: Xã có 328,72 ha đất lâm nghiệp có rừng, với thảm thực vật gồm các cây thân gỗ như: Dung, Dẻ, BồĐề, Trám, Chẹo, Mỡ, Keo, Bạch Đàn... các cây dây leo à lùm bụi như Sim, Mua, Lau lách...

4.1.1.5. Nhận xét vềđiều kiện tự nhiên

Xã Thịnh Đức nằm ở vị trí có tuyến đường tỉnh lộ 262, là trục giao thông xương sống của xã, đi qua địa bàn xã dài khoảng trên 6 km rộng 6m đã tạo nhiều thuận lợi để phát triển nền kinh tế - xã hội của xã với những mũi nhọn đặc thù

đồng thời giúp xã tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ.

- Tuy địa hình đồi núi phức tạp nhưng đã tạo cho xã những thung lũng tương đối bằng phẳng, tạo ra cho xã Thịnh Đức những vùng đất chuyên canh

để sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp với những sản phẩm hàng hóa đặc thù có khả năng cho sản lượng lớn. Khí hậu xã Thịnh Đức nói chung là thuận lợi cho cây trồng và gia súc.

- Bên cạnh diện tích rừng hiện có khoảng 45 ha đất bằng chưa sử dụng có khả năng đưa vào khai thác sử dụng ở các mục đích Nông – Lâm nghiệp.

4.1.2. Điu kin kinh tế – xã hi

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế của xã Thịnh Đức * Tăng trưởng kinh tế

Năm 2014 giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt 11 tỷ đồng và tăng gần 2,17 lần so với năm 2012, sản lượng lương thực có hạt đạt

3.482,5 tấn, thu nhập bình quân đầu người 22 triệu đồng/người/năm, thu ngân sách xã đạt 587,520 triêu đồng, Tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,36% còn 5,1% năm 2013.

*Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xă trong những năm gần đây tương đối nhanh và đúng hướng, tỷ trọng ngành nghề kinh doanh dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp đang ngày một phát triển và mở rộng, kinh tế nông nghiệp đang dần bị thu hẹp, Để tạo ra sự phát triển toàn diện, xứng đáng với tầm vóc của một xã phát triển mạnh mẽ trong tương lai, cần phải bố trí sử dụng đất đai hợp lý, ưu tiên quỹ đất cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

* Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Với sự giúp đỡ của các ngành các cấp, với sự tự lực tự cường cùng với tinh thần lao động cần cù và sáng tạo trong sản xuất cũng như trong quản lý, kinh tế - xã hội xã ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã luôn

ổn định từ 5,5% đến 7,1%. Cụ thể:

- Khu vực kinh tế nông nghiệp: Diện tích trồng lúa là 389,49ha. Diện tích trồng lạc và khoai lang là 10 ha. Tổng sản lượng vụ xuân đạt 1.044 tấn, vụ mùa đạt 633,6 tấn. Cây ngô vụ Đông trồng được 100 ha. Diện tích trồng chè đạt 282 ha, sản lượng: chè búp tươi đạt 900 tấn, thể hiện cụ thể như sau:

+ Trồng trọt: Năm 2014, UBND xã triển khai kế hoạch gieo trồng cây hàng năm đến các xóm trong toàn xã, diện tích gieo trồng cây lương thực cả

năm đạt 814,3 ha, sản lượng lương thực có hạt đạt 3.482,5 tấn, trồng mới và phục hồi chè 9,5 ha với 138.219 cây.

+ Chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định và không có dich bệnh lớn xảy ra.Tuy nhiên cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 2013 trên địa bàn xã

đã xảy ra dịch lở mồm long móng trên địa bàn xóm Ao Miếu gồm 10 con trâu, nghé mắc bệnh, cán bộ thú y đã phối hợp với xóm tăng cường cac biện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

pháp phòng chốn dịch, hiện nay dịch bệnh đã được khống chế, trâu bò mắc bệnh đã đuợc chữa khỏivà không có trâu bò phát sinh mới.

Tổng đàn gia súc gia cầm năm 2014 trên địa bàn toàn xã là: Trâu 575 con, bò 22 con, lợn 4.500 con, gia cầm 57.000 con.

+ Lâm nghiệp: Năm 2014 trên địa bàn xã với 58 hộ của 08 xóm diện tích là 14,44 ha, phối hợp với ban quản lý dự án 147 lên kế hoạch thẩm định. Phát động tết trồng cây đầu xuân trên địa bàn toàn xã, kết quả đã trồng được 3.450 cây keo.

