Kiểm định các giả thuyết của mô hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đánh giá yếu tố tạo giá trị cảm nhận của khách hàng trong lĩnh vực Third Party Logistics (Trang 62)

Phân tích hồi quy không phải chỉ là việc mô tả các dữ liệu quan sát được. Từ các kết quả quan sát được trong mẫu, ta phải suy rộng kết luận cho mối liên hệ giữa các biến trong tổng thể. Sự chấp nhận và diễn dịch kết quả hồi qui không thể tách rời các giả định cần thiết và những chuẩn đoán về sự vi phạm các giả định đó. Nếu các giả định bị vi phạm thì các kết quả ước lượng không đáng tin cậy nữa”(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008, trang 211).

Sự suy rộng các kết quả của mẫu cho các giá trị của tổng thể trên cơ sở các giả định sau:

 Liên hệ tuyến tính

 Phương sai của sai số không đổi

 Phần dư có phân phối chuẩn

 Không có hiện tương tự tương quan giữa các phần dư

 Không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập 4.3.2.1. Giả định tuyến tính và phương sai của sai số không đổi

Từ biểu đồ phân tán (Hình 4.2) giữa hai biến giá trị dự đoán chuẩn hóa (Standardized Predicted Value) và phần dư chuẩn hóa (Standardized Residual) cho thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường đi qua tung độ 0 chứ không tạo nên một hình dạng nào. Vì vậy giả định liên hệ tuyến tính không bị vi phạm.

58 Độ lớn của phần dư chuẩn hóa trên biểu đồ phân tán không tăng hoặc giảm cùng với giá trị dự đoán chuẩn hóa. Vì vậy, giả định phương sai của sai số không đổi không bị vi phạm.

Hình 4.2: Biểu đồ phân tán

4.3.2.2. Giả định phần dư có phân phối chuẩn

Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì nhiều lý do: sử dụng mô hình không đúng, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích… (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Để khảo sát phân phối chuẩn của phần dư, biểu đồ Histogram và biểu đồ Normal P-P Plot được sử dụng.

59

Hình 4.4 Biểu đồ Normal P-P Plot

Xem xét tần số của phần dư chuẩn hóa, Hình 4.9 cho thấy một đường cong phân phối chuẩn được đặt trên biểu đồ tần số và Hình 4.10 cho thấy các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng. Giá trị phần dư có kết quả trung bình mean = 0.000 và độ lệch chuẩn std.Dev. = 0.988 rất gần 1. Do đó, phân phối của phần dư xem như tiệm cận chuẩn. Như vậy, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

4.3.2.3. Giả định không có hiện tượng tương quan giữa các phần dư

Không có sự tự tương quan giữa các phần dư ngẫu nhiên nghĩa là các phần dư độc lập với nhau. Khi xảy ra hiện tượng tự tương quan, các ước lượng của mô hình hồi quy không đáng tin cậy.

Đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) được sử dụng để kiểm định hiện tượng tự tương quan. Nếu d gần bằng 2 thì ta kết luận mô hình không có tự tương quan, nếu 0<d<2 thì các phần dư có tương quan thuận, 2<d<4 có nghĩa là các phần dư có tương quan nghịch.

Bảng 4.13: Kiểm định Durbin-Watson Mô hình Độ lệch chuẩn ước lượng Durbin-Watson

60 Kết quả kiểm định Durbin-Watson (Bảng 4.8) cho thấy giá trị d = 1.712, gần bằng 2, rơi vào miền giả thuyết không có tương quan của các phần dư ngẫu nhiên. Như vậy, giả định không có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư không bị vi phạm.

4.3.2.4. Giả định không có hiện tượng đa cộng tuyến

Cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Hiện tượng này sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trong phân tích hồi quy như kiểm định t không có ý nghĩa, dấu của các ước lượng hệ số hồi quy có thể sai. Hệ số phóng đại phương sai VIF được sử dụng để phát hiện sự tồn tại của hiện tượng này. Nếu VIF > 10 thì xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến.

61

Bảng 4.14: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến

Mô hình

Thống kê đa cộng tuyến Độ chấp nhận

của biến phương sai (VIF) Hệ số phóng đại 1 (Hằng số) DH .661 1.512 CT .643 1.555 DT .691 1.446 DD .683 1.464 CM .622 1.606

Bảng 4.9 cho thấy, hệ số VIF có giá trị từ 1.446 đến 1.606 (<10). Như vậy, trong mô hình nghiên cứu không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

4.3.2.5. Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính

Hệ số xác định bội R2 và R2 hiệu chỉnh (Adjusted R square) được dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình. Vì R2 sẽ tăng khi đưa thêm biến độc lập vào mô hình nên dùng R2 hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình.

