Nợ là một trong những đặc tính quan trọng khi xem xét đặc tính của công ty. Theo Agrawal và Gort (1996), nợ được xem là một trong những cơ chế quản lý hiệu quả cho một công ty vì nợ có thể được sử dụng cho giám sát và đánh giá hiệu quả quản lý. Nợ có hai vai trò khác nhau trong quản trị công ty, theo Jensen (1986) nợ được sử dụng để làm giảm chi phí đại diện bằng cách cân bằng lợi ích của cổ đông và người quản lý, tuy nhiên nợ cao sẽ có nguy cơ phá sản công ty. Theo Graham và Harvey (2001), Bancel và Mittoo (2004) đã nghiên cứu thực nghiệm các công ty Mỹ và Châu Âu đã khẳng định có sự kết hợp tối ưu giữa nợ và vốn cổ phần tạo nên cấu trúc vốn tối ưu, là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của công ty. Theo Nirosha Hewa Wellalage (2012) tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây khẳng định rằng vai trò của nợ trong quản trị công ty không chỉ làm giảm chi phí đại diện mà còn là yếu tố làm giảm đầu tư quá mức là nguyên nhân làm giảm giá trị thị trường của công ty, ảnh
hưởng đến lợi ích của cổ đông. Nợ còn là một cơ chế tự kiểm soát các nhà quản lý để bảo vệ danh tiếng và hoạt động của công ty. Sarkar và Sarkar (2005) đã giải thích nợ như là một chỉ báo thị trường mà nhà quản lý đã cam kết tối đa hóa lợi nhuận nhằm gia tăng giá trị thị trường của công ty. Do đó, việc duy trì tỷ lệ nợ ở mức nào tùy thuộc vào các thức mà nhà quản lý thực hiện, theo đó thành quả công ty sẽ là kết quả của quá trình điều hành hoạt động kinh doanh và quyết định cấu trúc vốn của nhà quản lý.
Quy mô vốn của công ty = ln (tổng tài sản)
Theo lý thuyết đại diện, các công ty có quy mô lớn thường có chi phí đại diện cao hơn do khó khăn hơn trong việc sắp xếp người quản lý và lợi ích cổ đông. Do đó các doanh nghiệp lớn chọn quy tắc quản trị công ty chật chẽ hơn để tránh các vấn đề đại diện. Black và cộng sự (2003) giải thích mối quan hệ tích cực giữa chỉ số quản trị doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp tại Malaysia có bằng chứng về mối quan hệ tích cực giữa xếp hạng và quy mô doanh nghiệp. Ettredge và cộng sự (2010) nghiên cứu tác động của quy mô công ty và chất lượng quản trị doanh nghiệp, họ đề nghị các công ty nhỏ thiếu kỹ năng kế toán, thiếu nguồn lực và nhân sự có năng lực thường phải đối phó với những vấn đề khó khăn nhiều hơn là các công ty lớn. Nghiên cứu của Ủy ban chứng khoán và hối đoái Mỹ (2006) về mối quan hệ giữa đầu tư cho nghiên cứu phát triển và quy mô công ty, theo đó công ty có quy mô lớn thường đầu tư nhiều cho công tác nghiên cứu phát triển, do đó chất lượng hoạt động càng gia tăng
Cấu trúc vốn của công ty được đo bằng tỷ lệ nợ (D) tính trên tổng nguồn vốn:
Cấu trúc vốn = Tổng nợ Tổng nguồn vốn
Quản trị doanh nghiệp suy cho cùng đó là quá trình ra quyết định, thủ tục, thái độ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đạt được mục tiêu của mình. Do đó các công ty thường chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp, tính bền vững trong các hoạt động (Nirosha Hewa Wellalage, 2012). Theo Agrawal và Gort (1996, 2002) các công ty trưởng thành có nhiều kiến thức và kỹ năng hơn, tiếp thu kiến thức, kỹ năng thông qua hoạt động hàng ngày, thuê mướn và đào tạo nguồn lực. Tuy nhiên, sự trưởng thành
cũng có khi có ảnh hưởng xấu đến hoạt động tài chính của công ty do tính cứng nhắc và quán tính của công ty trưởng thành mang lại (Loderer và Waelchli, 2010), một trong những tác động lãi hóa nổi bật trong các công ty là máy móc thiết bị cũ kỹ, tăng trưởng thị trường sụt giảm. Nghiên cứu Tripasa và Gavetti (2000) cũng thừa nhận công ty trưởng thành giảm tính linh hoạt và sự thích nghi không muốn thay đổi. Tuy nhiên, gần đây Ariff và cộng sự (2007) lại nghiên cứu thấy mối quan hệ không đáng kể giữa thời gian hoạt động của công ty và xếp hạng quản trị công ty tại Malaysia. Do đó, luận văn sử dụng biến thời gian hoạt động liên tục của công ty là số năm tính từ lúc công ty thành lập đến hết năm 2012.
