8. Những chữ viết tắt trong đề tài
3.1.3.3. Các loại nhóm thảo luận
Có thể dựa vào các cơ sở khác nhau để xây dựng các nhóm học tập và thảo luận khác nhau trong quá trình dạy học.
Cách thành lập nhóm:
Thành lập đôi: HS có thể quay sang làm việc với bạn kế bên hoặc quay xuống làm việc với bạn ngồi bàn dưới.
Thành lập nhóm từ 3 HS trở lên: phân nhóm bằng cách cho HS tự chọn để thành lập nhóm, phân nhóm bằng cách cho HS quay sang làm việc với các bạn bên cạnh, phía trước hoặc phía sau, phân nhóm theo khả năng HS, phân nhóm theo thứ tự tên trong bảng chữ cái, nhóm nam nữ hoặc đánh số,…
Vai trò của các thành viên trong nhóm: Trong quá trình làm việc nhóm, tùy theo số lượng HS mỗi nhóm mà mỗi thành viên đảm nhận một vai trò khác nhau. Sự phân công này có vai trò phát huy tính tích cực và tinh thần làm việc của các thành viên trong nhóm. GV có thể sẽ chỉ định hoặc HS tự phân công trong nhóm.
+ Nhóm trưởng: điều khiển để các thành viên trong nhóm làm việc tốt, phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm.
+ Thư ký: ghi chép lại ý kiến thảo luận của nhóm, chuẩn bị tải liệu để trình bày trước lớp. + Giám sát viên: đôn đốc công việc của nhóm để hoàn thành đúng thời gian, nhắc nhở trật tự, vệ sinh,..
+ Thành viên: hợp tác, đóng góp ý kiến, thảo luận. Các bước tổ chức HS thảo luận nhóm:
- Xác định vấn đề học tâp. - Thành lập nhóm.
- Giao nhiệm vụ, yêu cầu, ấn định thời gian và cung cấp những điều kiện, phương tiện để nhóm làm việc.
- Phân công trách nhiệm thành viên trong nhóm. - Tiến hành thảo luận nhóm.
- Trình bày kết quả thu được trên lớp dưới sự hướng dẫn của GV. - Tổng kết và rút ra kết luận, đưa đến kết quả.
Cách phân chia các hình thức hoạt động cá nhân và hoạt động hợp tác cũng chỉ có tính tương đối. Các hình thức hoạt động này thường được tiến hành xen kẽ lẫn nhau. Ví dụ, hoạt động thực thành Vật lí là hoạt động thường được tiến hành theo nhóm, nhưng việc thực hiện các thí nghiệm lại là nhiệm vụ bắt buộc của cá nhân. Trong tiết thực hành, mỗi nhóm sử dụng chung một bộ thí nghiệm và phải thực hiện kế hoạch thí nghiệm theo đúng sự hướng dẫn của GV đối với toàn lớp. Tuy nhiên, việc lấy số liệu, xử lí số liệu và viết báo cáo thực hành phải do từng HS làm. [4]
Hình thức kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động theo nhóm lớp trong tiết học là hình thức hoạt động phổ biến hiện nay. Trong việc đổi mới PPDH hiện nay thì các GV và HS ở các cấp tiểu học và THCS đã ít nhiều quen với hình thức học tập theo nhóm nhỏ. Tuy nhiên, khi ta bắt đầu đưa thí điểm việc dạy học theo nhóm ở Tiểu học và THCS, rất nhiều GV và Hiệu trưởng e ngại sẽ xảy ra tình trạng ồn ào, mất trật tự và ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh. Đến nay, qua một số năm thực hiện, GV đã quen với việc điều khiển lớp và nhất là HS đã quen với hình thức học tập này trên tình trạng ồn ào, mất trật tự đã được khắc phục.
Hiện nay lại nảy sinh một tư thế ngược lại: đó là “Hội chứng hoạt động nhóm”. Nhiều người quan niệm một cách sai lầm và cực đoan là: đổi mới PPDH thì phải tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, lấy đó làm tiêu chí cho các PPDH tích cực. Điều đó dẫn đến việc dạy học theo nhóm một cách tràn lan, hình thức, lãng phí thời gian và không có hiệu quả. Cần chú ý rằng trong mọi PPDH, hình thức học tập cá nhân vẫn là hình thức hoạt động chủ yếu giúp cho việc phát triển các năng lức của mỗi HS; các PPDH tích cực đều nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động nhận thức của mỗi cá thể. [13]