R2 hiệu chỉnh càng lớn thể hiện độ phù hợp của mô hình càng cao. Hệ số này càng gần 1 thì mô hình đã xây dựng càng thích hợp, ngược lại càng gần 0 thì mô hình kém phù hợp với tập dữ liệu mẫu. Kiểm định F được sử dụng để xem xét sự phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể.

Bảng 4.15: Kết quả phân tích R2 điều chỉnh và kiểm định F

Model R R Square Adjusted R

Square Std. Error of the Estimate Change Statistics R Square

Change Change F df1 df2 Change Sig. F 1 .855a .731 .724 .41368 .731 110.752 5 204 .000

Theo kết quả Bảng 4.10, thì hệ số R2=0.731, R2 hiệu chỉnh = 0.724 cho thấy mô hình tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 72.4% (hay mô hình đã giải thích được 72.4% sự biến thiên của biến phụ thuộc). Trị thống kê F= 110.752 với mức ý nghĩa Sig = 0.000 cho thấy sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết cho rằng tất cả các

62 hệ số hồi quy trong mô hình hồi quy tổng thể bằng 0. Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính đa biến phù hợp với tập dữ liệu mẫu và có thể sử dụng được.

4.3.2.6. Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy

Model Unstandardized

Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Correlations Collinearity Statistics B Std.

Error Beta Zero-order Partial Part Tolerance VIF

1 (Constant) -.753 .193 -3.900 .000 DH .133 .048 .124 2.781 .003 .534 .191 .101 .661 1.512 CT .203 .044 .208 4.592 .000 .580 .306 .167 .643 1.555 DT .169 .046 .161 3.693 .000 .562 .250 .134 .691 1.446 DD .357 .047 .333 7.584 .000 .671 .469 .276 .683 1.464 CM .338 .047 .329 7.148 .000 .697 .448 .260 .622 1.606 (Biến phụ thuộc: KQ)

Bảng 4.11 cho thấy, mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy của các biến độc lập DH, CT, DT, DD, CM đều nhỏ hơn 0.05. Điều này cho thấy an toàn khi bác bỏ giả thuyết cho rằng hệ số hồi quy của các biến độc lập của thang đo bằng 0.

4.3.3. Kết quả phân tích hồi quy

4.3.3.1. Phân tích hồi quy cho biến phụ thuộc Kết quả thực hiện theo cảm nhận của khách hàng. khách hàng.

Phân tích hồi quy sẽ xác định phương trình hồi quy tuyến tính, với các hệ số Beta tìm được để khẳng định mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc (Kết quả thực hiện theo cảm nhận của khách hàng) và các biến độc lập (Định hướng khách hàng, Khả năng cải tiến, Danh tiếng, Kỹ năng giao tiếp/ diễn đạt của nhân viên GLC, Kỹ năng chuyên môn của nhân viên GLC) và dự đoán được mức độ tác động của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập. Phương pháp phân tích được chọn lựa là phương pháp đưa vào lần lượt (Enter).

63

Bảng 4.17 Kết quả hồi quy biến Kết quả thực hiện theo cảm nhận của khách hàng

Mô hình R R 2 R2 điều chỉnh lượng độ Ước lệch chuẩn

Thống kê sự thay đổi Hệ số Durbin- Watson Mức độ thay đổi R2 Mức thay đổi F df1 df2 Mức thay đổi Sig. F 1 .855a .731 .724 .41368 .731 110.752 5 204 .000 1.712 a. Các yếu tố dự đoán: (Hằng số), DH, DD, DT, CT, CM b. Biến phụ thuộc: KQ

Các kiểm định trên cho thấy các giả định của hàm hồi quy tuyến tính không bị vi phạm và mô hình hồi quy đã xây dựng phù hợp với tổng thể. Xem xét Bảng 4.12 cho thấy, các hệ số của phương trình hồi quy có ý nghĩa thống kê và đều có giá trị.