Tóm lại, các biến nghiên cứu được tóm tắt trong bảng 3.1:
Bảng 3.1: Tóm tắt các biến nghiên cứu
Biến Cách tính
Biến phụ thuộc
ROA Thu nhập ròng/Tổng tài sản ROE Thu nhập ròng/Vốn chủ sở hữu
lnTobin's Q
ln [(Tổng nợ + giá trị thị trường của vốn cổ phần+giá trị thị trường ước tính của vốn cổ phẩn ưu đãi)/Giá trị sổ sách của tổng tài sản] Đặc tính hội đồng quản trị (BCs) BC Số thành viên độc lập HĐQT/Tổng số thành viên HĐQT BS Tổng số thành viên HĐQT
BE Số thành viên có bằng tiến sĩ trong HĐQT/Tổng số thành viên HĐQT
BG Số thành viên nữ trong HĐQT/Tổng số thành viên HĐQT BY Độ tuổi bình quân của HĐQT
BN Số thành viên có quốc tịch nước ngoài/Tổng số thành viên HĐQT
BD Có giá trị bằng 0 nếu không kiêm nhiệm ngược lại bằng 1 Cấu
trúc sở hữu
OS Tỷ lệ phần trăm sở hữu do nhà nước nắm giữ OF Tỷ lệ phần trăm sở hữu của thành viên nước ngoài OM Tỷ lệ sở hữu tư nhân
OP Tỷ lệ sở hữu của thành viên HĐQT, BKS, BĐH và thân nhân Biến
kiểm soát
FS Ln (tổng tài sản) FD Nợ/tổng tài sản
FA Thời gian hoạt động liên tục
3.1.4. Mô hình nghiên cứu.
Mô hình nghiên cứu thể hiện ở khung lý thuyết của luận văn trong hình 3.1 như sau:
Đặc tính HĐQT (BCs): đại diện cho những cách thức ứng xử của HĐQT công ty cổ phần.
Cấu trúc sở hữu (OS): đại diện cho mức độ tập trung sở hữu công ty cổ phần theo nhóm cổ đông.
Đặc tính công ty (FC): đại diện cho một số đặc thù riêng biệt của công ty cổ phần.
Thành quả tài chính (FP): thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xét trên khía cạnh tài chính.
Hình 3.1: Khunglý thuyết của luận văn.
Từ mô hình lý thuyết nêu trên, mô hình nghiêncứu dự kiến của luận văn như sau:
Trong đó: BC: Thành phần HĐQT. Thành quả tài chính (FP) Đặc tính HĐQT (BCs) Thành phần của HĐQT (board composition).
Quy mô HĐQT (board size).
Sự đa dạng của HĐQT (board diversity). Sự kiêm nhiệm tổng giám đốc của chủ tịch HĐQT (board duality).
Cấu trúc sở hữu (OS)
Sở hữu công lớn.
Sở hữu ngoại quốc lớn.
Sở hữu tư nhân lớn.
Sở hữu có quyền quản trị.
Đặc tính công ty (FC)
Quy mô công ty.
Cấu trúc vốn của công ty.
Thời gian hoạt động liên tục của công ty trên thị trường.
ROA/ROE/lnTobin’s Q = + 1*BC+ 2*BS + 3*BE+ 4*BG+ 5*BY+ 6*BN + 7*BD+ 1*OS+ 2*OF+ 3*OP+ 4*OM+ 1*FS+
BS: Quy mô HĐQT.
BE: Trình độ học vấn HĐQT.
BG: Sự đa dạng về giới tính trong HĐQT. BY: Độ tuổi bình quân của HĐQT.
BN: Sự đa dạng về quốc tịch trong HĐQT.
BD: Sự kiêm nhiệm tổng giám đốc của Chủ tịch HĐQT. OS: Sở hữu công lớn.
OF: Sở hữu ngoại quốc lớn. OP: Sở hữu tư nhân lớn. OM: Sở hữu có quyền quản trị. FS: Quy mô công ty.
FD: Cấu trúc vốn của công ty.
FA: Thời gian hoạt động liên tục của công ty.