- Khu vực kinh tế công nghiệp: Gồm sản xuất chủ yếu là gò hàn, chế

biến gỗ dân dụng, chế biến chè.

Năm 2014 sản xuất công nghiệp và tiêu thủ công nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do việc giá cả các nguyên, nhiên vật liệu đầu vào biến động thất thường, lãi suất ngân hàng tăng cao làm tăng giá thành sản phẩm gây ảnh hưởng không nhỏ tới lượng sản xuất hàng hóa và tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp.Tuy nhiên, giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn vẫn ổn định và duy trì mức tăng trưởng. Giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ

công nghiệp 11 tháng trên địa bàn đạt 10,5 tỷ đồng, dự ước cả năm dạt 13 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng 2,17 lần so với năm 2013.

- Khu vực kinh tế dịch vụ: luôn giữ vai trò ổn định, số hộ buôn bán nhỏ

tăng tại các nơi tập trung dân cư và thuận tiện giao thông. Khó khăn diện tích chợ còn nhỏ chưa hoàn thành được khu trung tâm dịch vụ thương mại, chưa

đáp ứng đủ nhu cầu giao lưu buôn bán của nhân dân trong vùng.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển xã hội a. Dân số

Dân số xã tháng 6 năm 2014 có 7.406 nhân khẩu với 2.138 hộ dân,

được phân thành 25 xóm, có 7 dân tộc: kinh, tày, nùng, mường, sán chí, hoa, cao lan, trong đó dân tộc kinh chiếm hơn 80%.

Bảng 4.1. Dân cư phân bố tập trung tại 25 điểm dân cư nông thôn tại xã Thịnh Đức tháng 6 năm 2014)

STT Tên xóm Số dân (người) Số hộ

01 Làng Cả 243 62 02 Đà Tiến 320 78 03 Đồng Chanh 414 119 04 Xuân Thịnh 356 113 05 Mỹ Hào 442 126 06 Đức Cường 311 95 07 Đức Hòa 319 99 08 Hòa Bắc 299 86 09 Ao Miếu 278 88 10 Bến Đò 394 93 11 Nhân Hòa 349 101 12 Ao Sen 291 78 13 Phúc Hòa 278 82 14 Lâm Trường 249 60 15 Phúc Trìu 143 51 16 Tân Đức 1 277 81 17 Tân Đức 2 355 98 18 Khánh Hòa 314 93 19 Hợp Thành 265 80 20 Cầu Đá 458 132 21 Lượt 1 209 59 22 Lượt 2 235 79 23 Đầu Phần 227 75 24 Cây Thị 250 69 25 Xóm Mới 130 41 Tổng 7.406 2.138 ( Nguồn : UBND xã Thịnh Đức )

- Lao động, việc làm: Trong độ tuổi lao động của xã có: 5.320 người. Trong đó:

+ Lao động nông ngiệp: 4.853 người, chiếm 91,2%; + Lao động dịch vụ thương mại: 250 người, chiếm 4,7%; + Lao động khác: 217 người, chiếm 4,1%.

b. Giáo dục

Theo thống kê (2014) hệ thống giáo dục xã có: 01 trường mầm non Thịnh

Đức với 06 lớp học, có 01 trường tiểu học với 14 lớp và 1 trường THCS Thịnh Đức.

c. Y tế

Thực hiện đầy đủ các chương trình y tế quốc gia. Cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi đạt 100%. Hiện xã có một trạm y tế với vườn thuốc nam với tổng diện tích 0,14 ha. Đội ngũ y tế gồm: 01 bác sĩ, 02 y tá – y sĩ và 25 y tế thôn xóm phần nào đã đáp ứng được khám chữa bânhj và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

d. Văn hóa

Các hoạt động văn hóa thông tin được duy trì thường xuyên, Xã có Bưu

điện xã và 20 nhà văn hóa trên 25 xóm và một cụm loa truyền thanh tại trung tâm xã và 25 trạm truyền thanh luôn được duy trì đảm bảo thời lượng tuyên truyền chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, vận động xây dựng làng bản văn hóa, cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa.

e. Thể dục thể thao

Hiện tại xã có 03 sân thể thao là: Sân thể thao tại xóm Bến Đò, xóm Mỹ Hào và xóm Đức Hòa. Tổng diện tích đất cơ sở thể dục thể thao của xã là: 0,66 ha.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Giao thông