Bảng 4.18 Tóm tắt các hệ số hồi quy

Mô hình Hệ số chưa chuẩn

hóa chuẩn hóa Hệ số t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận của biến VIF 1 (Hằng số) -.753 .193 -3.900 .000 CM .338 .047 .329 7.148 .000 .622 1.606 DD .357 .047 .333 7.584 .000 .683 1.464 DT .169 .046 .161 3.693 .000 .691 1.446 CT .203 .044 .208 4.592 .000 .643 1.555 DH .133 .048 .124 2.781 .002 .661 1.512 a. Biến phụ thuộc: KQ

64 Ta có phương trình hồi quy như sau:

KQ = 0.124DH + 0.208CT + 0.161DT + 0.333DD + 0.329CM (1)

Trong đó: KQ : Kết quả thực hiện theo cảm nhận của khách hàng DH : Định hướng khách hàng

CT : Khả năng cải tiến của GLC DT : Danh tiếng

DD : Kỹ năng giao tiếp/ diễn đạt của nhân viên GLC CM : Kỹ năng chuyên môn của nhân viên GLC

Như vậy, với tập dữ liệu mẫu khảo sát khách hàng sử dụng dịch vụ Logistics của công ty GLC, Kết quả theo cảm nhận của khách hàng chịu tác động bởi các nhân tố: Định hướng khách hàng, Khả năng cải tiến, Danh tiếng, Kỹ năng giao tiếp/ diễn đạt của nhân viên GLC, Kỹ năng chuyên môn của nhân viên GLC. Do đó có thể kết luận rằng các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 trong mô hình điều chỉnh được chấp nhận.

4.3.3.2. Kết quả phân tích hồi quy cho biến Giá trị cảm nhận:

Phân tích hồi quy sẽ xác định phương trình hồi quy tuyến tính, với các hệ số Beta tìm được để khẳng định mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc (Giá trị theo cảm nhận của khách hàng) và các biến độc lập (Kết quả thực hiện theo cảm nhận của khách hàng) và dự đoán được mức độ tác động của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập. Phương pháp phân tích được chọn lựa là phương pháp đưa vào lần lượt (Enter).

Các kiểm định trên cho thấy các giả định của hàm hồi quy tuyến tính không bị vi phạm và mô hình hồi quy đã xây dựng phù hợp với tổng thể. Xem xét Bảng 4.14 dưới đây cho thấy, các hệ số của phương trình hồi quy có ý nghĩa thống kê và đều có giá trị.

65

Bảng 4.19 Kết quả hồi quy của mô hình

Mô hình R R 2 R2 điều chỉnh Ước lượng độ lệch chuẩn

Thống kê sự thay đổi

Hệ số Durbin- Watson Mức độ thay đổi R2 Mức thay đổi F df1 df2 Mức thay đổi Sig. F 1 .671a .450 .447 .54643 .450 170.029 1 208 .000 1.850 a. Các yếu tố dự đoán: (Hằng số), KQ b. Biến phụ thuộc: GTCN Bảng 4.20 Bảng tóm tắt các hệ số hồi quy

Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn

hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Sai số

chuẩn Beta nhận của Độ chấp biến

VIF

1 (Hằng số) 1.263 .176 7.194 .000

KQ .626 .048 .671 13.040 .000 1.000 1.000

a. Biến phụ thuộc: GTCN

Ta có phương trình hồi quy:

GTCN = 0.671 KQ (2)

Trong đó:

KQ : Kết quả thực hiện theo cảm nhận của khách hàng GTCN: Giá trị theo cảm nhận của khách hàng.

Như vậy, với tập dữ liệu mẫu khảo sát khách hàng sử dụng dịch vụ Logistics của công ty GLC, Giá trị theo cảm nhận của khách hàng chịu tác động bởi nhân tố Kết quả thực hiện theo cảm nhận của khách hàng. Do đó có thể kết luận rằng giả thuyết H6 trong mô hình điều chỉnh được chấp nhận.

66

4.3.4. Kết quả phân tích mô hình Path

Mô hình PATH gồm các biến sau:

+ Biến độc lập: là các biến kỹ năng giao tiếp/diễn đạt (DD), kỹ năng chuyên môn (CM), định hướng khách hàng (DH), danh tiếng (DT), khả năng cải tiến (CT).

+ Biến trung gian: là biến kết quả thực hiện theo cảm nhận của khách hàng (KQ). + Biến phụ thuộc: là biến giá trị theo cảm nhận của khách hàng (GT).

