So sánh tiện cứng với tiện thƣờng và mài 27-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số chế độ cắt đến chất lượng bề mặt khi tiện khô và tiện ướt thép 40x đã nhiệt luyện (Trang 30 - 32)

Tiện cứng có những khác biệt đáng kể so với tiện truyền thống vật liệu mềm. Bởi vì vật liệu trong tiện cứng có độ cứng cao hơn nên lực cắt sinh ra khi tiện cứng cũng lớn hơn. Vì thế lƣợng ăn dao khi tiện cứng phải đƣợc giới hạn. Để bảo vệ lƣỡi cắt không bị mẻ, trên mảnh hợp kim ngƣời ta vát mép các lƣỡi cắt hoặc bo tròn.

Tiện thông thƣờng bị giới hạn bởi độ cứng của vật liệu. Trong khi đó dải vật liệu đƣợc gia công bằng tiện cứng không hạn chế, ngay cả đối với thép rèn đã tôi, thép gió, và hợp kim cứng bề mặt stellites. Việc hợp kim stellites có thể đƣợc gia công bằng tiện cứng đã mở rộng khả năng của tiện cứng kể cả công việc sửa chữa. Vật liệu điển hình đƣợc tiện cứng là các thép hợp kim qua tôi cứng.

Nhiều nhà máy chế tạo ổ đỡ, bánh răng, con lăn và trục bằng thép đã tôi sử dụng chế độ cắt này. Họ có thể đạt dung sai kích thƣớc là rất nhỏ nếu thời gian chế tạo lâu hơn và nhám bề mặt rất nhỏ. Ngoài ra giá thành máy mài có thể đắt gấp 2-3 lần máy tiện. Trong nhiều phân xƣởng hiện nay họ đã thay thế tiện cứng cho mài truyền thống. Đồng thời khi sử dụng tiện cứng thời gian chu kỳ và điều chỉnh ngắn hơn nhiều so với mài.

1.3. Tìm hiểu các kết quả nghiên cứu về tiện cứng.

Qua phần giới thiệu về công nghệ tiện cứng có thể thấy rằng, việc nghiên cứu về tiện cứng, phân tích các quá trình lý, hóa trong tiện cứng đã và đang đƣợc quan tâm, tiến hành tại nhiều trung tâm, viện nghiên cứu cũng nhƣ các trƣờng đại học trên thế giới. Tuy nhiên từ những công bố trên các tạp chí khoa học cho thấy các kết quả nghiên cứu chủ yếu tập trung vào quá trình tiện cứng thép ổ lăn AISI 52100 (tiêu chuẩn Mỹ). Đồng thời các nghiên cứu này chƣa đề cập nhiều về vấn đề mòn và tuổi bền của các mảnh dao, đặc biệt với loại thép 9XC, mặt khác việc ứng dụng công nghệ này ở nƣớc ta còn mang nhiều tính kinh nghiệm. Đƣa ra đƣợc một lý thuyết góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất là một tất yếu của các nhà chuyên môn.

Những kết quả nghiên cứu đƣợc công bố gần đây trên các tạp chí khoa học cho thấy việc nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu ảnh hƣởng của các thông số nhƣ Cơ chế cắt [1, 2], mòn dao [3, 4], Những nghiên cứu này cho thấy điều kiện cắt (chẳng hạn nhƣ tốc độ cắt, lƣợng chạy dao, hình học dụng cụ, thuộc tính vật liệu của cả chi tiết gia công lẫn dao) ảnh hƣởng rõ rệt đến bề mặt gia công cuối,...nghiên cứu ảnh hƣởng của chế độ cắt đến chất lƣợng bề mặt gia công khi tiện tinh thép X12M qua tôi bằng dao gắn mảnh PCBN [6].

CHƢƠNG II

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG BỀ MẶT KHI TIỆN CỨNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số chế độ cắt đến chất lượng bề mặt khi tiện khô và tiện ướt thép 40x đã nhiệt luyện (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)