Xác định nhám bề mặt thông qua tuổi bền của đá theo mô hình của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ khi mài đến chất lượng bề mặt chi tiết mài (Trang 59 - 61)

1. 3 Mục đích đề tài

2.5.5. Xác định nhám bề mặt thông qua tuổi bền của đá theo mô hình của

Philipmonốp.

Theo nhiều kết quả nghiên cứu, độ nhám bề mặt có quan hệ với tuổi bền đá mài khá chặt chẽ. Theo Philipmonốp, quan hệ của độ nhám bề mặt với thời gian mài có thể

mô tả bằng biểu thức sau:

Ra(t) = (Rahar – Racm).e-λt + Racm.eδt (2.30) Cũng theo Philipmonốp, khi độ nhám bề mặt tăng lên 1,7 – 2 lần so với độ nhám ban đầu (độ nhám sau 0,5 – 1 phút mài), cường độ mòn và dính bám của đá tăng lên rất nhanh, sai số hình dáng đá có giá trị lớn nhất, khả năng cắt của đá lúc này giảm mạnh, làm cho độ sóng và độ nhám bề mặt gia công tăng nhanh. Chất lượng bề mặt không còn nằm trong phạm vi cho phép, tuổi bền đá hết.

Trên đây là một số mô hình xác định nhám bề mặt với các loại vật liệu có độ cứng cao. Với loại vật liệu chưa nhiệt luyện một số tác giả cũng đã đưa ra mô hình xác định nhám bề mặt vật mài, xong ít phổ biến.

Việc khảo sát các mô hình giúp gợi ý cho quá trình khảo sát thực nghiệm của đề tài rất lớn, nó giúp giảm thời gian và công sức, tăng tính chính xác và thực tiễn của đề tài. 2.6. Kết luận

Chất lượng bề mặt chi tiết gia công khi mài chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Bên cạnh các yếu tố về độ chính xác của máy gia công thì các thông số đặc trưng của đá mài cũng rất quan trọng. Sựảnh hưởng của vật liệu hạt mài, độ hạt và hình dáng hình

59

học của hạt mài, độ cứng của đá, cấu trúc của đá cũng như chất kết dính tới chất lượng bề mặt chi tiết gia công là không nhỏ.

Bên cạnh những yếu tố kể trên thì những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bề mặt chi tiết gia công chính là chếđộ chắt như: vận tốc quay của đá mài, chiều sâu cắt và lượng chạy dao dọc Sd.

Sự thay đổi chế độ cắt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bề mặt chi tiết gia công mà ở đây được đánh giá bằng độ nhẵn bóng, độ nhám bề mặt chi tiết. Cơ sở lý thuyết kết hợp với một số kết quả nghiên cứu về vấn đề này đã cho ta thấy được sự ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố công nghệ như vận tốc di chuyển của chi tiết Sd, chiều sâu cắt t tới chất lượng bề mặt chi tiết.

Trên cơ sở này, để đảm bảo cho quá trình gia công trong thực tếđạt được kết quả

cao cần thiết phải có những công trình nghiên cứu, những thí nghiệm rút ra được chế độ cắt tối ưu và được áp dụng rộng rãi vào sản xuất.

Các nghiên cứu về chất lượng bề mặt mài đều sử dụng phương pháp thực nghiệm vì vậy kết quả chỉ phù hợp với các điều kiện công nghệ cụ thể nhưng lại dễ dàng áp dụng vào sản xuất. Những nghiên cứu về mài thép 20X bằng đá mài Hải Dương sẽ có nhiều ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn.

60

CHƯƠNG III: MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1. Mô hình thí nghiệm

Để khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố công nghệđến nhám bề mặt khi mài phẳng, ta tiến hành các thí nghiệm xét ảnh hưởng của các thông sốđầu vào là chếđộ cắt bao gồm vận tốc tiến dọc của bàn máy (Sd) và chiều sâu cắt (t), thông sốđầu ra là độ nhám bề mặt sau khi mài (Ra và Rz).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ khi mài đến chất lượng bề mặt chi tiết mài (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)