Mô hình PATH trên là tập hợp của 2 mô hình hồi quy sau:

KQ = 0.124DH + 0.208CT + 0.161DT + 0.333DD + 0.329CM (1)

GTCN = 0.671 KQ (2)

Dựa vào phương pháp phân tích hồi quy ta sẽ tìm được các hệ số , , , ,

và hệ số R2 của từng mô hình. Để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình PATH ta dùng hệ số phù hợp tổng R2

M

= − − ( − )

Thay 2 giá trị R2 của mô hình (1) và (2) vào công thức trên, ta có hệ số phù hợp tổng hợp = − ( − 0.724)( − 0.447) = .

Hệ số phù hợp của mô hình PATH trên là khá lớn, chứng tỏ, mô hình phù hợp với tập dữ liệu.

Nhận xét:

Từ phương trình hồi quy (1) và (2), ta có thể thấy “Kỹ năng diễn đạt” là thành phần có hệ số hồi quy chuẩn hóa cao nhất (hệ số Beta = 0.333 với mức ý nghĩa Sig. =0.000), tức là thành phần này có mức độ tác động lớn nhất lên Kết quả thực hiện

67 theo cảm nhận của khách hàng, qua đó tác động giá trị cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ của GLC trên địa bàn Tp.HCM. Điều này có nghĩa là, khi các điều kiện khác không đổi, khi kỹ năng diễn đạt của nhân viên GLC tăng lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì Kết quả thực hiện theo cảm nhận của khách hàng tăng 0.333 đơn vị.

Nhân tố tác động mạnh thứ hai đến Kết quả thực hiện theo cảm nhận của khách hàng là “Kỹ năng chuyên môn của nhân viên GLC” của khách hàng với hệ số Beta = 0.329 với mức ý nghĩa Sig. = 0.000.

Nhân tố tác động thứ ba đến Kết quả thực hiện theo cảm nhận của khách hàng là “Khả năng cải tiến” với hệ số Beta = 0.208 với mức ý nghĩa Sig. = 0.000, có nghĩa là khi khách hàng cảm nhận khả năng cải tiến của công ty tăng lên 1 đơn vị thì kết quả thực hiện theo cảm nhận của khách hàng tăng lên 0.208 đơn vị từ đó làm giá trị cảm nhận của khách hàng cũng tăng theo.

Nhân tố tác động thứ 4 đến Kết quả thực hiện theo cảm nhận của khách hàng là “Danh tiếng” của GCL với hệ số Beta = 0.161 với mức ý nghĩa Sig. = 0.000, có nghĩa là khi khách hàng cảm nhận danh tiếng công ty là tốt, đáng tin cậy thì giá trị cảm nhận của khách hàng sẽ tăng lên tương ứng.

Nhân tố tác động thứ 5 đến Kết quả thực hiện theo cảm nhận của khách hàng là “Định hướng khách hàng” của GCL với hệ số Beta = 0.124 với mức ý nghĩa Sig. = 0.002, có nghĩa là khách hàng cũng chú ý đến thái độ luôn hướng đến khách hàng của nhân viên. Khi khách hàng cảm thấy nhân viên cố gắng mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng thì giá trị cảm nhận của họ về dịch vụ thông qua kết quả thực hiện cảm nhận tăng.

68

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN

Giới thiệu

Mục đích chính của nghiên cứu này là xác định, điều chỉnh các thành phần tạo giá trị cảm nhận của khách hàng tại công ty GLC và cách đo lường chúng. Dựa vào lý thuyết về giá trị cảm nhận của khách hàng đã xây dựng nên mô hình lý thuyết (chương 2)

Phương pháp nghiên cứu sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề nghị (trình bày ở chương 3) bao gồm phương pháp định tính, thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm, sau đó tiến hành phỏng vấn thử. Phỏng vấn thử dùng để xác định, điều chỉnh các thành phần tạo giá trị cảm nhận cũng như các thang đo lường các thành phần tạo giá trị cảm nhận.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các khách hàng đang sử dụng dịch vụ của công ty GLC với kích mẫu là n=210. Nghiên cứu này dùng để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu. Thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (trình bày ở chương 4).

Mục đích của chương 5 là (1) tóm tắt lại các kết quả chính, các đóng góp về lý thuyết và phương pháp cùng với ý nghĩa của mô hình nghiên cứu đối với các nhà quản trị của công ty cung cấp dịch vụ 3PL nói chung và công ty GLC nói riêng, cũng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đánh giá yếu tố tạo giá trị cảm nhận của khách hàng trong lĩnh vực Third Party Logistics (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)