L ỜI NÓI ĐẦ U
d. Chỉ tiêu về an toàn chuyển động và tải trọng tác dụng xuống nền
Theo quan điểm về an toàn chuyển động (xét theo khía cạnh về tính điều khiển) và tải trọng tác dụng xuống nền đường thì trị số lực tác dụng thẳng đứng giữa bánh xe với đường cũng là thông số quan trọng để đánh giá. Lực động Fd(t) xác định phức tạp hơn vì nó phụ thuộc vào tính chất dao động của ô tô, vận tốc chuyển động và độ mấp mô biên dạng đường.
Theo quan điểm về tải trọng tác dụng xuống nền đường thì sẽ dựa vào trị số
lớn nhất của tải trọng bánh xe, nghĩa là tương ứng với giá trị dương của Fd(t) để đánh giá, nếu Fd(t) càng lớn thì sự ảnh hưởng do lực tác động tới lốp xe và các bộ
phận chi tiết của xe và nền đường càng bị tác động xấu nhiều hơn. Mặt khác để
giảm sựảnh hưởng của Fd(t) thì trong trường hợp giảm tải trọng bánh xe so với giá trị tải trọng tĩnh, nghĩa là làm giảm khả năng tiếp nhận lực tiếp tuyến (nhất là khi phanh) và lực ngang (quan trọng khi quay vòng). Trong trường hợp đặc biệt bánh xe bị nảy khỏi mặt đường khi đó lực tác dụng từđường lên bánh xe sẽ bằng 0 và ô tô sẽ mất tính điều khiển. Để đánh giá tính chất dao động của ô tô theo quan điểm về
an toàn chuyển động cần xác định tỉ số giữa lực động Fd(t) và tải trọng tĩnh của bánh xe là RtK: t d R F K = (1.6)
Khảo sát dao động của ô tô người ta quan tâm đến sự bám của lốp với mặt
đường, nhằm đảm bảo dao động của ô tô thoả mãn các chỉ tiêu vềđộ êm dịu nhưng bánh xe vẫn phải bám đường, nếu không đạt 2 chỉ tiêu đó sẽ dẫn đến làm mất tính
ổn định khi điều khiển xe, làm tăng tiêu hao nhiên liệu...
Giá trị gần đúng của lực tác dụng xuống nền đường có thể xác định như sau: )
( q
C
Fd ≈ L ξ − (1.7)
Trong đó: CL _ Độ cứng của lốp.
ξ _ Chuyển dịch của bánh xe theo phương thẳng đứng. q _ Chiều cao mấp mô biên dạng đường.
Có thể xác định giá trị ξtdmax- là giá trị cực đại của chuyển dịch tương đối của bánh xe với đường theo biểu thức: ) ( max Max q td = ξ− ξ (1.8)
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ THIẾT LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN MÔ TẢ DAO ĐỘNG
2.1. Xây dựng mô hình dao động ô tô 2.1.1. Mô hình dao động 2.1.1. Mô hình dao động