Phân tích tình hình lợi nhuận của Công Ty:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Giải Pháp Thanh Toán Việt Nam (Trang 37 - 49)

P. Nghiên cứu Văn phòng

2.2.2 Phân tích tình hình lợi nhuận của Công Ty:

Bảng 2.2 Bảng đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh qua các chỉ tiêu:

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 so

với 2011 2013 so với 2012 -LNKTTT 5,002 4,505 0,947 -CP lãi vay 0,372 0,053 0,334 -Tổng vốn bình quân 70,674 82,755 -LNST 5,002 4,491 0,947 -DTT 291,455 763,436 800,863 - Tổng TS bình quân 70,674 82,755 - VCSH bình quân 49,701 52,880 -Tổng CP 286,736 759,401 800,676 1 ROI 6,4493 1,5479 -4,9014 2 ROS 1,7162 0,5883 0,1182 -1,1280 -0,4700 3 ROA 6,3545 0,1182 -6,2363 4 ROE 9,0360 1,7908 -7,2452 5 ROTC 1,744462 0,5932 0,1183 -1,1512 -0,4750

Tất cả các chỉ tiêu đánh giá khái quát về hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam đều có xu hướng giảm, cụ thể:

- Tỷ suất sinh lời của doanh thu năm 2013 so với năm 2011 đã giảm 1,60%. Nghĩa là, với 100 đồng DT thu được trong năm 2013 thì tạo ra được ít hơn 1,60 đồng lợi nhuận sau thuế so với cũng với 100 đồng DT thu về trong năm 2011.

- Tỷ suất sinh lợi của tổng CP cũng có xu hướng giảm dần qua các năm trong suốt giai đoạn này nhưng với tốc độ chưa cao, cụ thể: năm 2012 so với 2011 chỉ tiêu này giảm 1,15% và năm 2013 so với năm 2012 chỉ tiêu lại giảm 0,48%. Cho biết trong năm 2013 cũng với 100 đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty đã thu về ít hơn 1,63 đồng lợi nhuận kế toán trước thuế so với năm 2012. Tỷ lệ % hoàn thành kế

hoạch của DT trong mối liên hệ với chỉ tiêu CP

=

800,863

* 100 = 98,40%

291,455 * 800,676 286,736

Vậy trong mối liên hệ với chi phí thì công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam đã không hoàn thành kế hoạch về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của mình, điều này đã khiến công ty:

Mức tiết kiệm tương

đối của doanh thu = 800,863 - 291,455 *

800,67 6

= -12,99 (tỷ đồng)

286,73 6

Qua phân tích ta thấy trong giai đoạn này công cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam đã chưa tiến hành quản lý tốt và sử dụng CP phát sinh một cách tiết kiệm, hiệu quả. Qua đó, khiến tốc độ tăng của chi phí phát sinh luôn luôn ở mức cao hơn so với tốc độ tăng của khoản DT thu về, làm giảm hiệu quả kinh doanh cho công ty. Do đó, ở các kỳ kinh doanh tiếp theo công ty cần sớm khắc phục tình trạng này.

- Tỷ suất sinh lợi kinh tế của tài sản: năm 2013 so với năm 2012 đã giảm 4,9014%; nghĩa là trong năm 2013 cũng với 100 đồng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty tạo ra được ít hơn so với năm 2012 là 4,9014 (đồng) Lợi nhuận kế toán trước thuế và chi phí lãi vay.

- Tỷ suất sinh lợi của tổng tài sản năm 2013 so với năm 2012 cũng đã giảm rất mạnh ở mức 6,2363%, nay chỉ còn là 0,1182% cho thấy cũng với việc đầu tư 100 đồng tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình công ty năm 2013 đã chỉ tạo ra được 0,1182 đồng Lơi nhuận sau thuế (một con số rất thấp).

- Tỷ suất sinh lợi của VCSH năm 2013 cũng đã giảm rất mạnh ở mức 7,2452% so với năm 2012.

Điều này chứng tỏ việc quản lý và sử dụng Tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam trong thời gian qua là chưa tốt và chưa đạt hiệu quả. Bên cạnh đó còn phải kể đến việc công ty gia tăng tỷ lệ vốn vay để đầu tư cho hoạt động kinh doanh và giảm thiểu tỷ lệ tự tài trợ, điều này tuy có giúp công ty gia tăng tác dụng đòn bẩy tài chính của các khoản vay nợ và khoản tiết kiệm thuế TNDN mà nó tạo ra hơn nữa nhưng điều này cũng khiến công ty mất đi mức độ độc lập tài chính của mình khiến các đối tác, cũng như những người có liên quan sẽ lo ngại khả năng thanh toán- chi trả của công ty (đặc biệt công ty còn đang hoạt động trong lĩnh vực cần quy mô VCSH ở mức cao).

