KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của bôi trơn tối thiểu tới nhấp nhô bề mặt và tuổi bền mũi khoan khi khoan thép gió φ 12 do nhà máy dụng cụ cắt hà nội chế tạo (Trang 87 - 89)

Trong chương III, tác giả đã tập trung giải quyết các vấn đề chính cần thiết phải nghiên cứu của đề tài, như sau:

- Tiến hành thực nghiệm và xử lý số liệu

- Xây dựng quan hệ giữa độ mòn ∆ với thời gian cắt τ

- Xây dựng quan hệ giữa tốc độ mòn α với áp suất khí P - Xây dựng quan hệ giữa tuổi bền với áp suất khí P.

Từ các nghiên cứu bằng thực nghiệm được thực hiện trong chương này,có thể rút ra kết luận quan trọng, như sau:

- Bôi trơn làm nguội tối thiểu (đặc trưng theo thông số khảo sát là áp suất P) rất lớn đến tốc độ mòn và tuổi bền của dao khoan, khi tăng áp suất thì tốc độ

mòn của mũi khoan giảm và tuổi bền của dao tăng lên. Vì vậy áp suất hợp lý là Pmax nằm trong miền khảo sát trên sẽ tương ứng với chế độ bôi trơn tối thiểu thích hợp.

- Qua các quan hệđó cho thấy rằng áp suất ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ mòn và tuổi bền của dao khoan. Khi tăng áp suất thì tốc độ mòn của mũi khoan giảm và tuổi bền của dao tăng lên và ngược lai.

- Do vậy, qua thực nghiệm thì áp lực (áp suất) hợp lý để thực hiện cho công nghệ bôi trơn – làm nguội tối thiểu khi khoan Pmax nằm trong miền khảo sát (P = 5 kg/cm2)

- Dung dịch dầu bôi trơn được phun vào mặt sau cũng làm giảm đáng kể ma sát giữa mặt sau và chi tiết gia công và làm giảm đáng kể lượng mòn mặt sau so với khi gia công bằng phương pháp tưới tràn.

- Các kết quả về nhám bề mặt, lượng mòn mặt sau và tuổi bền của dụng cụ cắt

đã cho thấy hiệu quả rõ rệt của phương pháp bôi trơn tối thiểu so với phương pháp bôi trơn tưới tràn.

- Nghiên cứu này cho thấy khả năng bôi trơn của dầu thực vật Việt Nam là khả

thi khi sử dụng làm dung dịch bôi trơn cho phương pháp bôi trơn tối thiểu khi khoan. Loại dầu ăn này hoàn toàn không độc hại, không ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động và rất thân thiện với môi trường. Hơn nữa điều này còn khẳng định ưu điểm của phương pháp bôi trơn tối thiểu là hệ thống công nghệ sạch sẽ, lưu lượng dung dịch tiêu hao là rất nhỏ.

- Một ưu điểm nữa của phương pháp gia công bằng công nghệ bôi trơn tối thiểu là do lưu lượng dung dịch tiêu hao là rất nhỏ, không phải xử lý dung dịch thải nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí và không gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa còn có thể tăng tuổi bền của dụng cụ cắt và chất lượng bề

mặt khi khoan. Điều này sẽ làm giảm các chi phí về dụng cụ cắt, là chi phí khá cao trong toàn bộ chi phí gia công cắt gọt.

Qua các kết luận trên, có thể thấy vấn đề nghiên cứu đặt ra đã được giải quyết. Trong quá trình nghiên cứu bằng thực nghiệm, tác giả cũng đã đưa ra được các kết luận cho đề tài, đồng thời cũng còn các vấn đề cần đặt ra cho công tác nghiên cứu tiếp theo. Vấn đề này sẽ được trình bày ở chương cuối cùng trong cuốn

CHƯƠNG IV

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của bôi trơn tối thiểu tới nhấp nhô bề mặt và tuổi bền mũi khoan khi khoan thép gió φ 12 do nhà máy dụng cụ cắt hà nội chế tạo (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)