I. Khái quát chung về Tổng Công ty VIWASEEN
2. Tình hình nhập khẩu maý móc thiết bị vài năm gần đây:
Tổng công ty mới được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động của Tổng công ty chủ yếu tập trung vào kinh doanh nhập khẩu máy móc, thiết bị và vật tư ngành nước trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị chiếm một tỷ trọng lớn:
2.1. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Tổng công ty VIWASEEN luôn tìm cách đáp ứng nhu cầu trong nước về máy móc thiết bị ngành xây dựngcấp thoát nước và môi trường.
Trong cơ chế mở cửa, kinh doanh ngày càng khó khăn, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi việc mở rộng các mặt hàng kinh doanh ngày càng cao. Các mặt hàng nhập khẩu của của VIWASEEN chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên vừa nhằm phục vụ
cho hoạt động kinh doanh trực tiếp của Tổng công ty. Vì những thành viên này không được quyền tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp mà phải thực hiện thông qua Tổng công ty. Hình thức nhập khẩu ở đây là hình thức nhập khẩu uỷ thác đối với các đơn đặt hàng của các công ty thành viên. Đối với các hợp đồng do Tổng công ty trực tiếp ký để cung cấp các sản phẩm này hoặc giao cho các đơn vị thành viên thực hiện.
Trong giai đoạn hiện nay, chính sách của Nhà nước hướng vào khuyến khích nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, với mục tiêu nhập khẩu để hướng về xuất khẩu đem lại lợi ích cho nền kinh tế. Vì vậy, mặt hàng nhập khẩu của Tổng công ty chủ yếu là các máy móc thiết bị phục vụ cho ngành xây dựng cấp thoát nước và môi trường nói chung. Trong một vài năm trở lại đây, ngoài những mặt hàng nhập khẩu truyền thống, Tổng công ty đã tìm cách khai thác, đa dạng hoá các mặt hàng nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng cao của các đơn vị trong ngành cũng như của thị trường chung.
Để xem xét tình hình cơ cấu hàng nguyên vật liệu nhập khẩu của VIWASEEN có thể xem bảng sau:
Bảng 2: Danh mục nhóm máy móc thiết bị nhập khẩu
Đơn vị: Triệu VNĐ Năm Danh mục 2004 2005 2006 Tổng số 212 118,8 125 508,56 157 734,53 1.ống gang dẻo 56 598,8 52 158,3 52 495,23 2.ống thép 104 020 15 727,24 18 180,96 3.Van 18 250 10 815,94 9 826,6 4.Thép không gỉ - 348,6 398,74 5.Đồng hồ 15 000 41 270,56 54 000
6.Bơm 18 250 5 087,92 2 833
7.Xe chuyên dụng - - 20 000
( Nguồn: Báo cáo tổng kết tài chính Tổng công ty VIWASEEN)
Tổng trị giá nguyên vật liệu nhập khẩu trong năm 2006 là 157 734,53 Triệu Đ. Trong năm 2006 các sản phẩm máy móc thiết bị nhập khẩu chủ yếu của Tổng công ty là các vật tư thiết bị cho ngành nước, môi trường và một số nguyên vật liệu dùng cho đầu vào của sản xuất xây lắp. Trong đó nhóm vật liệu gang dẻo chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu.Bên cạnhđó là các xe chuyên dụng được nhập khẩu từ Bỉ cũng là một mặt hàng nhập khẩu mới của Tổng công ty.
Qua bảng số liệu ta thấy Tổng công ty có cơ cấu mặt hàng nguyên máy móc thiết bị nhập khẩu khá đa dạng, phong phú, có thể đáp ứng tốt cho nhu cầu xây dựngtrong nước đang ngày càng phát triển.
2.2. Thị trường nhập khẩu:
Trên thực tế, thị trường nước ngoài rất phức tạp. Để tiến hành nhập khẩu hàng hoá hàng hoá, các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải nghiên cứu tình hình sản xuất, khả năng và chất lượng hàng nhập khẩu kể cả việc nghiên cứu chính sách và tập quán thương mại cuả thị trường đó để nhập khẩu nguồn hàng phù hợp với nhu cầu trong nước và với khả năng của doanh nghiệp. Được sự giúp đỡ của Bộ xây dựng, của phòng thương mại Việt Nam, của đại diện thương mại Việt Nam tại các nước và đặc biệt là sự giới thiệu ban đầu của các bạn hàng trong nước, qua hơn 10 năm hoạt động Tổng công ty VIWASEEN đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nưóc và có quan hệ với nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, Tổng công ty có quan hệ nhập khẩu nguyên vật liệu với khá nhiều nước trên thế giới, điều đó được xem xét qua bảng số liệu sau:
Bảng 3: Một số thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu chủ yếu của Tổng công ty Đơn vị: Triệu VNĐ ST T Năm 2004 2005 2006 Chỉ tiêu Tên thị trường Kim ngạch Tỷ trọng(%) Kim ngạch Tỷ trọng(% ) Kim ngạch Tỷ trọng (%) 1 Trung Quốc 63 758,8 30,05 52 318,3 41,68 57 495,23 36,45 2 TháI Lan 7 160 3,38 15 567,24 12,4 17 020,96 10,8 3 Indonexia 3 700 1,75 41 270,56 32,88 52 400 33,22 4 Đức 36 500 17,2 10 815,94 8,62 6 993 4,43 5 Uc - - 348,6 0,28 398,74 0,25 6 Bỉ - - - - 20 000 12,7 7 Đan mạch - - 5 087,92 4,14 3 462,6 2,15 8 Nhật 89 700 47,62 - - - -
( Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu)
Trong những năm gần đây thị trường nhập khẩu của Tổng công ty được mở rộng sang nhiều nước phát triển, trong đó thị trường các nước Châu á cung cấp những mặt hàng đa dạng, phù hợp với Việt Nam cả về giá thành lẫn chủng loại sản phẩm. Tại khu vực Châu á, thị trường nhập khẩu chính của Tổng công ty vẫn là thị trường Trung Quốc, chiếm khoảng trên 30% tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị của Tổng công ty.
Bên cạnh việc tiếp tục duy trì một tỷ lệ nhập khẩu cao ở thị trường này, Tổng công ty đã xúc tiến nhập khẩu nguyên vật liệu ở thị trường các nước khác.
Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu những năm 2000 trở về trước, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Tổng công ty chủ yếu được thực hiện với các nước Châu á và còn đối với các nước khác chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ và hầu như không đáng kể. Nhưng trên thực tế qua phân tích các số liệu cụ thể về giá trị thực hiện nhập khẩu ở mỗi thị trường thì thị trường của Tổng công ty đã được mở rộng khá nhiều sang các nước phát triển như Bỉ,Uc,Đan Mạch…
Thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu trong những năm vừa qua có thể phần nào phản ánh khả năng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và tiếp tục nâng cao uy tín của Tổng công ty bằng chất lượng hàng nhập khẩu.