Do vậy trong thời gian tới công ty cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc quản lý, cũng như tổ chức thực hiện sử dụng vốn, cũng như tài sản của mình sao cho có hiệu quả hơn và tránh tình trạng lãng phí. Bên cạnh đó, công ty cũng cần dừng ngay việc vay nợ và có các chính sách, hoạch định biện pháp hợp lý để hoàn trả gốc và lãi các khoản đã vay để đảm bảo uy tín, và giữ vững khả năng độc lập về tài chính của công ty mình.

Để thấy rõ hơn điều này ta cần đi sâu vào nghiên cứu tình hình huy động vốn của công ty MFO trong thời gian qua:

Bảng 2.3 Bảng đánh giá khái quát tình hình huy động vốn ST T Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012 so với 2011 2013 so với 2012 ST (tỷ đ) Cơ cấu (%) ST (tỷ đ) Cơ cấu (%) ST (tỷ đ) Cơ cấu (%) % cấu % cấu 1 Nợ phải trả 17,939 27,43 24,008 31,61 35,742 39,91 6,069 33,831 4,18 11,734 48,875 8,3 Nợ ngắn hạn 17,939 27,43 24,008 31,61 35,742 39,91 6,069 33,831 4,18 11,734 48,875 8,3 2 Vốn CSH 47,455 72,57 51,946 68,39 53,814 60,09 4,491 9,4637 -4,18 1,868 3,5960 -8,3 Tổng 65,394 100 75,954 100 89,556 100 10,56 16,148 0 13,602 17,908 0

Qua bảng phân tích, ta thấy năm 2012 so với năm 2011: tổng nguồn vốn của công ty tăng với tốc độ khá nhanh 16,15% (tương ứng tăng hơn 10,56 tỷ đồng), là do cả hai kênh huy động vốn của công ty là Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều có xu hướng tăng, cụ thể: Nợ phải trả đã tăng hơn 6.069 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng hơn 33,83%) mặc dù nguồn vốn vay của công ty được huy động hoàn toàn bằng nguồn vốn vay ngắn hạn và VCSH cũng đã tăng tới hơn 4.491 triệu đồng (tương ứng tốc độ tăng hơn 9,46%), đây đều là những tỷ lệ tăng cao.

Đây cũng có thể là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty nói chung và VCSH nói riêng trong năm 2012; do việc tăng huy động, cũng như tăng thêm vốn đầu tư mở rông hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam trong năm 2012 với một tốc độ quá nhanh và không có chiến lược sử dụng vốn huy động mới một cách đúng đắn đã khiến cho trình độ quản lý, sử dụng vốn không bắt kịp với tốc độ tăng của vốn; cũng như trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, số lượng các giao dịch mới là không đáng kể đã làm hiệu quả sử dụng vốn của công ty giảm đi một cách đáng kể.

Trong năm 2013, tổng vốn của công ty vẫn có xu hướng tăng nhưng với tốc độ thay đổi so với năm 2012 cụ thể: Tổng vốn đã tăng 13.602 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 17,91%. Mặc dù trong năm công ty đã giảm phần nào tốc độ tăng của VCSH xuống chỉ còn 3,60% (tương ứng tăng 1.868 triệu đồng); nhưng tốc độ tăng của phần vốn vay vẫn được đẩy lên khá cao 48,88% (tương ứng tăng 11.734 triệu đồng). Việc công ty vẫn tiếp tục tăng quy mô vốn (đặc biệt là vay nợ nhiều hơn) để có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đã khiến cho hiệu quả sử dụng vốn của công ty tiếp tục có chiều hướng suy giảm; bên cạnh đó là việc công ty vẫn tăng mạnh giá trị vốn vay đã khiến hiệu quả sử dụng của các khoản vay.

Việc tốc độ tăng của vốn tiếp tục tăng lên và việc công ty tiến hành vay thêm nhiều các khoản nợ ngắn hạn đã khiến tình hình tài chính của công ty ngày một xấu đi với việc tiếp tục suy giảm của hiệu quả sử dụng vốn trong năm 2013. Đã ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam trên thương trường.