Giao thông đối ngoại Đường tỉnh lộ 262 qua địa bàn xã từ thành phố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên về trung tâm xã là 10km. - Giao thông nông thôn:

Đường trục xã26,5km, trong đó: bê tông hóa 16,5km đạt 62,26%, còn lại 10,9km đường đất chưa được bê tông hóa, bề rộng mặt đường 2,5 – 3,5m. Cụ thể:

+ Đường trục xã nối Mỹ Hào – Đức Hòa – Hòa Bắc, mặt cắt đường 3m tổng chiều dài 3.700m. Bê tông đã xuống cấp.

+ Đường trục xã nối trạm điện Nhân Hòa – Lượt 1 – Lượt 2 – Nhà văn hóa xóm Đồng Chanh, mặt cắt đường 2,5m tổng chiều dài 2.500m. Bê tông 1.200m đã xuống cấp còn lại 1.300m đường đất.

+ Đường trục xã nối cổng trường TH Thịnh Đức – Làng Cả - Đà Tiến – Ngã Tư Đức Cường, mặt cắt đường 3m tổng chiều dài 2.700m.

+ Đường trục xã nối Trạm điện Nhân Hòa – Ao Sen – Lâm Trường – nối đường 267, mặt cắt đường bê tông 3,5m tổng chiều dài 2.800m.

+ Đường trục xã đi từ Nhà văn hóa xóm Lượt 1 đi phường Thịnh Đán 1.600m.

+ Đường trục xã đi từ Nhà văn hóa xóm Cây Thị đi phường Thịnh Đán 500m.

+ Đường trục xã nối Nhà văn hóa xóm lượt 1 – Cây Thị - Cầu Đá – Ngã ba xóm Đồng Chanh, mặt cắt đường 3m tổng chiều dài 3.600m.

+ Đường trục xã nối xóm Đầu Phần – Ngã tư Nhân Hòa, mặt cắt đường 3m tổng chiều dài 1.200m.

Đường trục liên xóm là 19,4km, được cứng hóa 12,14km đạt 62,5%, còn lại 7,26km đường đất, bề rộng mặt đường 2m.

+ Đường ngõ, xóm: tổng diện tích 8,6km, không lầy lội vào mùa mưa

đạt 1,6km, chiếm tỷ lệ 18,6%. Còn lại 7km lầy lội, chiều mặt đường 1,5m.

+ Đường trục chính nội đồng: tổng số 12,8km; chưa được cứng hóa, hiện trạng mặt cắt đường rộng 1m.

b. Thủy lợi

Diện tích đất thủy lợi là 19,84 ha chủ yếu là kênh cấp II và kênh cấp III, hiện đã được kiên cố hóa, bê tông hóa, đáp ứng được nhu cầu cho nông nghiệp.

c. Điện lưới

- Nguồn điện: Nguồn điện cung cấp cho xã Thịnh Đức là lưới điện quốc gia của trạm nguồn 110kV Cao Ngạn với công suất 40MVA.

- Lưới điện: Lưới trung áp sử dụng cấp điện áp 35kV 3 pha, 3 dây. - Hiện trạng sử dụng điện

Tổng số hộ dùng điện năm 2014: đạt 100% Sản lượng thương phẩm đạt 57.000 kWh. Bình quân đạt khoảng 16,5 kWh/ người. 1năm.

d. Hệ thống cấp thoát nước * Hệ thống cấp nước:

- Nguồn nước:

+ Trên địa bàn xã hiện đang sử dụng 2 nguồn cấp nước chính là nguồn nước giếng khoan, giếng đào do dân tự xây dựng và nguồn nước mưa.

+ Trên địa bàn xa có 2 trạm xử lý nước sạch khu Bắc và khu Nam phục vụ khoảng 400 hộ dân.

- Tình hình sử dụng nước trong các khu dân cư: 98%.

e. Bưu điện – Viễn thông

Xã có 01 bưu điện – văn hóa xã, 1 cụm loa truyền thanh đã phần nào

đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc cho nhân dân.

4.1.2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và môi trường

a. Thuận lợi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xã Thịnh Đức là một xã trung du miền núi với vị trí địa lý, địa hình địa

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác cấp GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN sử DỤNG đất tại xã THỊNH đức, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI đoạn 2011 – 2013 (Trang 25)