Những ảnh hưởng của dao động lên cơ thể con người

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số kết cấu đến dao động ô tô (Trang 25 - 27)

L ỜI NÓI ĐẦ U

a. Những ảnh hưởng của dao động lên cơ thể con người

Khi ngồi trên ô tô, cơ thể người tiếp xúc với nguồn rung động sẽ thực hiện các dao động riêng tắt dần và dao động cưỡng bức. Những dao động này có tác dụng sinh học phức tạp gây biến đổi về tâm, sinh lý trong cơ thể, nếu kéo dài sẽ gây nên các tổn thương thậm chí bệnh tật cho cơ thể. Tuỳ thuộc vào một số yếu tố như: Thời gian tiếp xúc với nguồn rung, vị trí tác động, tính chất của nguồn rung (có qui luật hay ngẫu nhiên, gián đoạn hay liên tục,...), giá trị các đại lượng đặc trưng cho rung

động (tần số, biên độ, vận tốc...) mà ảnh hưởng của rung động đối với cơ thể con người là rất khác nhau. Nói chung, ảnh hưởng của rung động đối với cơ thể con người được chia làm hai loại chính: Ảnh hưởng của rung toàn thân và ảnh hưởng của rung cục bộ.

*. Ảnh hưởng của rung toàn thân:

Ảnh hưởng của rung toàn thân có nghĩa là rung động tác động lên cơ thể người làm cho toàn bộ cơ thể bị rung động (đối với người ngồi hoặc đứng trên xe). Các

thân dao động với tần số 1 Hz thì các cơ quan nội tạng gần như không xê dịch tương đối với nhau, cả cơ thể cùng dao động như một khối thống nhất. Còn nếu tần số dao động nằm trong khoảng từ 2 – 20 Hz thì hiện tượng cộng hưởng công suất xuất hiện, gây tác động mạnh lên cơ thể người ngay cả khi tần số không cao. Cụ thể

với các dao động theo phương thẳng đứng như sau:

- Với tần số từ 3-5 Hz gây ra các phản ứng ở các cơ quan tiền đình, gây ra các rối loạn có liên quan đến sự lưu thông máu, gây chóng mặt, tăng huyết áp, ...

- Với tần số từ 5-11 Hz gây ra rối loạn ởđường tai trong làm giảm thính giác,

ảnh hưởng đến dạ dày, gan, cơ quan tiêu hoá...

- Dao động với tần số cao hơn còn làm giảm thị lực, gây chóng mặt, buồn nôn...

Tuy nhiên giới hạn của các tác động này đối với từng người là khác nhau và thay

đổi trong một khoảng rộng.

Mặc dù dao động của ô tô rất phức tạp nhưng có thể chia thành dao động và rung động. Dao động có thể cảm nhận được và trực tiếp gây ra khó chịu cho con người trong một khoảng thời gian ngắn. Còn rung động có thể gây tác hại đến sức khoẻ trong thời gian dài. Nhìn chung các dao động và rung động tác dụng lên hệ

thống sinh lý của con người không đồng nhất.

Mặt khác, người ngồi trên ô tô khi dao động sẽ chịu những tác động truyền thẳng lên xương sống hầu như không qua các chi dưới. Trong tư thế đứng thì tác

động của các dao động sẽ bị yếu đi bởi các khớp xương chi dưới. Chúng ta biết rằng xương sống bao gồm 24 đốt sống, chúng được nối với nhau bằng các đĩa đệm làm xương trở lên đàn hồi và có hệ số tắt chấn lớn. Các dao động mà con người chịu trong tư thế ngồi bắt buộc sẽ làm thương tổn cột sống mà chủ yếu là các đĩa đệm,

đặc biệt là đĩa đệm ở đốt sống cuối. Các đĩa đệm sẽ bị lệch hoặc bị mỏng đi làm chèn ép các bó dây thần kinh và gây đau dây thần kinh hông to (dây thần kinh toạ). Ngoài ra tác động của dao động sẽ làm các gai ởđốt sống dài ra và hậu quả cũng gây chèn ép các bó dây thần kinh. Những chuyên gia về bảo hộ lao động cũng cho rằng liên hệ xương cơ của cơ thể con người có tính đàn hồi và tắt dần không tuyến

tính. Hơn thế nữa đặc tính này thay đổi trong quá trình dao động có nghĩa là cơ thể

là một hệ dao động không ngừng. Con người có đặc tính tự điều chỉnh trong một phạm vi nhất định, có nghĩa là có khả năng làm thay đổi các thông số của mình để

làm các tác động của dao động giảm đi theo thời gian. Điều này có thể đạt được bằng cách thay đổi các tư thế ngồi, co duỗi các cơ, khớp...

*. Ảnh hưởng của rung cục bộ:

Ảnh hưởng của rung cục bộ là những tác động của rung động gây ra và chỉ

làm cho từng bộ phận của cơ thể bị rung động. Nói chung ảnh hưởng này không tác

động nhiều đến hành khách ngồi trên xe mà chỉ co ảnh hưởng tới người lái xe do dao động của vô lăng tác động trực tiếp đến tay. Mặt khác dao động của ghế ngồi và của vô lăng là có khác nhau nên lái xe là đối tượng nghiên cứu trong trường hợp chịu ảnh hưởng của rung cục bộ. Nhiều công trình nghiên cứu đã nghiên cứu tới các vấn đề là thiết kế ghế lái và bao tay cho những công nhân lái máy kéo, xe chuyên dùng để làm giảm thiểu tác động của rung cục bộ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số kết cấu đến dao động ô tô (Trang 25 - 27)