Do vậy ở các kỳ kinh doanh tiếp theo cần ngừng ngay tình trạng huy động cũng như tăng vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, và tiến hành xây dựng các chiến lược thanh toán dần các khoản nợ mà công ty đang có, cũng như ngừng ngay việc bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu (vì tỷ suất sinh lời của VCSH đã xuống mức rất thấp) mà nên gia tăng tỷ lệ trả lợi tức cho các thành viên sở hữu công ty qua đó tăng sức hút của công ty với các nhà đầu tư.

Bảng 2.4 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay: STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012 so với 2011 2013 so với 2012 -LNKTTT (tỷ đồng) 5,002 4,505 0,947 -CP lãi vay (tỷ đồng) 0,372 0,053 0,334 - LNST (tỷ đồng) 5,002 4,491 0,947 -NPT bình quân (tỷ đồng) 18,934 20,9735 29,875 1 Tỷ suất khả năng thanh toán

CP lãi vay (lần)

14,4462 86,00 3,8353 71,55 -82,1647

2 Tỷ suất sinh lợi của tiền vay

(lần)

0,2642 0,2141 0,0317 -0,05 -0,1824

Mặc dù trong năm 2012, nợ phải trả của công ty đã tăng với tốc độ nhanh, nhưng việc tăng này hoàn toàn là do việc tăng của các khoản vay không phải trả lãi, như: khoản tín dụng thương mại (nợ nhà cung cấp), phải trả người lao động và phải trả nhà nước... mà khoản vay phải trả lãi của công ty lại có xu hướng giảm do đó chi phí lãi vay của công ty giảm theo, mà LNKTT của công ty lại giảm chậm do vậy Tỷ suất khả năng thanh toán CP lãi vay của công ty đã tăng gần gấp 5 trong năm 2012 (do vậy khả năng trả lãi của công ty luôn được đảm bảo).

Mặc dù gia tăng tỷ lệ chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, người lao động và của nhà nước cũng như chính sách bán hàng bảo thủ (thu tiền trước khi bán hàng) tuy có giúp công ty chiếm dụng được một nguồn vốn không mất lãi đáng kể nhưng đã làm hình ảnh của công ty trong mắt các bạn hàng và các đối tượng có liên quan giảm đi một cách đáng kể, khiến khả năng sinh lợi của các khoản vay trong công ty giảm đi và hiệu quả sử dụng của các khoản nợ

này đã giảm đi. Do vậy trong thời gian tới công ty cần xây dựng chiến lược thanh toán cho nhà cung cấp, người lao động và nhà nước một cách hợp lý nhằm xây dựng lại hình ảnh công ty; cũng như xây dựng chính sách thu tiền bán một cách lới lỏng hơn qua đó khuyến khích được người tiêu dùng mua sản phẩm của công ty qua đó góp phần tăng doanh thu cho công ty.

Trong năm 2013, các khoản vay không trả lãi này của công ty đã đến hạn phải thanh toán, tạo áp lực chi trả của công ty là rất lớn về quy mô và cả thời hạn thanh toán nhanh, buộc lòng công ty phải tiến hành vay mới các khoản vay ngắn hạn với mức lãi suất khá cao so với thị trường. Điều này đã khiến chi phí lãi vay của công ty năm 2013 so với 2012 tăng lên rất nhiều, mà LN kế toán trước thuế cũng có xu hướng giảm mạnh làm cho Tỷ suất khả năng thanh toán CP lãi vay của công ty giảm một cách nhanh chóng. Tiền vay của công ty năm 2013 của công ty được dùng chủ yếu để trang trải các khoản nợ đến hạn trả của công ty, do vậy Tỷ suất sinh lợi của tiền vay trong công ty năm 2013 ở mức rất thấp là điều dễ hiểu.

Do vậy trong các kỳ kinh doanh tới, công ty cần xây dựng kế hoạch trả nợ một cách cụ thể trước khi tiến hành các hoạt động vay nợ để trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Bảng 2.5 Bảng thống kê chi phí sản xuất kinh doanh chính giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: tỷ đồng ST T Chỉ tiêu 2011 2012 2013 1 GVHB 269,290 723,918 749,137 2 CPBH và QLDN 17,060 35,407 50,731 3 CP tài chính 0,372 0,053 0,334 4 CP khác 0,014 0,023 0,474 Tổng CP 286,736 759,401 800,676

Bảng 2.6 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng chi phí: (Đơn vị: %)

STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012 so

với 2011

2013 so với 2012

1 Tỷ suất sinh lợi của GVHB 8,23 5,46 6,90 -2,77 1,45

2 Tỷ suất sinh lợi của CPBH và QLDN 29,30 12,74 2,79 -16,55 -9,95

3 Tỷ suất sinh lợi của tổng CP 1,74 0,59 0,12 -1,15 -0,47

Trong giai đoạn 2011-2013, tất cả các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí của công ty đều có xu hướng giảm; trong đó đáng chú ý là Tỷ suất sinh lợi của CPBH và QLDN là chỉ tiêu có mức giảm nhanh nhất; cho thấy công ty đã không sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các khoản chi phí công ty bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đặc biệt là đối với các khoản chi phí gián tiếp. Do vậy, công ty cần sớm tìm ra các nguyên nhân gây lãng phí cho chi phí sử dụng trong công ty để từ đó có thể sơm nâng cao được hiểu quả sử dụng chi phí và giảm thiểu tình trạng lãng phí vỗn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Từ đó góp phần gia tăng lợi nhuận của công ty trong các kỳ kinh doanh tiếp theo. Đặc biệt bộ phận kế toán công ty cần phân tách cụ thể khoản mục chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp thành hai chỉ tiêu riêng biệt để từ đó việc quản lý và giám sát chi phí gián tiếp của công ty được rễ ràn hơn.

Phân tích lợi nhuận năm 2013 so với 2012:

ROE = VCSH bình quânLNST

= VCSH bình quântổng TSBQ x tổng TSBQDT thuần x DT thuầnLNST

= Đòn bẩy TC x sức sản của tổng TS x

sức sinh lợi của DTT

Bảng 2.7 Bảng phân tích chỉ tiêu ROE theo mô hình Dupont: Đơn vị: % STT Chỉ tiêu 2012 2013 Chênh lệch (1) (2) % 1 ROE (lần) 0,0903 0,0179 -0,0724 -80,18 2 FL (lần) 1,4220 1,5650 0,1430 10,05 3 TAT (lần) 10,8022 9,6775 -1,1247 -10,41 4 ROS (lần) 0,0059 0,0012 -0,0047 -79,66 ROE = - = 0,0179 - 0,0903 = -0,0724 (lần) ∆ ROE *100 = -0,0724 *100 = -80,18% 0,0903

Chỉ tiêu ROE năm 2013 giảm 0,0724 (lần), tương ứng với tốc độ giảm 80,18%; như vậy trong năm 2013 công ty cũng đầu tư 100 đồng VCSH vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra được ít hơn 7,24 đồng so với năm 2012.

Vậy đối tượng phân tích ở đây là chỉ tiêu ROE. Sử dụng phương pháp số chênh lệch, ta

lần lượt xét các nhân tố ảnh hưởng đến ROE như sau:

- Xét ảnh hưởng của nhân tố đòn bẩy tài chính:

= (1,5650 - 1,4220) . 10,8022 . 0,0059 = 0,0091 (lần) ∆ FL

*100 = 0,0091

*100 = 10,08% 0,0903

Nhân tố đòn bẩy TC năm 2013 tăng làm cho chỉ tiêu ROE tăng 0,0091 (lần); tương ứng với tốc độ tăng 10,08%. Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng nhiều nợ hơn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh của công ty năm 2014.

- Xét ảnh hưởng của nhân tố sức sản xuất của tổng TS:

TAT = ( - ) . = 1,5650 . (9,6775 - 10,8022) . 0,0059 = -0,0104 (lần) ∆ TAT *100 = -0,0104 *100 = -11,52% 0,0903

Nhân tố sức sản xuất của tổng tài sản năm 2013 giảm làm cho chỉ tiêu ROE giảm 0,0104 (lần); tương ứng với tốc độ giảm 11,52%. Điều này chứng tỏ trong năm 2012 công ty đã không quản lý và sử dụng, khai thác tốt hiệu quả sử dụng của tổng TS đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Xét ảnh hưởng của nhân tố sức sinh lợi của DTT:

ROS = . . ( - )

∆ ROS

*100 = - 0,0712

*100 = -78,85% 0,0903

Nhân tố sức sinh lợi của DT thuần năm 2013 giảm làm cho chỉ tiêu ROE giảm 0,0712 (lần); tương ứng với tốc độ giảm 78,5%. Điều này chứng tỏ trong năm công ty đã không tiết kiệm được các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố lại, ta có:

FL + TAT + ROS = 0,0091 + (-0,0104) + (-0,0712)

= -0,0725 = ROE

Như vậy, trong năm 2014 chỉ tiêu ROE của công ty giảm xuống do ảnh hưởng của hai nhân tố: sức sinh lợi của DTT và sức sản xuất của tổng TS; riêng nhân tố đòn bẩy tài chính làm ROE tăng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Giải Pháp Thanh Toán Việt Nam (Trang 37 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w